Chùa Sinh Tồn - điểm tựa tinh thần nơi biển cả

Thứ bảy - 25/01/2014 09:32   Đã xem: 628   Phản hồi: 0

“Mái chùa che chở hồn dân tộc”, ở giữa khơi xa, tiếng chuông chùa vang lên hồn Tổ quốc, khẳng định chủ quyền thiêng liêng không gì lay chuyển được…

Chùa Sinh Tồn - điểm tựa tinh thần nơi biển cả
Sau chuyến hải trình nhiều giờ vật lộn với sóng gió đại dương, mùi hương trầm lan tỏa phảng phất lẫn trong gió biển đã giúp chúng tôi nhanh chóng vượt qua cảm giác mệt mỏi vì say sóng. Ai nấy háo hức chuẩn bị đồ nghề để sẵn cho buổi tác nghiệp đầu tiên tại đảo xa.
Ngay từ cái nhìn đầu tiên, đảo Sinh Tồn (thuộc xã đảo Sinh Tồn, huyện Trường Sa, tỉnh Khánh Hòa) đã hiện lên rất đỗi thân quen, từ màu xanh tươi mát của bầu bí đang leo giàn đến ngôi chùa mái ngói cong cong cổ kính.
Như một biểu tượng cao đẹp về ý chí quyết tâm giữ vững chủ quyền lãnh thổ, đồng thời là một hình ảnh Trường Sa rất bình dị, đời thường,  chùa Sinh Tồn sừng sững trước phong ba, sóng gió như những cột mốc chủ quyền về tâm linh của người Việt, một điểm tựa tinh thần cho cán bộ, chiến sỹ và nhân dân nơi tiền tiêu của Tổ quốc.
Chùa Sinh Tồn được tu sửa lại theo phong cách truyền thống, một gian hai chái, dùng các loại gỗ quí xưa cha ông ta đóng thuyền vượt biển. Những pho tượng được chế tác công phu bằng đá quí. Trong khuôn viên chùa, có cây phong ba -  loại cây đặc trưng của quần đảo Trường Sa được trồng chính giữa sân và cây bồ đề – loài cây gắn liền với Phật giáo được đưa ra từ đất liền, đây là sắc thái riêng chỉ có ở chùa trên quần đảo Trường Sa.
Chùa có bài vị ghi danh sách 64 liệt sĩ hy sinh tại đảo Gạc Ma ngày 14.3.1988 và dành riêng một gian thờ để hương khói cho các liệt sĩ.
 
Đến với chùa, ai cũng có cảm giác trong lòng tĩnh lặng, ấm áp như đứng trên đất liền, nơi thờ cúng tổ tiên, ông bà, cha mẹ. Trong lòng mỗi người tràn ngập sự thanh thản, bình an. 
 
Chùa Sinh Tồn hướng về Thủ đô Hà Nội
Đại đức Thích Minh Huy, Trụ trì chùa Sinh Tồn cho biết: “ Chùa được trùng tu năm 2010, là điểm tựa tinh thần cho không chỉ quân, dân trên đảo mà còn cho cả ngư dân đánh bắt cá trên biển. Nhân dân đến chùa không chỉ vào ngày Rằm, Mồng Một mà mỗi khi tâm trạng bất an, có vướng mắc trong suy nghĩ cũng đến chùa tâm sự nhờ thầy giải đáp. Vào ngày nghỉ, bộ đội cũng thường đến thăm hỏi thầy và thắp hương cúng phật. Các đoàn công tác hoặc cán bộ chiến sỹ khi làm nhiệm vụ trên biển đều thắp hương cầu cho chuyến công tác suôn sẻ, hải lộ bình an.”
 
a1

Chia sẻ về việc phát nguyện ra đảo làm nhiệm vụ Phật sự, Đại đức Thích Minh Huy nói: “Người tu hành trước hết là một công dân của Tổ quốc , trong “Tứ trọng ân” của đạo Phật thì có “Ân quốc gia xã hội”, thầy tụng kinh Kim Quang Minh của Phật là để hộ quốc, hộ để bình an thái bình và tụng Phổ Môn gia hộ chúng sanh nói chung và riêng là anh em, cán bộ chiến sỹ đảo Sinh Tồn này và quần thể Trường Sa bình an, sức khỏe dồi dào để bảo vệ chủ quyền quần đảo Trường Sa”.
 
 
Đại đức Thích Minh Huy phát nguyện ra đảo làm nhiệm vụ Phật sự

Có ra đảo mới càng thêm hiểu, cảm thông và chia sẻ với những khó khăn của quân dân quần đảo Trường Sa, đặc biệt là trẻ em rất thiếu môi trường vui chơi giải trí, các thầy thường dành nhiều thời gian để cùng vui chơi với các em, dạy hiếu kính người trên, cách sống nhường nhịn lễ phép, nhân hậu…

Khác với ở đất liền, để phù hợp với giờ giấc sinh hoạt của bộ đội, chùa thường thỉnh chuông vào lúc 4h30 báo hiệu một ngày mới an lành và lúc 6 giờ tối khép lại sau một ngày làm việc mưu sinh, lòng người hướng thiện, chính nghĩa.
Ở nơi đầu sóng ngọn gió, ngôi chùa đối với quân và dân có một ý nghĩa đặc biệt, cuộc sống dẫu còn nhiều khó khăn nhưng khi nghe những câu kinh, câu kệ, tâm hồn dường như được thanh thản hơn. Bên cạnh đó, tiếng chuông chùa thân quen của mỗi làng quê đất Việt khiến đảo bớt cảm giác cô đơn giữa mênh mông sóng gió đại dương và càng thêm khẳng định đây là một phần ruột thịt không thể tách rời của Tổ quốc Việt Nam. 
 
 

Lưu Thị Bạch Liễu
Click để đánh giá bài viết

  Ý kiến bạn đọc

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

Thống kê truy cập

  • Đang truy cập123
  • Hôm nay13,742
  • Tháng hiện tại945,865
  • Tổng lượt truy cập11,967,345

Phóng sự

Xem thêm

Hình ảnh nổi bật

Thông tin văn bản

Xem thêm

Văn bản số:1903/SNV-CCVC

Văn bản Số: 1903 /SNV-CCVC Về việc thực hiện Thông tư số 13/2022/TT-BTTTT ngày 26/8/2022 của Bộ trưởng Bộ TT và TT

Lượt xem:628 | lượt tải:110

Thông tư số :13/2022/TT-BTTTT

Thông tư số 13/2022/TT-BTTTT Quy định mã số, tiêu chuẩn chức danh nghề nghiệp và xếp lương đối với viên chức biên tập viên, phóng viên, biên dịch viên và đạo diễn truyền hình thuộc chuyên ngành thông tin và truyền thông

Lượt xem:307 | lượt tải:69

Kế hoạch số: 23/KH-HNB

KẾ HOẠCH TRIỂN KHAI PHONG TRÀO THI ĐUA “XÂY DỰNG MÔI TRƯỜNG VĂN HOÁ TRONG CÁC CƠ QUAN BÁO CHÍ VÀ VĂN HÓA CỦA NGƯỜI LÀM BÁO VIỆT NAM”

Lượt xem:389 | lượt tải:70

Ban hành theo Quyết định số: 70a/QĐ-HN

TIÊU CHÍ CƠ QUAN BÁO CHÍ VĂN HÓA VÀ VĂN HÓA CỦA NGƯỜI LÀM BÁO VIỆT NAM

Lượt xem:509 | lượt tải:94

mẫu 1-ĐƠN XIN GIA NHẬP HỘI NHÀ BÁO VIỆT NAM

ĐƠN XIN GIA NHẬP HỘI NHÀ BÁO VIỆT NAM - SƠ YẾU LÝ LỊCH

Lượt xem:389 | lượt tải:112

Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây