Núi “hát”

Thứ hai - 10/02/2014 14:01   Đã xem: 512   Phản hồi: 0

Xây dựng nông thôn mới được bắt đầu từ nhận thức của người dân. Từ định hướng đúng của cơ quan chức năng kết hợp với tình yêu đất hay núi đá của nông dân đã viết nên những bài ca lao động, làm thay đổi diện mạo vùng núi và nâng cao đời cao đời sống của người dân.

1
1



Đoàn các nhà báo đi thực tế

* Bắt đầu từ xây dựng cơ cấu cây trồng thích hợp.


Thái Nguyên là tỉnh Trung du nằm ở phía đông bắc Việt Nam thuộc vùng trung du Miền núi bắc bộ. Với khí hậu được chia là 3 vùng; vùng lạnh tập trung ở phía bắc huyện Võ Nhai, vùng lạnh vừa ở huyện Định Hóa, Phú Lương và nam huyện Võ Nhai, vùng ấm huyện Đại Từ,  Đồng Hỷ, Phú Bình, Phổ Yên, thị xã Sông Công. Như vậy, khí hậu của tỉnh Thái Nguyên thuận lợi cho việc phát triển các ngành nông nghiệp. Trong cơ cấu kinh tế của tỉnh Thái Nguyên nông nghiệp chiếm 22% chủ yếu tập trung là các  cây lương thực chủ yếu như: lúa, ngô, khoai, sắn...cây công nghiệp và các cây ăn quả: nhãn, na, quýt, chuối...trong đó cây chuối là cây phổ biến nhất và có mặt ở cả 9/9 huyện, thành, thị của tỉnh Thái Nguyên bởi cây chuối có khả năng thích ứng rộng, dễ trồng, thời gian sinh trưởng ngắn, phù hợp với nhiều loại đất, ít sâu bệnh và ít chịu sự tác động của thời tiết nên rất phù hợp với điều kiện kinh tế cũng như tập quán canh tác của bà con nông dân.
 Hội Làm vườn tỉnh Thái Nguyên cùng với Hội làm vườn huyện Định Hóa chọn xã Phượng Tiến là nơi thực hiện mô hình trồng thâm canh chuối tiêu hồng theo hướng GAP.  Mục tiêu của mô hình nhằm bước đầu làm thay đổi suy nghĩ, nhận thức của người dân trong việc sử dụng  giống mới vào thực tế và hiệu quả của việc trồng cây ăn quả theo tiêu chuẩn VIETGAP. Thay đổi nếp nghĩ trong canh tác, hạn chế phá rừng, tạo cảnh quan môi trường mang tính bền vững. Giải quyết việc làm, nâng cao thu nhập cho người nông dân góp phần xóa đói giảm nghèo. Mô hình trồng thâm canh chuối tiêu hồng theo hướng GAP có tính thực thi cao và có hiệu quả để các hộ khác học tập và làm theo.
Giống chuối của dự án được cung cấp bởi Viện rau quả Gia Lâm, Hà Nội, là chuối tiêu hồng nhân giống bằng phương pháp nuôi cấy mô tế bào, có độ đồng đều, không có dấu hiệu bệnh lý, không trầy xước, không dập nát, màu sắc tươi sáng.  
86 hộ tham gia mô hình với tổng diện tích 4 ha, được tập huấn về quy trình kỹ thuật trồng, chăm sóc và biện pháp phòng trị bệnh trên cây chuối; được cấp giống chuối tiêu hồng tổng số cây phát cho các hộ  là 8.000 cây ( Nhà nước hỗ trợ 100%); được hỗ trợ 50% vật tư phân bón như đạm, lân, kali, thuốc bảo vệ thực vật.
 Tháng 6 năm 2013 Hội Làm vườn tỉnh Thái Nguyên tổ chức cho 30 hội viên Hội làm vườn  huyện Định Hóa tham quan học tập mô hình chuối tiêu hồng tại xã Bá Xuyên thị xã Sông Công và thăm chương xây dựng nông thôn mới tại xã Đồng Liên huyện Phú Bình tỉnh Thái Nguyên. Bên cạnh đó, Hội Làm vườn tỉnh Thái Nguyên  cùng với Hội Làm vườn huyện Định Hóa đi xuống từng hộ để kiểm tra và yêu cầu các hộ thực hiện đúng biện pháp kỹ thuật. Cán bộ kỹ thuật đi xuống từng hộ tham gia dự án hướng dẫn kỹ thuật cho  các hộ  tham gia mô hình như cách đào hố, trồng chuối và cách chăm sóc theo kỹ thuật. Qua quá trình thực hiện cho thấy mô hình trồng thâm canh chuối tiêu hồng phù hợp với điều kiện khí hậu và thổ nhưỡng. Các hộ tham gia gia mô hình có đủ trình độ để tiếp thu những tiến bộ khoa học kỹ thuật và đáp ứng được yêu cầu dự án đề ra. Cây chuối phát triển tốt, tỷ lệ sống đạt 98%, tính đồng đều cao. 100% cây đã đẻ nhánh.  
 Kết quả đó,  bước đầu làm thay đổi suy nghĩ, nhận thức của người dân trong việc sử dụng hiệu quả phân vào cải tạo đất và điều chỉnh được thời gian ra hoa của cây chuối; Thay đổi nếp nghĩ trong canh tác, hạn chế phá rừng, tạo cảnh quan môi trường mang tính bền vững; Giải quyết việc làm, nâng cao thu nhập cho người nông dân góp phần xóa đói giảm nghèo. Chị Đào Thị Dung, Chủ tịch Hội Làm vườn  tỉnh Thái Nguyên cho biết: Dự án không những chỉ đem lại hiệu quả kinh tế xã hội và môi trường cho các hộ hưởng lợi  từ dự án mà nó còn là mô hình để các hộ khác trong và ngoài vùng dự án làm theo  bởi dự án dễ được người dân tiếp thu, khả năng thực thi cao và có hiệu quả. Từ đó cho thấy: Mô hình trồng thâm canh chuối tiêu hồng theo hướng GAP đem lại hiệu quả kinh tế cao cho các hộ nông dân tại địa bàn tỉnh là một hướng đi đúng trong sự nghiệp xây dựng và phát triển nông thôn mới hiện nay, khả năng nhân rộng mô hình là rất cao.


* “Nỗi buồn” mang tên giá rét


Ngay từ 10/1/2014, khi Tết Nguyên đán đang tới dần, Hội Nhà báo Thái Nguyên phối hợp cùng Hội Làm vườn tỉnh, tổ chức cho các nhà báo đi thực tế về mô hình cây ăn quả và chăn nuôi tại xã Phượng Tiến và xã Trung Lương huyện Định Hóa. Đoàn gồm 25 nhà báo thuộc 6 cơ quan báo chí trung ương, ngành và địa phương. Vì đi vào vùng sâu, nên đoàn phải đi bộ rất nhiều. Khi đến những gia đình đang trồng chuối tiêu hồng theo mô hình đầu tư của Hội làm vườn, tất cả các nhà báo không khỏi ái ngại khi rét sương muối đã làm hàng mẫu chuối tiêu hồng đang trổ buồng vàng hết lá. Những buồng chuối non như run rẩy trong giá rét, báo hiệu không thể dâng những trái chuối căng tròn khi xuân về. Đến gia đình anh Nguyễn Xuân Huy, xóm Đình; gia đình anh Nguyễn Văn Tý xóm Tổ cùng ở xã Phượng Tiến, mọi người đều buồn trước cảnh như vậy. Chỉ khi đến gia đình anh Hoàng văn Cửu xóm Bình Định 2 xã Trung Lương, một mô hình trồng táo, mọi người mới có vẻ phấn chấn khi tận mắt ngắm nhìn những cành táo xum xuê, trĩu quả ngọt ngon. Đặc biệt, trên đường đi xã Trung Lương, gặp một gia đình đang thu hoạch khoai tây, khi biết muốn mua thì phải xuống ruộng tự nhặt khoai, các nhà báo đã tràn xuống ruộng tung tăng chọn khoai như trẻ nhỏ. Một niềm vui giản dị, đơn sơ dâng tràn lòng người. Sau bao nhiêu ngày miệt mài tác nghiệp với áp lực công việc đè nặng, các nhà báo mới được “xả” thật thỏa thích.



Vườn chuối đang trổ bị sương muối.

* “yêu” đất,  núi đá cất lời ca.


Anh Nguyễn Văn Thanh (Tức Hanh) ở xóm Trung Lương 2, quê gốc ở Thái Bình. Vì kinh tế khó khăn, anh phải bươn chải khắp nơi buôn bán. Rồi một lần đến Trung Lương, nhìn cảnh núi đá chập trùng với những khe nước róc rách, vốn là một nông dân, anh thấy tiếc đất bỏ hoang đến nao lòng. Những năm 1990, anh quyết định một mình lên Trung Lương mua đất, rồi thuê đất để trồng rừng, chặn khe làm ao thả cá. Cơ may đến với anh,  khi Hội làm vườn của xã triển khai chương trình đầu tư cho cây chuối tiêu hồng, anh đăng ký trồng đến 2 mẫu. Ngoài ra, anh còn dành khá nhiều diện tích để trồng cây chuối tây. Anh bảo: Tôi trồng chuối tây, vì một tuần cần một xe công nông chuối làm thức ăn cho đám lợn mán; lợn rừng đang nuôi. Thêm nữa cũng cần lá chuối cho cá ăn thêm. Ngoài ra, còn xen canh dưới chuối là cây chè, khi thu hoạch chuối là chè phát triển. Tôi còn thuê thêm đất để trồng rừng. Cứ thế, lấy ngắn nuôi dài, xen canh hợp lý nên tôi cũng giải quyết được phần lớn khó khăn về nguồn vốn phát triển sản xuất.
Đến thăm nhà anh Thanh, cùng chúng tôi có đồng chí Hoàng Văn Sơn, Phó Chủ tịch UBND huyện Định Hóa.  Trong một khuôn viên rộng, phẳng theo chân núi là một ngôi nhà cấp 4. Trước nhà là hàng chanh trĩu quả chín vàng. Dưới đó là ao cá nước cao tận mép. Chúng tôi tận mắt chứng kiến đàn lợn mán, lợn rừng lai chừng hơn 20 con đang quần nhau trong khoảng đất rộng, được chăng lưới kỹ lưỡng. Bên cạnh là chuồng chó, với hàng chục con, to như giống Béc Giê.  Phía dưới là ao cá to. Anh Thanh giới thiệu: Hiện nay tôi đang trồng 1ha rừng; 1,5 ha cây ăn quả; 2 mẫu chuối tiêu hồng và có 1ha ao thả cá. Cá dưới ao chủ yếu là trắm cỏ, có con nặng đến 6 kg. Hôm nào tháo nước, dọn ao mời các nhà báo lên thực tế rồi thưởng thức cá luôn nhé.  Anh Bẩy, phó chủ tịch Hội làm vườn huyện Định Hóa trên đường đi đã cho chúng tôi biết:” Mô hình kinh tế tổng hợp như gia đình anh Thanh chưa cho hiệu quả kinh tế cao như các mô hình khác ở vùng đồng bằng, nhưng ở địa bàn miền núi thì đây thực sự là tấm gương cần được cổ vũ, động viên kịp thời để tạo sự lan tỏa trong vùng. Núi nhiều, đá nhiều vì thế tập tục cũ ở đây là chặt cây trỉa ngô, thung lũng nào bằng phẳng đất tốt thì làm lúa nương. Vì thế một điển hình lao động như anh Thanh, san núi đá, cải tạo đất trồng rừng, trồng chuối, dựa vào nguồn thức ăn sẵn có trong thiên nhiên để nuôi cá, nuôi lợn, biến một vùng sâu hoang sơ thành nơi trù phú, kéo được đông dân cư là rất quý. Bà con trong khu vực cũng đang đề nghị anh Thanh, giúp họ làm thủ tục đề nghị thành lập Hợp tác xã đấy nhà báo ạ”.
Nhìn những nải chuối tiêu hồng rất to, quả nào cũng đẫy đã được xếp trong buồng chờ chín, lòng chúng tôi trào lên cảm xúc: Trải qua bao nắng mưa, vất vả người nông dân mới được thu hoạch thành quả, nhưng lại phải vận chuyển rất xa mới đến được trung tâm huyện. Trái chuối được sản xuất sạch, mong sao bán được giá như người tiêu dùng vẫn mua.
Thay đổi nhận thức của người dân, biết áp dụng khoa học kỹ thuật thúc đẩy phát triển kinh tế, từ đó nâng cao mức thu nhập là đích đến của chương trình xây dựng nông thôn mới. Còn với người nông dân ở mảnh đất trung Lương 2, từ mô hình của gia đình anh Nguyễn Văn Thanh, đã giúp họ hiểu rằng: Cứ tận lực, tận tâm và hết lòng yêu đất thì núi đá cũng sẽ cất lên những lời ca đẹp./.
Kim Quy - Hội Nhà báo
Click để đánh giá bài viết

  Ý kiến bạn đọc

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

Thống kê truy cập

  • Đang truy cập89
  • Hôm nay26,012
  • Tháng hiện tại498,684
  • Tổng lượt truy cập17,428,642

Phóng sự

Xem thêm

Hình ảnh nổi bật

09/2023/NQ-HĐND

Nghị quyết ban hành Quy định nội dung, mức chi đối với tập thể, cá nhân đoạt giải trong kỳ thi, cuộc thi Quốc tế, Quốc gia thuộc lĩnh vực giáo dục - đào tạo, thể dục - thể thao, văn học- nghệ thuật, thông tin - truyền thông

Lượt xem:59 | lượt tải:16

274/TB-VPCP

Toàn văn kết luận của Thủ tướng tại buổi làm việc với Hội Nhà báo Việt Nam

Lượt xem:76 | lượt tải:20

mẫu 1

mẫu đơn đề nghị tặng kỷ niệm chương Vì sự nghiệp báo chí Việt Nam

Lượt xem:163 | lượt tải:43

73/KH-UBND

Kế hoạch Tổ chức Giải thưởng báo chí Huỳnh Thúc Kháng tỉnh Thái Nguyên lần thứ I - năm 2024

Lượt xem:174 | lượt tải:54

375/QĐ-TTg

Quyết định Về việc phê duyệt Điều lệ Hội Nhà báo Việt Nam

Lượt xem:194 | lượt tải:60

Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây