TỔ QUỐC NƠI ĐẦU SÓNG

Thứ tư - 04/12/2013 09:18   Đã xem: 554   Phản hồi: 0

KỲ V- TRƯỜNG SA (kỳ cuối)

TỔ QUỐC NƠI ĐẦU SÓNG
2013 01 02 14 47 57

Hải trình tàu HQ 996 suốt 25 ngày đến với những cái tên rất đỗi thân thuộc gần gũi mà nổi tiếng của phía Bắc huyện đảo Trường Sa. Mỗi cái tên là một kỷ niệm, mỗi cái tên đều để lại ấn tượng sâu sắc trong lòng những người làm báo chúng tôi về cuộc sống, sinh hoạt, và ý chí kiên cường của quân và dân đang bám biển, bám đảo bảo vệ chủ quyền biển đảo thiêng liêng. Những đảo chìm Đá Nam, Đá Thị, Đá Lớn, những đảo nổi Song Tử Tây, Sơn Ca, Nam Yết như khắc in vào tâm trí chúng tôi tình yêu thương biển đảo, yêu thương những người đang ngày đêm hiên ngang, vững vàng như những ngọn hải đăng ngày đêm canh giữ biển đảo. Suốt cuộc hải trình 25 ngày không chỉ là tình cảm của chúng tôi với quân và dân những đảo chúng tôi đến mà còn là tình cảm của các nhà báo với cán bộ chiến sỹ tàu HQ 996, tình cảm của đồng nghiệp trên chuyến tàu, để hiểu người hiểu nghề và tự nhắc mình, tự nhìn lại mình để sống có trách nhiệm hơn với tổ quốc, với biển đảo quê hương. Trong suốt chuyến đi các nhà báo đã viết hàng trăm phóng sự và chụp hàng nghìn bức ảnh về cuộc sống, sinh hoạt của quân và dân biển đảo, về sự sinh sôi của cây lá Trường Sa. Mỗi bài viết, mỗi tấm ảnh được gửi vào tất cả tình yêu thương, trân trọng, cảm phục và tự hào về đất nước, con người Việt Nam. Như nhà báo Minh Thông – Báo Nghệ An, mặc dù đã chuẩn bị bước sang tuổi 60, song được ra Trường Sa lần này là cả một sự háo hức phấn khởi. Vì vậy mà trong suốt chuyến hải trình 25 ngày đến với Trường Sa lần này, tất cả cuộc sống của quân và dân trên các đảo đã qua đều được ông ghi lại với hàng nghìn bức ảnh đầy ý nghĩa. Và theo ông thì đó là một tài sản vô cùng quý giá không dễ gì có được trong suốt cuộc đời làm báo của mình. Còn đối với nhạc sĩ Huỳnh Liên, thành viên Hội nhạc sĩ Việt Nam trong chuyến ra Trường Sa lần này luôn trào dâng nhiều cung bậc cảm xúc. Với cây đàn ghi ta luôn mang theo mình, dường như ở mỗi đảo sau khi được đến thăm và cảm nhận ông đều có bài hát riêng để dành tặng như bài “Đêm Sơn Ca”, “Nam Yết đảo nhỏ yêu thương”…và bài hát “Trường Sa – Tổ quốc nơi đầu sóng” của ông đã ra đời có lẽ không chỉ là cảm nhận của riêng nhạc sĩ Huỳnh Liên, mà còn là cảm nhận chung của mỗi người khi đến với Trường Sa thân yêu. Đối với những nhà báo của Đài PT - TH Thái Nguyên như chúng tôi thì chuyến đi là cả một niềm vinh dự và tự hào lớn, càng tự hào hơn khi được gặp những người con của đất Thái Nguyên đang canh giữ biển đảo nơi đây. Đó là người chính trị viên cụm chiến đấu 2 của đảo Song Tử Tây – Trung tá Đỗ Duy Quảng quê ở huyện Phú Bình. Đại úy Vũ Khánh Cường – Bệnh xá trưởng của đảo Sơn Ca quê ở thị trấn Hùng Sơn, huyện Đại Từ; Thượng úy Nguyễn Anh Tuấn ở phường Phú Xá, TP Thái Nguyên. Tất cả các anh, những người con quê hương gang thép vẫn luôn phát huy truyền thống quê hương anh hùng, vững chãi như cây phong ba giữa đảo xa đã và đang cùng đồng đội cống hiến sức mình cho sự nghiệp bảo vệ biển đảo thiêng liêng của tổ quốc. Trường Sa có muôn vàn điều để nói, biết bao kỉ niệm để ghi: một tiếng chuông chùa vẳng nghe giữa muôn trùng biển cả, những đứa trẻ ríu rít vui đùa bên cột mốc chủ quyền trên đảo, một giàn bầu trĩu quả, những cây bàng vuông xanh mướt, cây hoa muống biển hàng trăm năm tuổi trên đảo Sơn Ca, những chú bò bình thản gặm cỏ gần lối vào Chùa Song Tử Tây, một áng hoàng hôn trên đảo chìm, những ngọn hải đăng vững vàng trước biển, những người con quê hương Gang thép Thái Nguyên nơi đảo xa đón tết, những đêm giao lưu văn nghệ ấm tình quân dân và hình ảnh những chiến sĩ tuần tra canh giữ biển đảo… Tất cả những điều đó thật gần gũi, thân thương, gắn kết đất liền với đảo xa thân yêu.
 


Trường Sa nơi ấy không chỉ là nắng, là gió, là bão, giông, là sóng lớn bạc đầu, mà Trường Sa còn là tình yêu của người lính đảo với biển trời thiêng liêng của tổ quốc, còn là tình cảm ấm áp của đất liền với đảo xa, là cuộc sống tươi đẹp của quần đảo bình yên với bạt ngàn cây lá, của thế đứng vững chãi hiên ngang của cây phong ba, cây bàng vuông như những người lính biển đang ngày đêm đương đầu với bão tố, phong ba. Tạm biệt Trường Sa sau gần 1 tháng lênh đênh trên sóng nước Biển Đông, chúng tôi càng cảm phục hơn về nghị lực, sự gan dạ, kiên cường và cả những hy sinh thầm lặng của những người lính đảo. Cả nước vì Trường Sa, những người lính Trường Sa cũng đang vì cả nước, ngày đêm chắc tay súng gìn giữ, bảo vệ nguyên vẹn chủ quyền biển, đảo thiêng liêng của Tổ quốc. Tôi đã ra Trường Sa và vẫn mong có ngày được trở lại nơi đây để cảm nhận nhiều hơn về con người và sóng gió Trường Sa, để được tiếp tục thấy sự đổi thay nơi phên dậu bờ cõi non sông đất Việt. Vẫn thấy gần lắm Trường Sa - phần Tổ quốc nơi trập trùng mây nước luôn hiển hiện trong trái tim tôi với vẻ đẹp can trường, dầu dãi. Vẻ đẹp Trường Sa, vẻ đẹp Tổ quốc nơi đầu sóng./.
 



Nam Hải

                                                               Đài Phát thanh – Truyền hình Thái Nguyên
Click để đánh giá bài viết

  Ý kiến bạn đọc

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

Thống kê truy cập

  • Đang truy cập63
  • Máy chủ tìm kiếm6
  • Khách viếng thăm57
  • Hôm nay5,445
  • Tháng hiện tại606,052
  • Tổng lượt truy cập17,536,010

Phóng sự

Xem thêm

Hình ảnh nổi bật

09/2023/NQ-HĐND

Nghị quyết ban hành Quy định nội dung, mức chi đối với tập thể, cá nhân đoạt giải trong kỳ thi, cuộc thi Quốc tế, Quốc gia thuộc lĩnh vực giáo dục - đào tạo, thể dục - thể thao, văn học- nghệ thuật, thông tin - truyền thông

Lượt xem:62 | lượt tải:16

274/TB-VPCP

Toàn văn kết luận của Thủ tướng tại buổi làm việc với Hội Nhà báo Việt Nam

Lượt xem:80 | lượt tải:20

mẫu 1

mẫu đơn đề nghị tặng kỷ niệm chương Vì sự nghiệp báo chí Việt Nam

Lượt xem:167 | lượt tải:44

73/KH-UBND

Kế hoạch Tổ chức Giải thưởng báo chí Huỳnh Thúc Kháng tỉnh Thái Nguyên lần thứ I - năm 2024

Lượt xem:175 | lượt tải:55

375/QĐ-TTg

Quyết định Về việc phê duyệt Điều lệ Hội Nhà báo Việt Nam

Lượt xem:199 | lượt tải:61

Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây