Sách, báo: Món ăn tinh thần không thể thiếu ở Trường Sa

Thứ hai - 10/02/2014 13:59   Đã xem: 617   Phản hồi: 0

Xây dựng nông thôn mới được bắt đầu từ nhận thức của người dân. Từ định hướng đúng của cơ quan chức năng kết hợp với tình yêu đất hay núi đá của nông dân đã viết nên những bài ca lao động, làm thay đổi diện mạo vùng núi và nâng cao đời cao đời sống của người dân.

ANH 1
ANH 1
Nằm trên sàn tàu trong gió cấp 7 cấp 8, giật cấp 9, tôi bị cả giá sách đổ đè kín người suốt nhiều tiếng đồng hồ. Không thể nhúc nhích ngồi dậy, gối đầu lên những cuốn sách ướt mèm vì nước biển mặn tràn ngập vào phòng, tôi đã được đọc những lá thư học sinh gửi ra đảo, cả những lá thư chan chứa tình cảm của bạn gái Trung úy Dương viết bằng màu mực tím. Rất nhiều sách quý và tác phẩm văn học kinh điển trong và ngoài nước đã giúp tôi vợi đi những lo ngại về khó khăn vất vả của chuyến hải trình. Phải tận cuối đợt công tác, tức là hơn 20 ngày sau, tôi mới đủ sức khỏe và thời gian để sắp xếp lại giá sách gọn ghẽ như cũ để trả lại phòng cho đồng chí Dương. 
Sau đó, được tiếp xúc với bộ đội Trường Sa, tôi đều thấy cán bộ, chiến sỹ rất mê sách báo.



Sách báo- món ăn tinh thần không thể thiếu ở Trường Sa.


Trung tá Đoàn Văn Hành- Phó Chỉ huy trưởng Cụm chiến đấu 3 - đảo Song Tử Tây, đã có cả chục năm công tác tại các đảo, tâm sự thói quen đọc sách báo hình thành từ trong môi trường quân ngũ. Đối với bộ đội ở biển đảo, đọc sách không chỉ là thú vui mà còn là nhu cầu rất cần thiết, đặc biệt là vào mùa biển động, sóng radio, sóng T.V chập chờn thì sách báo là người bạn chung thủy.


 Bộ đội say mê đọc sách báo tại Phòng Hồ Chí Minh đảo Song Tử Tây

Thượng tá Nguyễn Trọng Bình- Bí thư Đảng ủy- Chính trị viên đảo Song Tử Tây cho biết: Phòng Hồ Chí Minh là trung tâm giáo dục chính trị, tư tưởng; đồng thời là nơi tổ chức sinh hoạt nâng cao đời sống văn hoá, tinh thần cho bộ đội. Với hàng ngàn đầu sách, báo phong phú về thể loại, đa dạng về thông tin, Phòng Hồ Chí Minh là trung tâm kiến thức của đảo, là nguồn tư liệu quý giá giúp cán bộ, chiến sĩ cập nhật thông tin và tích lũy kiến thức để làm phong phú thêm tri thức trong thời gian thực hiện nghĩa vụ quân sự trên đảo, từ kho kiến thức này, có thể nắm bắt và hiểu rõ hơn về chuyên ngành trong quân đội, hoàn thành tốt nhiệm vụ. 
Theo đánh giá của Thượng tá Nguyễn Trọng Bình: Hoạt động của Phòng Hồ Chí Minh được duy trì rất nề nếp và phát huy hiệu quả. Nhờ sự quan tâm của đất liền, các đầu sách báo được gửi theo tàu bổ sung thường xuyên nên cơ bản đáp ứng tốt đời sống tinh thần cho bộ đội. Phòng Hồ Chí Minh nâng cao văn hóa đọc, bộ đội tranh thủ ngày nghỉ, giờ nghỉ tham gia rất tích cực, còn mượn sách về đơn vị để tranh thủ đọc lúc rảnh rỗi. Sách báo không chỉ làm phong phú đời sống tinh thần mà còn cung cấp nhiều kiến thức giúp chiến sỹ dễ dàng hội nhập với cuộc sống sau khi xuất ngũ. 


Phòng Hồ Chí Minh với hàng nghìn đầu sách, là trung tâm kiến thức của đảo

 
Lưu Thị Bạch Liễu
Click để đánh giá bài viết

  Ý kiến bạn đọc

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

Thống kê truy cập

  • Đang truy cập90
  • Hôm nay6,404
  • Tháng hiện tại607,011
  • Tổng lượt truy cập17,536,969

Phóng sự

Xem thêm

Hình ảnh nổi bật

09/2023/NQ-HĐND

Nghị quyết ban hành Quy định nội dung, mức chi đối với tập thể, cá nhân đoạt giải trong kỳ thi, cuộc thi Quốc tế, Quốc gia thuộc lĩnh vực giáo dục - đào tạo, thể dục - thể thao, văn học- nghệ thuật, thông tin - truyền thông

Lượt xem:62 | lượt tải:16

274/TB-VPCP

Toàn văn kết luận của Thủ tướng tại buổi làm việc với Hội Nhà báo Việt Nam

Lượt xem:80 | lượt tải:20

mẫu 1

mẫu đơn đề nghị tặng kỷ niệm chương Vì sự nghiệp báo chí Việt Nam

Lượt xem:167 | lượt tải:44

73/KH-UBND

Kế hoạch Tổ chức Giải thưởng báo chí Huỳnh Thúc Kháng tỉnh Thái Nguyên lần thứ I - năm 2024

Lượt xem:175 | lượt tải:55

375/QĐ-TTg

Quyết định Về việc phê duyệt Điều lệ Hội Nhà báo Việt Nam

Lượt xem:199 | lượt tải:61

Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây