TRƯỜNG SA - TỔ QUỐC NƠI ĐẦU SÓNG

Thứ hai - 02/12/2013 09:16   Đã xem: 529   Phản hồi: 0

KỲ IV- MÙA XUÂN ĐẾN SỚM VỚI ĐẢO XA

TRƯỜNG SA - TỔ QUỐC NƠI ĐẦU SÓNG
Khi những cành mai vàng, đào thắm ở đất liền còn e ấp nụ cũng là lúc những người lính Trường Sa rậm rịch đón chào xuân mới. Tết đối với các anh – những người canh giữ núm ruột của Tổ quốc nơi đầu sóng ngọn gió, cũng đồng nghĩa với niềm vui phấn khởi nhưng không kém phần thầm lặng hi sinh, song đó lại là sứ mệnh của người lính thời bình, là niềm vui của những người lính biển. Niềm vui của các anh chỉ trọn vẹn khi từng đảo nhỏ tiền tiêu yên bình để nhân dân cả nước đón Tết vui xuân trong niềm tin bất tận.
 
ki2 4


Đối với Trường Sa bao giờ cũng đón Tết sớm hơn đất liền. Mùa xuân ở Trường Sa là mùa của hương hoa đất trời giao hòa giữa tình người, tình biển đảo và tình yêu Tổ quốc. Ở nơi xa ấy, không có tính toán thiệt hơn, chỉ có niềm vui và sự cống hiến thầm lặng hi sinh của lính đảo hòa vào sóng nước mùa xuân. Những phần quà của đất liền gửi tặng, đó là nguồn động viên khích lệ để những người lính Trường Sa ấm lòng hơn, thêm vững chắc tay súng canh giữ biển trời. Với quân dân huyện đảo Trường Sa, bắt đầu từ tháng 12 dương lịch không khí mùa xuân đã nhen nhóm trong lòng mỗi người. Những người lính kể cho nhau nghe chuyện ngày Tết ở quê; những sĩ quan chỉ huy thì bàn bạc chuyện mổ lợn, gói giò, luộc bánh chưng và tổ chức đón giao thừa. Mặc dù giữa trùng khơi bốn bề sóng vỗ, nhưng Tết ở Trường Sa cũng có đầy đủ hương vị như ở quê nhà. Ngoài những con lợn béo, gà, vịt, ngan, ngỗng, bánh, mứt, gạo nếp, miến, măng và nhiều thứ khác được mang ra từ đất liền, thậm chí có cả mai vàng của miền Nam, đào Nhật Tân từ miền Bắc. Từ khi Trường Sa khoác lên mình màu áo mới nhờ có sự quan tâm chăm sóc của hậu phương, hầu hết các đảo đều nuôi được heo, gà, vịt, trồng rau xanh, nên thực đơn trong những ngày Tết khá phong phú. Nói về thực phẩm đón Tết của bộ đội ở đảo, thượng tá Ngô Duy Đỗ, Phó tham mưu trưởng Lữ Đoàn 146, Vùng 4 Hải quân, cho biết: “Ở Trường Sa bây giờ cũng đầy đủ chẳng khác đất liền. Đất liền có gì, Trường Sa có nấy. Đêm giao thừa, lính trẻ ở các đảo nổi khác thì đi chơi xuân quanh đảo, hoặc ngồi dưới gốc cây bàng vuông giao lưu văn nghệ, lính ở đảo chìm thì hái hoa dân chủ. Chỉ khác đất liền là không được đi hái lộc xuân, không được cùng người thân luộc bánh chưng bên bếp than hồng”.
 


Nếu đất liền gói bánh chưng bằng lá dong thì bộ đội Trường Sa gói bánh chưng bằng lá bàng vuông. Bánh chưng gói bằng lá bàng vuông không chỉ đặc biệt bởi vị chát ngọt của lá, mà mang vị mặn mòi của biển và đã trở thành đặc sản chỉ lính đảo Trường Sa mới có. Mặc dù bây giờ các đảo đều có lá dong đem từ đấy liền để gói bánh chưng, nhưng gói bằng lá bàng vuông vẫn thấy thiêng liêng hơn. Bởi trong mỗi cái bánh chưng ấy, có tinh thần thép của lính đảo. Đối với những người dân sống trên đảo Trường Sa, Tết chỉ thật sự đến khi có hơi ấm từ đất liền truyền ra. Chị Nguyễn Thị Chí, đã ở đảo Song Tử Tây gần 5 năm nay, vui mừng: “Thấy tàu đất liền ra là thấy Tết rồi!”. Cũng như gia đình chị Chí, nhiều hộ dân sống ở Song Tử Tây đón Tết trong tình thương, tấm lòng từ đất liền cùng tình cảm của cán bộ, chiến sĩ trên đảo. Theo như thượng tá Nguyễn Trọng Bình, chính trị viên đảo Song Tử Tây thì đã là lính hải quân ở Trường Sa thì phải biết hy sinh, phải chấp nhận đổi Tết của mình cho người dân đất liền yên bình. Các anh luôn gắng sức giữ gìn từng hòn đá, từng mảnh san hô trên thềm lục địa thiêng liêng của Tổ quốc ở biển Đông. Tết trên đảo Trường Sa nghiêm trang và đầy ý nghĩa khi cán bộ chiến sỹ thành kính thắp hương bàn thờ tổ quốc, ra mộ thắp hương các chiến sỹ đã hy sinh vì biển đảo quê hương, và thắp hương tại những ngôi chùa trên đảo. Tết ở Trường Sa cùng với tiếng sóng vỗ ầm ào của biển cả là tiếng hát của lính đảo cất lên ở mọi nơi, mọi chỗ. Tiếng hát cất lên dưới tán phong ba trên các đảo nổi, trong phòng nhỏ ở các đảo chìm, ở hội trường, ở cột mốc chủ quyền…. Cả đảo cùng hát để chào đón mùa xuân. Một mùa Xuân mới đang về. Những người con thân yêu của Tổ quốc đón Tết nơi đảo xa ngoài mai vàng, bánh chưng còn có cả sắc bàng vuông, phong ba xanh thắm, mãnh liệt giữa biển khơi như ý chí của những người giữ gìn biển đảo thiêng liêng mà cha ông đã xây dựng. Và có lẽ, những ai đã từng đón Tết Trường Sa mới cảm nhận được hết sự thiêng liêng đến diệu kỳ của nó. Tết ở Trường Sa còn là những buổi tuần tra trên biển, những lần báo động chiến đấu, những phiên gác đêm với sự cảnh giác cao độ và sự sẵn sàng chiến đấu bảo vệ chủ quyền biển đảo của cán bộ chiến sỹ Trường Sa. Các anh như những ngọn hải đăng sừng sững dõi nhìn mọi phía để tổ quốc không bị bất ngờ trước mọi tình huống từ biển khơi. Tự trong huyết quản của những người lính đảo đều trào dâng niềm tự hào xúc động tự hào. Tự hào bởi được canh giữ trời biển cho đất liền đón Tết vui xuân, tự hào bởi ở đất liền bao người thân đang hướng về các anh với tất cả niềm thương nhớ vô bờ.
 


 
Nam Hải
                                                               Đài Phát thanh – Truyền hình Thái Nguyên
Click để đánh giá bài viết

  Ý kiến bạn đọc

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

Thống kê truy cập

  • Đang truy cập116
  • Hôm nay25,628
  • Tháng hiện tại498,300
  • Tổng lượt truy cập17,428,258

Phóng sự

Xem thêm

Hình ảnh nổi bật

09/2023/NQ-HĐND

Nghị quyết ban hành Quy định nội dung, mức chi đối với tập thể, cá nhân đoạt giải trong kỳ thi, cuộc thi Quốc tế, Quốc gia thuộc lĩnh vực giáo dục - đào tạo, thể dục - thể thao, văn học- nghệ thuật, thông tin - truyền thông

Lượt xem:59 | lượt tải:16

274/TB-VPCP

Toàn văn kết luận của Thủ tướng tại buổi làm việc với Hội Nhà báo Việt Nam

Lượt xem:76 | lượt tải:20

mẫu 1

mẫu đơn đề nghị tặng kỷ niệm chương Vì sự nghiệp báo chí Việt Nam

Lượt xem:163 | lượt tải:43

73/KH-UBND

Kế hoạch Tổ chức Giải thưởng báo chí Huỳnh Thúc Kháng tỉnh Thái Nguyên lần thứ I - năm 2024

Lượt xem:174 | lượt tải:54

375/QĐ-TTg

Quyết định Về việc phê duyệt Điều lệ Hội Nhà báo Việt Nam

Lượt xem:194 | lượt tải:60

Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây