TRƯỜNG SA - TỔ QUỐC NƠI ĐẦU SÓNG

Thứ ba - 26/11/2013 09:13   Đã xem: 719   Phản hồi: 0

KỲ III- ĐIỆN SÁNG LUNG LINH NƠI ĐẢO XA

TRƯỜNG SA - TỔ QUỐC NƠI ĐẦU SÓNG
Suốt hành trình thăm các đảo phía Bắc thuộc huyện đảo Trường Sa qua các đảo Đá Nam, Song Tử Tây, Đá Thị , Sơn Ca, Nam Yết, Đá Lớn, chúng tôi đều hết sức ngạc nhiên và bất ngờ vì ánh điện đêm lung linh của những cột đèn năng lượng mặt trời và những hàng cột tuốc - bin điện gió... Những chiếc cột tuốc - bin thu năng lượng gió và những cột đèn pin mặt trời chạy dài xung quanh các đảo và những cột ăng ten tiếp sóng điện thoại di động, tiếp sóng truyền hình đã thực sự trở thành điểm nhấn mới của các đảo thuộc huyện đảo Trường Sa. 
 
ki2 5


  Qua tìm hiểu chúng tôi được biết trước năm 2010 Trường Sa không có điện. Việc thắp sáng phục vụ sinh hoạt của quân, dân trên các đảo chủ yếu dùng dầu hỏa. Năm 2008, dự án xây dựng hệ thống năng lượng sạch và chiếu sáng quần đảo Trường Sa và nhà giàn DK được thực hiện. Năm 2010 dự án hoàn thành. Theo đó, tất cả 33 điểm đảo và 15 nhà giàn DK của quần đảo Trường Sa có điện 24/24 giờ. Đây là Dự án năng lượng sạch do Bộ Tư lệnh Hải quân làm chủ đầu tư, công ty Cổ phần Đầu tư và Phát triển năng lượng Mặt trời Bách Khoa là đơn vị thi công. Trong những ngày giáp tết Quý Tỵ 2013 này khi chúng tôi đến với Trường Sa, tất cả các cơ sở làm việc, trụ sở các cơ quan khí tượng, thuỷ văn, trạm hải đăng, trạm y tế, trường học, văn phòng UBND các xã đảo, huyện đảo, nơi ở của cán bộ, chiến sỹ và nhà dân đều đã có điện sử dụng từ thắp sắng, xem truyền hình, làm mát, chạy các thiết bị văn phòng… Đến với mỗi đảo nổi chúng tôi đều được bố trí ở Nhà khách với đầy đủ tiện nghi được trang bị trong các phòng nghỉ và tất nhiên là không thể thiếu chiếc ti vi để xem truyền hình. Chính vì vậy mà ở tận nơi đảo xa giữa biển trời bao la, chúng tôi vẫn có thể xem được các chương trình truyền hình, trong đó có cả chương trình truyền hình Thái Nguyên. Cái cảm giác ở tận hải đảo xa xôi, quanh năm ngày đêm sóng vỗ mà được xem những hình ảnh từ đất liền, nhất là những hình ảnh gần gũi thân thương ở quê nhà thì thật là hạnh phúc. Trung tá Đào Duy Quảng – một người con của quê hương Phú Bình – Thái Nguyên là chính trị viên của Cụm chiến đấu 2 thuộc đảo Song Tử Tây cho chúng tôi biết: “Từ khi xem được truyền hình, nhất là được xem cả truyền hình Thái Nguyên nên biết được tình hình ở quê nhà và cảm thấy đỡ nhớ nhà hơn”. Nghe lời tâm sự đó của trung tá Quảng, tự dưng trong tôi trào dâng niềm tự hào khi được góp sức nhỏ bé của mình cùng với Đài Phát thanh – Truyền hình Thái nguyên chuyển tải thông tin đến với hải đảo xa xôi. Sự xuất hiện của điện sạch và công nghệ thông tin đã thực sự thay đổi cuộc sống nơi đảo xa. Khoảng cách giữa Trường Sa và đất liền trên nhiều phương diện đã trở nên rất gần.
     Cùng chuyến đi lần này với chúng tôi còn có đội ngũ kỹ thuật viên của công ty Cổ phần Đầu tư và Phát triển năng lượng Mặt trời Bách Khoa. Họ ra đảo để bảo dưỡng các thiết bị cung cấp năng lượng điện. Họ cho biết nguyên lý cung cấp điện của hệ thống năng lượng sạch đi cùng với nguồn máy phát dự phòng sẽ duy trì sự ổn định cao cho nguồn điện trên đảo. Khi hệ thống cung cấp điện bằng nguồn năng lượng sạch gặp sự cố thì nguồn điện trên đảo được duy trì bằng máy phát 3 pha dự phòng. Như đảo Song Tử Tây hiện có 175 cột đèn năng lượng mặt trời xen kẽ thắp sắng toàn đảo và 21 tháp tuốc - bin điện gió, công suất 848 Kw cùng 640 ắc quy tích điện. Mỗi cột chiếu sáng gồm một tấm pin mặt trời, một bộ điều khiển tự động, một ắc quy, một đèn chiếu sáng. Với lượng gió cấp 6 cấp 7 có khả năng nạp ác - quy tích trữ sử dụng điện 2-3 ngày cho những lúc gió yếu tuốc - bin không đủ sức phát điện. Trong phân bố điện năng ở quần đảo Trường Sa thì năng lượng gió chiếm 70%, năng lượng mặt trời 30%. Sử dụng cả hai, hỗ trợ nhau khi ánh nắng kém, gió mạnh hoặc khi nắng to gió yếu. Nếu điện sụt dưới 46 von hệ thống sẽ tự động phát điện hạn chế cấp cho những nơi sử dụng ưu tiên. Ngoài ra các đảo đều có máy phát điện dự phòng... Quân và dân trên đảo có thể sử dụng khá thoải mái các thiết bị điện như ti vi, quạt máy, nồi cơm, ấm nước, tủ lạnh... bằng điện xoay chiều 220v.  Ở Trường Sa ngoài việc lựa chọn các thiết bị phù hợp với điều kiện khí hậu vùng biển với độ tin cậy cao, việc bảo dưỡng chống ăn mòn ở đây được thực hiện nghiêm ngặt. Đơn giản như chiếc xe cải tiến dùng ngoài đảo cũng có giá thành đến hàng chục triệu đồng vì phải làm bằng inox mới chống được gió mặn, còn xe cải tiến bằng tôn chỉ một thời gian ngắn là han gỉ hết vì hơi muối. Đối với tua-bin gió phải làm bằng thép nhúng kẽm và bảo trì định kỳ bằng cách sơn chống gỉ. Các cột tháp, cột đèn đều được nhúng kẽm chống mặn. Các bu-lông, ốc vít sử dụng loại inox chống gỉ sét tốt và mỡ bảo quản. Một điều nữa dễ thấy trên các đảo ở Trường Sa là không có hệ thống dây dẫn điện, cáp điện thoại, cáp ADSL hay cáp truyền hình giăng mắc loằng ngoằng trên các cột điện. Tất cả hầu như đã được "ngầm hoá" vừa thẩm mỹ lại đạt độ an toàn cao cả về dân sinh cũng như quốc phòng, an ninh và chống được sự khắc nghiệt của thời tiết. 
 


        Thực tế cho thấy, việc áp dụng mô hình ứng dụng năng lượng mặt trời và năng lượng gió để phát điện tại Trường Sa được đánh giá là rất hiệu quả vì vừa tận dụng được nguồn tài nguyên năng lượng mặt trời, năng lượng gió dồi dào tại đảo lại bảo vệ được môi trường, không gây ô nhiễm như với các nguồn năng lượng hoá thạch, hay phá vỡ cân bằng sinh thái của các đập thuỷ điện. Thực tế, hệ thống điện mặt trời và điện gió được xây dựng đã cung cấp gần 100% nhu cầu điện cho hoạt động an ninh quốc phòng và sinh hoạt của các đảo. Để đạt được điều đó ngoài sự quan tâm rất lớn của Đảng, Nhà nước, quân đội và nhân dân cả nước còn có sự đóng góp rất lớn của những người lính đảo đang ngày đêm vững chắc tay súng gìn giữ biên cương và sự hy sinh thầm lặng của gia đình họ ở hậu phương nơi đất liền luôn ủng hộ động viên các anh yên tâm bảo vệ biển đảo thiêng liêng của tổ quốc.


 
Nam Hải
                                                               Đài Phát thanh – Truyền hình Thái Nguyên
Click để đánh giá bài viết

  Ý kiến bạn đọc

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

Thống kê truy cập

  • Đang truy cập60
  • Hôm nay4,933
  • Tháng hiện tại529,160
  • Tổng lượt truy cập17,459,118

Phóng sự

Xem thêm

Hình ảnh nổi bật

09/2023/NQ-HĐND

Nghị quyết ban hành Quy định nội dung, mức chi đối với tập thể, cá nhân đoạt giải trong kỳ thi, cuộc thi Quốc tế, Quốc gia thuộc lĩnh vực giáo dục - đào tạo, thể dục - thể thao, văn học- nghệ thuật, thông tin - truyền thông

Lượt xem:60 | lượt tải:16

274/TB-VPCP

Toàn văn kết luận của Thủ tướng tại buổi làm việc với Hội Nhà báo Việt Nam

Lượt xem:77 | lượt tải:20

mẫu 1

mẫu đơn đề nghị tặng kỷ niệm chương Vì sự nghiệp báo chí Việt Nam

Lượt xem:163 | lượt tải:43

73/KH-UBND

Kế hoạch Tổ chức Giải thưởng báo chí Huỳnh Thúc Kháng tỉnh Thái Nguyên lần thứ I - năm 2024

Lượt xem:174 | lượt tải:54

375/QĐ-TTg

Quyết định Về việc phê duyệt Điều lệ Hội Nhà báo Việt Nam

Lượt xem:195 | lượt tải:60

Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây