Từ " góp đá xây Trường Sa" đến viên gạch thiêng gửi về mảnh đất ATK

Thứ ba - 18/02/2014 14:04   Đã xem: 684   Phản hồi: 0

Từ " góp đá xây Trường Sa" đến viên gạch thiêng gửi về mảnh đất ATK



 Phóng viên Lưu Minh Đức - Đài PT TH Thái Nguyên tác nghiệp tại Trường Sa.

Thái Nguyên hướng về biển đảo

Tại Hội nghị ký kết chương trình phối hợp công tác Tuyên truyền biển, đảo giữa Quân chủng Hải quân và tỉnh Thái Nguyên (ngày 12/10/2011), thay mặt cho Ban Thường vụ Tỉnh ủy, đồng chí Nguyễn Văn Kim, Phó Bí thư TT tỉnh uỷ đã đề nghị Ban Tuyên giáo Tỉnh ủy xây dựng kế hoạch, chương trình với nội dung, hình thức phù hợp, tổ chức tuyên truyền về biển đảo quê hương, về 2 quần đảo Hoàng Sa – Trường Sa. Các cơ quan báo chí và các Sở, ban, ngành cùng các đơn vị, địa phương trong tỉnh bằng những việc làm cụ thể, thiết thực tăng cường phối hợp chặt chẽ hơn nữa trong các hoạt động thông tin, tuyên truyền; các hoạt động, giao lưu, thăm hỏi, động viên với các đơn vị thuộc Quân chủng Hải quân và nhân dân, chiến sỹ huyện đảo Trường Sa để nhân dân Thái Nguyên ngày càng hiểu hơn về các vấn đề biển đảo hiện nay, về biển đảo Việt Nam và chủ quyền đất nước. Cũng thông qua đó, nâng cao ý thức, sự hiểu biết của nhân dân Thái Nguyên về cuộc sống nơi hải đảo của Tổ Quốc, về biển đảo và cùng chung tay quyết tâm gìn giữ chủ quyền đất nước.
Trong hơn 2 năm qua, tỉnh Thái Nguyên đã cử gần 100 nhà báo đi tác nghiệp tại biển đảo. Hàng nghìn tin, bài, ảnh, chương trình truyền hình đã được các nhà báo, hội viên Hội Nhà báo Thái Nguyên thực hiện. 
Tháng 8/2013, Đoàn thanh niên thành phố Thái Nguyên tổ chức phát động Chương trình “Tuổi trẻ thành phố Thái Nguyên vì biển đảo quê hương”, với nhiều các hoạt động phong phú, thiết thực, thu hút đông đảo đoàn viên, thanh thiếu niên tham gia, tạo hiệu ứng xã hội tích cực và đạt được nhiều kết quả quan trọng. Sau 3 tháng phát động, đã có 40 nghìn bài viết dự thi “Tuổi trẻ TP Thái Nguyên với tình yêu biển đảo quê hương” và đã có 16.300 bức tranh của các em thiếu nhi thành phố Thái Nguyên tham gia Cuộc thi vẽ “Cảm xúc về biển đảo quê hương em”. Đặc biệt, tháng 11/2013, Đoàn thanh niên thành phố Thái Nguyên đã tổ chức hành trình cho 75 đoàn viên, thanh niên đến với đảo Bạch Long Vỹ, Hải Phòng. Tổng kinh phí vận động, quyên góp tổ chức chương trình, thăm hỏi, tặng quà các chiến sỹ nơi biên giới hải đảo đã thu được trên 750 triệu đồng.
Hàng năm, tỉnh đều tổ chức các đoàn đi thăm hỏi, tặng quà và chúc Tết các chiến sỹ nơi biên giới hải đảo.

Viên gạch thiêng gửi về ATK



Viên gạch chủ quyền được gửi từ Trường Sa

Trong chuyến công tác Trường Sa cuối năm 2013 đầu năm 2014, phóng viên Lưu Thị Bạch Liễu đã có mặt tại đảo Sinh Tồn ( quần đảo Trường Sa). Tại đây, nghe tin có phóng viên Thái Nguyên, Đại đức Thích Minh Huy, Trụ trì chùa Sinh Tồn đã xin phép lãnh đạo đoàn công tác để nhờ chuyển viên gạch thiêng tặng Bảo tàng tỉnh Thái Nguyên. Đại đức Thích Minh Huy nói rõ, đã được xem Triển lãm bản đồ và trưng bày tư liệu “Hoàng Sa, Trường Sa của Việt Nam – Những bằng chứng lịch sử” trên sóng truyền hình và biết hiện Bảo tàng Thái Nguyên đang lưu giữ bộ tư liệu này. Bản thân Đại đức từng đến thăm ATK Thái Nguyên và giành nhiều tình cảm cho mảnh đất Thái Nguyên. Chính vì lý do đó, Đại đức muốn gửi tặng một viên gạch dùng xây dựng các chùa trên quần đảo Trường Sa, nhằm góp thêm một hiện vật về chủ quyền biển đảo của Tổ quốc ta.
Được đánh giá là một trong những địa phương làm tốt nhất công tác tuyên truyền về biển đảo, các nhà báo, hội viên Hội Nhà báo Thái Nguyên luôn giành được tình cảm yêu quý của cán bộ, chiến sỹ Hải quân nói chung và trên các đảo nói riêng. Có thể nói, trong các chuyến công tác, phóng viên Thái Nguyên luôn được ưu ái tạo điều kiện tác nghiệp hiệu quả nhất.
Đáp lại tình cảm đó, mỗi nhà báo Thái Nguyên khi tác nghiệp tại biển đảo đều hết sức nỗ lực trong thực hiện tin bài, đồng thời vun đắp mối quan hệ tốt đẹp, gắn bó với cán bộ, chiến sỹ.



Phóng viên Phạm Ngọc Chuẩn (Đứng giữa) - Báo Thái Nguyên tác nghiệp tại Trường Sa.



 Phóng viên Trần Khải (Áo đen) - Báo Văn nghệ Thái Nguyên tại đảo Thổ Chu thuộc Vùng 5 Hải Quân. 



Phóng viên Lưu Thị Bạch Liễu  - Văn phòng Hội Nhà báo Thái Nguyên tại Trường Sa




Triển lãm bản đồ và trưng bày tư liệu “Hoàng Sa, Trường Sa của Việt Nam – Những bằng chứng lịch sử” do UBND tỉnh phối hợp với Bộ Thông tin và Truyền thông tổ chức từ 26/10/2013 đến 4/11/2013 tại Trung tâm Văn hóa tỉnh Thái Nguyên thu hút hàng nghìn lượt người xem.
Bộ Thông tin và Truyền thông bàn giao cho bảo tàng tỉnh Thái Nguyên ngày 26/10/2013

 ​* Gồm 3 nội dung:
- Các Văn bản, tại liệu giấy của triều đình phong kiến Việt Nam từ thế kỷ 17 đến thế kỷ 19 khẳng định chủ quyền của Việt Nam tại 2 quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa
- Sưu tập  bản đồ và atlats liên quan đến chủ quyền của Việt Nam tại 2 quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa
- Hình ảnh tư liệu và Hoàng Sa, Trường Sa thời kỳ Pháp thuộc và thời Việt Nam cộng hòa.
* Những bằng chứng lịch sử trong triển lãm phản ánh ở các vấn đề sau:
- Thứ nhất: Việt Nam đã xác lập chủ quyền đối với 2 quần đảo trên từ rất sớm bằng con đường hòa bình và được các triều đại phong kiến, các nhà nước Việt Nam thời cận đại và hiện đại liên tục thực thi bảo vệ chủ quyền một cách hợp pháp đối với 2 quần đảo này cũng như những vùng biển đảo khác của Việt Nam
- Thứ hai: Nhiều tư liệu bản đồ do các nước phương Tây và do chính Trung Quốc công bố trong hàng trăm năm qua chứng tỏ Trung Quốc không có liên quan gì đến hai quần đảo này mà họ gọi là Tây Sa và Nam Sa. Những tư liệu và bản đồ này chính là những chứng cứ để bác bỏ những luận điểm sai trái của Trung Quốc về “chủ quyền lịch sử của TQ với hai quần đảo Trường Sa và Hoàng Sa, đồng thời bác bỏ những tuyên bố chủ quyền phi pháp của TQ đối với 2 quần đảo này cũng như những vùng biển đảo thuộc chủ quyền Việt Nam.
- Thứ ba: Triển lãm đã cho thấy nhà nước và n hân dân Việt Nam, dù ở trong hay ngoài nước luôn có ý thức về chủ quyền thiên liêng của đất nước và sẵn sàng hành động vì cuộc đấu tranh bảo vệ chủ quyền quốc gia.
Triển lãm đã được Bộ TT và TT phối hợp với tỉnh Thái Nguyên tổ chức tại TTVH tỉnh Thái Nguyên tháng 10/2013, trong vòng 10 ngày, thu hút gần 10.000 lượt khách tham quan.
Sau khi Bảo tàng tỉnh Thái Nguyên tiếp nhận bộ triển lãm, một số cơ quan đơn vị trong và ngoài tỉnh tới mượn và tham khảo để phục vụ công tác tuyên truyền của địa phương như: TT Văn hóa tỉnh Tuyên Quang; Sở TT và TT Bắc Kạn; Hội Phụ nữ tỉnh Thái Nguyên.
Trong năm 2014, Bảo tàng tỉnh Thái Nguyên có kế hoạch đưa bộ triển lãm đi trưng bày lưu động tại một huyện trong tỉnh. Đây là một hoạt động tuyên truyền quan trọng, nhằm góp phần nâng cao nhận thức, tinh thần đoàn kết, ý thức trách nhiệm của đồng bào các dân tộc tỉnh Thái Nguyên cùng với nhân dân cả nước, kiều bào ta ở nước ngoài trong việc bảo vệ, khẳng định chủ quyền của Việt Nam đối với hai quần đảo Hoàng Sa, Trường Sa. 

Nhà báo Thái Nguyên
Click để đánh giá bài viết

  Ý kiến bạn đọc

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

Thống kê truy cập

  • Đang truy cập62
  • Máy chủ tìm kiếm5
  • Khách viếng thăm57
  • Hôm nay5,598
  • Tháng hiện tại529,825
  • Tổng lượt truy cập17,459,783

Phóng sự

Xem thêm

Hình ảnh nổi bật

09/2023/NQ-HĐND

Nghị quyết ban hành Quy định nội dung, mức chi đối với tập thể, cá nhân đoạt giải trong kỳ thi, cuộc thi Quốc tế, Quốc gia thuộc lĩnh vực giáo dục - đào tạo, thể dục - thể thao, văn học- nghệ thuật, thông tin - truyền thông

Lượt xem:60 | lượt tải:16

274/TB-VPCP

Toàn văn kết luận của Thủ tướng tại buổi làm việc với Hội Nhà báo Việt Nam

Lượt xem:77 | lượt tải:20

mẫu 1

mẫu đơn đề nghị tặng kỷ niệm chương Vì sự nghiệp báo chí Việt Nam

Lượt xem:163 | lượt tải:43

73/KH-UBND

Kế hoạch Tổ chức Giải thưởng báo chí Huỳnh Thúc Kháng tỉnh Thái Nguyên lần thứ I - năm 2024

Lượt xem:174 | lượt tải:54

375/QĐ-TTg

Quyết định Về việc phê duyệt Điều lệ Hội Nhà báo Việt Nam

Lượt xem:195 | lượt tải:60

Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây