UNESCO hỗ trợ bảo vệ nhà báo ở Việt Nam

Thứ tư - 02/04/2014 14:35   Đã xem: 381   Phản hồi: 0

Chương trình Quốc tế Phát triển Truyền thông (IPDC) của UNESCO vừa duyệt tổng ngân sách 1.432.000 USD hỗ trợ cho 80 trong tổng số 109 đề xuất dự án trên lĩnh vực thông tin truyền thông trên toàn cầu năm 2014, trong đó có nhiều dự án bảo vệ nhà báo.

1 (2)
1 (2)




Kết quả khảo sát trên báo Người lao động online tháng 6/2011: 76% bạn đọc cho rằng nhà báo bị cản trở gây thiệt hại cho xã hội.
IPDC là diễn đàn đa phương trong hệ thống Liên Hợp Quốc huy động cộng đồng quốc tế tham gia vào thảo luận và tăng cường phát triển truyền thông trong các nước phát triển. Trong hơn 30 năm hoạt động, IPDC đã tập trung vào các dự án có ưu tiên cao nhất trong phát triển truyền thông. Trong năm 2014, ngân sách của IPDC tập trung hỗ trợ khu vực đang phát triển với Châu Phi là 42% - khu vực “ưu tiên toàn cầu” của UNESCO; 23.5% hỗ trợ cho các dự án từ các nước Châu Á - Thái Bình Dương cũng như Châu Mỹ -Latinh và Caribê và 10% hỗ trợ dự án từ khu vực Ảrập. 

Bà Hoàng Minh Nguyệt - Điều phối các chương trình thông tin và truyền thông của Văn phòng UNESCO tại Việt Nam cho biết: “Trong năm 2014, IPDC hỗ trợ các dự án trên các lĩnh vực ưu tiên: Bảo vệ nhà báo, đa dạng, tự chủ, trình độ chuyên môn, nâng cao năng lực của các nhà báo, quản lý báo chí và các sáng kiến hội tụ và lồng ghép các phương tiện truyền thông mới. 

Năm nay IPDC đã duyệt và hỗ trợ đề xuất dự án “Tăng cường bảo vệ các nhà báo tại Việt Nam” do Trung tâm nghiên cứu Truyền thông phát triển (RED) thực hiện.

Ông Trần Nhật Minh - Giám đốc RED cho biết: “Các nước trên thế giới và khu vực xây dựng các chỉ số về an toàn nhà báo, và đang có xu hướng là liên kết, thống nhất các chỉ số này. Theo dõi của RED dựa trên kết quả nghiên cứu năm 2011 cho thấy mỗi năm trung bình ở Việt Nam có khoảng 30 vụ cản trở hành hung báo chí được ghi nhận, với đủ loại hình thức, đối tượng, lĩnh vực, hậu quả trên phạm vi toàn quốc.

Mặc dù hành lang pháp luật tương đối đầy đủ, nhưng việc xử lý hành vi này vẫn còn hạn chế, chủ yếu do nhận thức các bên liên quan. Nội dung dự án của RED là xây dựng mạng lưới nhà báo hỗ trợ, thúc đẩy thực thi các quy định pháp luật hiện hành trong lĩnh vực này.
 
 
Nguồn  Laodong.com.vn
Click để đánh giá bài viết

  Ý kiến bạn đọc

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

Thống kê truy cập

  • Đang truy cập62
  • Hôm nay8,625
  • Tháng hiện tại1,034,926
  • Tổng lượt truy cập12,056,406

Phóng sự

Xem thêm

Hình ảnh nổi bật

Thông tin văn bản

Xem thêm

Số 43 /KH-UBND

Kế hoạch công tác thông tin đối ngoại tỉnh Thái Nguyên năm 2023

Lượt xem:9 | lượt tải:7

Văn bản số:1903/SNV-CCVC

Văn bản Số: 1903 /SNV-CCVC Về việc thực hiện Thông tư số 13/2022/TT-BTTTT ngày 26/8/2022 của Bộ trưởng Bộ TT và TT

Lượt xem:634 | lượt tải:111

Thông tư số :13/2022/TT-BTTTT

Thông tư số 13/2022/TT-BTTTT Quy định mã số, tiêu chuẩn chức danh nghề nghiệp và xếp lương đối với viên chức biên tập viên, phóng viên, biên dịch viên và đạo diễn truyền hình thuộc chuyên ngành thông tin và truyền thông

Lượt xem:314 | lượt tải:70

Kế hoạch số: 23/KH-HNB

KẾ HOẠCH TRIỂN KHAI PHONG TRÀO THI ĐUA “XÂY DỰNG MÔI TRƯỜNG VĂN HOÁ TRONG CÁC CƠ QUAN BÁO CHÍ VÀ VĂN HÓA CỦA NGƯỜI LÀM BÁO VIỆT NAM”

Lượt xem:392 | lượt tải:70

Ban hành theo Quyết định số: 70a/QĐ-HN

TIÊU CHÍ CƠ QUAN BÁO CHÍ VĂN HÓA VÀ VĂN HÓA CỦA NGƯỜI LÀM BÁO VIỆT NAM

Lượt xem:511 | lượt tải:94

Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây