Sự dịu dàng, chân thành, độ lượng là lợi thế!

Thứ sáu - 07/03/2014 14:18   Đã xem: 745   Phản hồi: 0

Nhân kỷ niệm Ngày Quốc tế phụ nữ 8/3, nhabaothainguyen.vn đã có cuộc trao đổi với nhà báo Vi Thu Lan, Trưởng phòng Bạn đọc- Tư liệu, Báo Thái Nguyên về kinh nghiệm khi đi tác nghiệp tại cơ sở và hướng dẫn, dìu dắt phóng viên mới vào nghề.

3
3


Nhà báo Vi Thu Lan (ngoài cùng bên phải) nhận giải B cuộc thi Đưa Nghị quyết Đảng bộ tỉnh vào cuộc sống năm 2013

NBTN: - Thưa chị, là một trong những nhà báo kỳ cựu của làng báo chí Thái Nguyên, hẳn chị có không ít bài học kinh nghiệm khi đi tác nghiệp tại đơn vị, cơ sở?


Nhà báo Vi Thu Lan:
- Bài học đầu tiên cũng là kỷ niệm để đời của tôi là khi tôi vào nghề được khoảng một tháng thì được cử đi cơ sở viết bài về hoạt động thu- chi ngân sách 6 tháng đầu năm của tỉnh. Lúc ấy tôi còn rất trẻ, kinh nghiệm nghề nghiệp chưa có; sự am hiểu về ngành tài chính lại càng không, vì tôi là dân văn khoa. Do đó, tôi rất bỡ ngỡ và lo ngại vì  không biết phải hỏi từ đâu: hỏi cái gì?
Lại tiếp đến một tuần sau đó, tôi lại được phân công đi Phú Bình viết về hoạt động cung ứng phân bón phục vụ sản xuất nông nghiệp, tôi lại càng “ hoảng” vì lại thêm một lĩnh vực mới mẻ chưa hiểu gì mà lại phải viết. Lúc đó, tôi lại còn giấu “dốt”, không dám khỏi ai và cứ thầm lặng đi cơ sở. Khi làm việc, chắc thấy tôi lúng túng nên ông Giám đốc Trạm Vật tư nông nghiệp Phú Bình lúc đó đã ân cần thông tin, chỉ bảo cho tôi rất nhiều vấn đề, kể cả giảng giải cho tôi những thuật ngữ riêng của ngành một cách tỉ mỉ để tôi có thể hoàn thiện một bài báo. 
Sau lần đó tôi đã nhận ra rằng, phóng viên khi tác nghiệp tại cơ sở, trước tiên cần phải tìm hiểu rõ nơi mình đến viết. Nếu là cơ quan, đơn vị thì ít nhất cũng phải hiểu được chức năng, nhiệm vụ của cơ quan ấy làm gì; nếu viết về con người cụ thể thì ít nhất cũng phải hiểu được sơ bộ về con người ấy (ví dụ như tính cách; đang làm gì; có thành tích ở lĩnh vực nào…). Qua đó, phóng viên đi cơ sở sẽ rất tự tin và tập trung vào khai thác những thông tin cần thiết, tránh được tình trạng khi đạt bút viết thì cái cần để viết thì không có mà toàn những nội dung không cần thì lại hỏi. Sự am hiểu của phóng viên về lĩnh vực mình định viết, về con người minh định phỏng vấn không những tạo thiện cảm, sự tin tưởng cho đối tượng tiếp mình, mà họ sẽ cảm thấy được chia sẻ và cởi mở hơn để cung cấp thông tin cho mình. 
Một kinh nghiệm rút ra từ bản thân và các đồng nghiệp nữa là: Nhà báo phải hiểu biết rộng để nhận biết, chọn lọc thông tin và phản ánh thông tin qua lăng kính nhà báo một cách chân thực. Đối với nhà báo, nhất là với những người không được đào tạo chuyên ngành báo chí, việc tích lũy kiến thức và kinh nghiệm cuộc sống là rất quan trọng, để viết được nhiều lĩnh vực, đòi hỏi  phải  tự tìm hiểu nhiều ngành, lĩnh vực; đọc nhiều để tích lũy vốn từ; học hỏi cách viết trên các tờ báo có uy tín để rút ra phương pháp thể hiện một tác phẩm báo chí dù chỉ là một cái tin ngắn. Đồng thời phải chịu khó đi cơ sở; có sự đam mê nghề nghiệp. Có như vậy mới có vốn sống thực tế và phát hiện được nhiều đề tài báo chí hay. Bản thân tôi 25 năm theo dõi  rất nhiều ngành và nhiều lĩnh vực nhưng vẫn phải đọc, nghiên cứu thật kỹ trước khi  đi cơ sở để viết, bất kể  dù đó chỉ là một cái tin. Việc nhà báo viết đúng, chính xác chính là tạo sự tin cậy cho cơ sở và cho bạn đọc và mới mong được cơ sở tiếp đón chu đáo những lần sau.
Hình ảnh của nhà báo khi tiếp xúc với đơn vị, cơ sở cũng rất quan trọng. Chỉ khi tạo được ấn tượng tốt, gây được niềm tin thì công việc mới thuận lợi. Theo kinh nghiệm của tôi, nhà báo cần chú ý mặc trang phục phù hợp, thích nghi với hoàn cảnh, giản dị nhưng lịch sự , tránh lạc lõng. Thái độ điềm đạm, chân thành và thân thiện của nhà báo sẽ luôn tạo được ấn tượng tốt khi đi tác nghiệp.

NBTN:- Những bài học kinh nghiệm đó hẳn đã giúp nhiều phóng viên trẻ trưởng thành trong nghề nghiệp?

Nhà báo Vi Thu Lan:


- Nhiều năm vừa làm công tác chuyên môn vừa quản lý, tôi đã rút kinh nghiệm nghề nghiệp từ bản thân và qua đồng nghiệp để có phương pháp hướng dẫn giúp đỡ phóng viên trẻ đạt hiệu quả nhất: Đó là xuất phát từ sự gần gũi, nhiệt tình, tâm huyết, sự chân thành của chính bản thân; thông cảm, hết lòng chia sẻ, chỉ bảo cho phóng viên. 
 Muốn hướng dẫn phóng viên, trước tiên tôi thường xem xét khả năng, năng lực thể hiện, thế mạnh, tính cách của từng người để có phương pháp hướng dẫn và giao việc phù hợp. Khi đi viết bài, tôi luôn nhắc nhở phóng viên phải tìm hiểu qua nhiều kênh thông tin để am hiểu về vấn đề mình định viết; phải chuẩn bị tốt đề cương để chủ động khai thác thông tin. Bên cạnh đó cũng phải đưa ra nhiều phương án để “đối phó” với nhiều tình huống có thể xảy ra khi đi cơ sở. Vì thực tế cuộc sống luôn mới mẻ, đòi hỏi phóng viên phải nhanh nhậy phát hiện vấn đề mới, trong khi đó đề cương chỉ mang tính định hướng.
Phóng viên mới vào nghề nếu không có người hướng dẫn thì rất khó làm quen và hoàn thành công việc, vì thế tôi luôn giữ thái độ chân tình, cởi mở để các phóng viên trẻ dễ tiếp thu, không ngại khi hỏi mình. Hầu hết những bài học kinh nghiệm từ tác nghiệp, những hiểu biết về lĩnh vực theo dõi tôi đều truyền đạt cho anh em với một mong muốn mọi người đều giỏi nghề, có kiến thức để khi cần là có thể yên tâm giao việc cho họ.

NBTN:- Là nhà báo nữ thành công trong nghề nghiệp, xin chị có đôi lời khuyên dành riêng cho các nữ phóng viên trẻ?

Nhà báo Vi Thu Lan:


- Trong hoạt động báo chí, tôi thấy đội ngũ nhà báo nữ yêu nghề, nhiệt tình, tác nghiệp xông xáo hơn nam giới. Đó là điểm mạnh nhưng cũng phần nào làm mất "nữ tính", theo tôi, nhà báo nữ cần biết chừng mực khi tiếp xúc cơ sở, chú ý đến lời ăn tiếng nói, thái độ ứng xử để vừa hoàn thành được nhiệm vụ của mình, vừa xây dựng được hình ảnh đẹp của người phụ nữ làm báo trước công chúng. Sự dịu dàng, chân thành, độ lượng là một lợi thế của phụ nữ, các nhà báo nữ không nên bỏ qua để tạo cơ hội thành công trong công việc và cuộc sống.

- Xin cảm ơn chị về cuộc trao đổi thú vị này!
Click để đánh giá bài viết

  Ý kiến bạn đọc

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

Thống kê truy cập

  • Đang truy cập60
  • Máy chủ tìm kiếm1
  • Khách viếng thăm59
  • Hôm nay4,622
  • Tháng hiện tại528,849
  • Tổng lượt truy cập17,458,807

Phóng sự

Xem thêm

Hình ảnh nổi bật

09/2023/NQ-HĐND

Nghị quyết ban hành Quy định nội dung, mức chi đối với tập thể, cá nhân đoạt giải trong kỳ thi, cuộc thi Quốc tế, Quốc gia thuộc lĩnh vực giáo dục - đào tạo, thể dục - thể thao, văn học- nghệ thuật, thông tin - truyền thông

Lượt xem:60 | lượt tải:16

274/TB-VPCP

Toàn văn kết luận của Thủ tướng tại buổi làm việc với Hội Nhà báo Việt Nam

Lượt xem:77 | lượt tải:20

mẫu 1

mẫu đơn đề nghị tặng kỷ niệm chương Vì sự nghiệp báo chí Việt Nam

Lượt xem:163 | lượt tải:43

73/KH-UBND

Kế hoạch Tổ chức Giải thưởng báo chí Huỳnh Thúc Kháng tỉnh Thái Nguyên lần thứ I - năm 2024

Lượt xem:174 | lượt tải:54

375/QĐ-TTg

Quyết định Về việc phê duyệt Điều lệ Hội Nhà báo Việt Nam

Lượt xem:195 | lượt tải:60

Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây