BẤT KHUẤT TRƯỜNG SA

Thứ tư - 02/04/2014 14:33   Đã xem: 456   Phản hồi: 0

Dù không nằm trong kế hoạch chiến lược ban đầu của cuộc Tổng tiến công mùa xuân năm 1975, nhưng khi thời cơ đến, nhờ nhận định đúng tình hình, Đại tướng Võ Nguyên Giáp và Quân ủy trung ương đã kịp thời kiến nghị Bộ Chính trị cho phép tiến công giải phóng quần đảo Trường Sa trước sự lăm le nhòm ngó của nước ngoài.

2 (1)
2 (1)

Từ bức “mật lệnh” của Đại tướng, các lực lượng Quân khu V hải quân, đặc công, đã thần tốc từ đất liền vượt biển khơi bao la, giải phóng hoàn toàn các đảo Trường Sa trước ngày giải phóng Sài Gòn. 
Từ đó đến nay, quân và dân trên các đảo của quần đảo Trường Sa cùng nhân dân cả nước vững vàng vượt qua mọi khó khăn, thử thách, nỗ lực không ngừng gìn giữ, bảo vệ và xây dựng quần đảo thiêng liêng nơi đầu sóng ngọn gió của Tổ quốc ngày càng vững mạnh.
Nhân Kỷ niệm 39 năm hoàn toàn giải phóng miền Nam thống nhất đất nước, nhabaothainguyen.vn trân trọng giới thiệu loạt phóng sự của phóng viên Văn phòng Hội Nhà báo Thái Nguyên về những đổi thay trong đời sống, sinh hoạt, sản xuất, chiến đấu của cán bộ, chiến sỹ và nhân dân trên các đảo thuộc quần đảo Trường Sa.

KỲ I- KHU DÂN CƯ VĂN HÓA ĐẢO SINH TỒN

Trong số các đảo thuộc quần đảo Trường Sa, Sinh Tồn là đảo nằm xa nhất về phía Bắc, cách Cam Ranh (Khánh Hòa) khoảng 330 hải lý, tức trên 600km. Đảo  có diện tích khoảng 42.000m², nằm trên bãi san hô ngập nước cách chân đảo từ 300 - 600m. 
Ở đảo không có nước ngọt, khí hậu nắng nóng kéo dài, thường xuyên phải chịu mưa bão không theo quy luật. Đảo Sinh Tồn có vị trí quan trọng trong cụm đảo phía Bắc. Được giải phóng ngày 27/4/1975, trong 39 năm qua, quân và dân trên đảo đã không quản khó khăn vất vả, vừa chống chọi với thiên nhiên, vừa sẵn sàng bảo vệ chiến đấu và xây dựng đã biến một hòn đảo hoang vu, hầu như không có cây cối, điều kiện sống rất khó khăn thành một xã đảo hiện đại. 

 
 Toàn cảnh đảo Sinh Tồn

Nằm giữa sóng gió đại dương, đảo Sinh Tồn nổi bật trên biển cả bằng màu xanh tươi mát của cây cối, khung cảnh hiền hòa thân thuộc như một làng biển yên bình và trù phú. 
Chị Trần Thị Kim Loan, khu dân cư đảo Sinh Tồn cho biết: - Cuộc sống nơi đầu sóng gió này tuy gian khổ vì môi trường sống khắc nghiệt nhưng tràn ngập tình cảm, từ tình làng nghĩa xóm, tình đoàn kết quân dân đến tình cảm gia đình thiêng liêng gắn bó.
Mặc dù điều kiện sinh hoạt, lao động sản xuất khó khăn hơn trong đất liền rất nhiều nhưng các hộ dân đều tự giác, tích cực tham gia phong trào Toàn dân đoàn kết xây dựng đời sống văn hóa ở khu dân cư trên đảo, vun đắp tình làng nghĩa xóm, chung tay làm vệ sinh môi trường.
 

Khu dân cư khang trang, sạch đẹp trên đảo Sinh Tồn

Mỗi căn hộ đều đầy đủ tiện nghi như những gia đình khá giá ở thành thị trong đất liền. Nhờ có hệ thống năng lượng từ mặt trời và gió nên người dân sử dụng được nhiều thiết bị điện phục vụ sinh hoạt hàng ngày như: nồi cơm, bình đun nước, quạt, điều hoà… , điện thoại, ti vi có 24/24 giờ, đời sống tinh thần được đảm bảo.  
Điều kiện sinh sống của nhân dân trên đảo khá đầy đủ, các hộ đều có nghề đánh bắt hải sản và tích cực trồng rau xanh, chăn nuôi gia súc, gia cầm. Thu nhập bình quân đạt mức trên 20 triệu/hộ/tháng.
Đến tháng 4/2014, Sinh Tồn là xã đảo đầu tiên của quần đảo Trường Sa cán đích Nông thôn mới với hệ thống hạ tầng hoàn thiện gồm: trạm xá, trường học, đường giao thông. Có thầy giáo từ đất liền ra, trẻ em trên đảo được học theo chương trình chuẩn của Bộ Giáo dục từ bậc Mầm non. 



 Trẻ em trên đảo Sinh Tồn được tạo điều kiện tốt nhất để học tập và vui chơi


Hình ảnh thân thương nhất của làng quê Việt Nam là ngôi chùa nhìn ra biển cả, mái ngói nâu sẫm dầu dãi nắng mưa hiên ngang giữa sóng gió đại dương. Như một biểu tượng cao đẹp về ý chí quyết tâm giữ vững chủ quyền lãnh thổ, đồng thời là một hình ảnh Trường Sa rất bình dị, đời thường, chùa Sinh Tồn sừng sững trước phong ba, sóng gió như cột mốc chủ quyền về tâm linh của người Việt, một điểm tựa tinh thần cho cán bộ, chiến sỹ và nhân dân nơi tiền tiêu của Tổ quốc.


 

Tác giả tại Chùa Sinh Tồn .


Thiếu tá Trịnh Công Lý, Chỉ huy trưởng kiêm Chủ tịch UBND xã đảo Sinh Tồn khẳng định: Tình đoàn kết quân dân được bộ đội và các hộ dân hết sức trân trọng. Các hộ dân sau mỗi chuyến ra biển đánh bắt hải sản, dù được ít hay nhiều đều góp chung, chia đều và tặng một phần cho bộ đội trên đảo. Về phía những người lính đảo, không chỉ giúp đỡ bà con thực phẩm, con giống gia súc, gia cầm để tăng gia sản xuất mà còn sẵn sàng giúp đỡ từ những việc nhỏ nhất như sửa điện nước, sửa sang lại vườn rau… Sức mạnh của ý chí, của tình đoàn kết quân dân là phép màu nhiệm tạo nên sức sống mãnh liệt cho đảo xa. Đảo Sinh Tồn không chỉ như một pháo đài vững chắc hiên ngang trên biển Đông, góp phần bảo vệ và gìn giữ chủ quyền biển đảo Việt Nam mà còn là một trong số ít những xã đảo sớm hoàn thành tiêu chí Nông thôn mới khi trên đảo có đầy đủ công trình dân sinh thiết yếu giúp người dân yên tâm sinh sống, phát triển kinh tế và sản xuất.
 
 

Giữa sóng gió đại dương, đảo Sinh Tồn bình yên như mỗi làng quê Việt.

Lưu Thị Bạch Liễu
Click để đánh giá bài viết

  Ý kiến bạn đọc

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

Thống kê truy cập

  • Đang truy cập77
  • Hôm nay25,946
  • Tháng hiện tại498,618
  • Tổng lượt truy cập17,428,576

Phóng sự

Xem thêm

Hình ảnh nổi bật

09/2023/NQ-HĐND

Nghị quyết ban hành Quy định nội dung, mức chi đối với tập thể, cá nhân đoạt giải trong kỳ thi, cuộc thi Quốc tế, Quốc gia thuộc lĩnh vực giáo dục - đào tạo, thể dục - thể thao, văn học- nghệ thuật, thông tin - truyền thông

Lượt xem:59 | lượt tải:16

274/TB-VPCP

Toàn văn kết luận của Thủ tướng tại buổi làm việc với Hội Nhà báo Việt Nam

Lượt xem:76 | lượt tải:20

mẫu 1

mẫu đơn đề nghị tặng kỷ niệm chương Vì sự nghiệp báo chí Việt Nam

Lượt xem:163 | lượt tải:43

73/KH-UBND

Kế hoạch Tổ chức Giải thưởng báo chí Huỳnh Thúc Kháng tỉnh Thái Nguyên lần thứ I - năm 2024

Lượt xem:174 | lượt tải:54

375/QĐ-TTg

Quyết định Về việc phê duyệt Điều lệ Hội Nhà báo Việt Nam

Lượt xem:194 | lượt tải:60

Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây