Bỡ ngỡ và cảm thông

Thứ sáu - 07/03/2014 14:25   Đã xem: 638   Phản hồi: 0

Tôi đã có 14 năm làm phóng viên tại Báo Thái Nguyên trước khi chuyển về Văn phòng Hội Nhà báo tỉnh. Vốn quen đi và viết, nhưng giờ chuyển sang làm công tác Hội thì công việc lại hoàn toàn mới mẻ, mọi việc tôi phải học từ đầu.

1 (1)
1 (1)


Tác giả tại phòng làm việc

Trước đây, mỗi khi tìm hiểu thông tin về cơ sở thì người đầu tiên mà tôi tiếp cận là Chánh Văn phòng, bởi người này sẽ nắm bắt tổng quan các hoạt động của đơn vị, từ lịch họp của lãnh đạo đến các công việc khác. Khi ấy, tôi biết rất ít về công tác văn phòng, nhiều khi điện thoại hẹn gặp, thấy họ rất bận rộn thì cũng không vui, thậm chí cánh phóng viên chúng tôi còn nói đùa: “gặp văn phòng khó hơn gặp lãnh đạo”. Nhưng điều đó giờ tôi đã hiểu và thông cảm với họ.
Năm 2013, từ báo Thái Nguyên tôi chuyển công tác sang Văn phòng Hội Nhà báo. Trong suy nghĩ của nhiều người cũng như suy nghĩ của tôi trước đó là làm văn phòng nhất là Văn phòng Hội thì sẽ không bận rộn lắm. Nhiều người còn nói, hội hè vui vẻ, chơi suốt mà. Nhưng khi chính thức nhận nhiệm vụ mới, tôi mới thấy thật nhiều bỡ ngỡ. Làm phóng viên thì sản phẩm độc lập, miễn sao có tin, bài đáp ứng yêu cầu của cơ quan, còn làm công tác văn phòng thì đòi hỏi phải quán xuyến, lo toan không chỉ công việc của cá nhân mình mà còn phải đôn đốc, giám sát công việc của người khác. Thói quen chỉ phải chịu trách nhiệm với công việc được giao của chính bản thân mình đã theo tôi hơn chục năm làm báo, vì thế thời gian đầu tôi chưa thật sự chú ý giám sát công việc của cán bộ, nhân viên trong văn phòng, không tránh khỏi những sơ suất không đáng có làm ảnh hưởng đến tiến độ công việc, thậm chí cả uy tín của cơ quan. Thay đổi một thói quen đã thành nếp đòi hỏi phải có một khoảng thời gian cần thiết.  
Một năm ở công việc mới, với tôi vẫn còn nhiều điều mới mẻ. Mỗi sơ suất dù đều được nghiêm túc suy xét rút kinh nghiệm nhưng rồi khi gặp tình huống khác lại vẫn lúng túng. Nhưng đổi lại, tôi đã được sống và làm việc trong môi trường thoải mái, được lãnh đạo và anh chị em trong cơ quan cảm thông, hướng dẫn tận tình nên trưởng thành hơn nhiều trong xử lý công việc, cả về chuyên môn nghề nghiệp và kỹ năng ứng xử. 
Làm công tác văn phòng nhưng tôi vẫn luôn tự nhủ dù công việc bận rộn đến mấy thì tôi cũng dành thời gian để đi cơ sở và viết báo, đó là niềm đam mê, là công việc đã theo tôi suốt mười mấy năm qua. Và điều quan trọng hơn là những tác phẩm báo chí của mình có diễn đàn để thể hiện, đó là Tạp chí Nhà báo Thái Nguyên và Website nhabaothainguyen.vn. Sau mỗi tác phẩm đăng tải, tôi lại có thêm niềm vui nho nhỏ và hứa với lòng mình sẽ cố gắng đóng góp công sức nhỏ bé của mình để Hội Nhà báo là mái nhà chung thật sự ấm cúng và muốn đến của những người làm báo.
Việt Hoa (Chánh Văn phòng Hội Nhà báo Thái Nguyên)
 
Click để đánh giá bài viết

  Ý kiến bạn đọc

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

Thống kê truy cập

  • Đang truy cập153
  • Hôm nay36,786
  • Tháng hiện tại763,711
  • Tổng lượt truy cập11,785,191

Phóng sự

Xem thêm

Hình ảnh nổi bật

Thông tin văn bản

Xem thêm

Văn bản số:1903/SNV-CCVC

Văn bản Số: 1903 /SNV-CCVC Về việc thực hiện Thông tư số 13/2022/TT-BTTTT ngày 26/8/2022 của Bộ trưởng Bộ TT và TT

Lượt xem:616 | lượt tải:106

Thông tư số :13/2022/TT-BTTTT

Thông tư số 13/2022/TT-BTTTT Quy định mã số, tiêu chuẩn chức danh nghề nghiệp và xếp lương đối với viên chức biên tập viên, phóng viên, biên dịch viên và đạo diễn truyền hình thuộc chuyên ngành thông tin và truyền thông

Lượt xem:300 | lượt tải:67

Kế hoạch số: 23/KH-HNB

KẾ HOẠCH TRIỂN KHAI PHONG TRÀO THI ĐUA “XÂY DỰNG MÔI TRƯỜNG VĂN HOÁ TRONG CÁC CƠ QUAN BÁO CHÍ VÀ VĂN HÓA CỦA NGƯỜI LÀM BÁO VIỆT NAM”

Lượt xem:384 | lượt tải:67

Ban hành theo Quyết định số: 70a/QĐ-HN

TIÊU CHÍ CƠ QUAN BÁO CHÍ VĂN HÓA VÀ VĂN HÓA CỦA NGƯỜI LÀM BÁO VIỆT NAM

Lượt xem:506 | lượt tải:91

mẫu 1-ĐƠN XIN GIA NHẬP HỘI NHÀ BÁO VIỆT NAM

ĐƠN XIN GIA NHẬP HỘI NHÀ BÁO VIỆT NAM - SƠ YẾU LÝ LỊCH

Lượt xem:385 | lượt tải:109

Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây