Phát huy vai trò của đội ngũ trí thức góp phần phát triển kinh tế - xã hội tỉnh Thái Nguyên

Thứ hai - 29/05/2023 08:20   Đã xem: 376   Phản hồi: 0

Nhiều năm gần đây, tỉnh Thái Nguyên đã gia tăng chất lượng nguồn lực có trình độ cao trong quản lí, chuyên môn và kinh doanh…, tỉ lệ nhân lực qua đào tạo ngày càng tăng mạnh. Đội ngũ trí thức là cán bộ, công chức chiếm tỉ lệ ngày càng tăng trong kinh tế tri thức, đặc biệt tỉnh Thái Nguyên có tỉ lệ cán bộ quản lí lãnh đạo cấp tỉnh có trình độ học vấn rất cao.

2023 Trí thức GM
Đ/C Nguyễn Thanh Bình- Phó Chủ tịch UBND tỉnh- tặng Bằng khen của UBND tỉnh cho các tập thể đã có thành tích xuất sắc trong hoạt động khoa học, công nghệ trên địa bàn tỉnh  giai đoạn 2021 - 2022

Hiện nay đội ngũ trí thức do tỉnh Thái Nguyên quản lí gồm 27.501 người (nữ chiếm 43%). Khối Đảng: 582 (nữ 277); công chức: 1.912 (nữ 822); viên chức: 24.655 (nữ 20.564); đoàn thể: 352 (nữ 185). Tỉ lệ trí thức trên 1 vạn dân của tỉnh Thái Nguyên là 57 người/1 vạn dân, cao gấp 5 lần bình quân của cả nước là 11 - 12 người/1 vạn dân. Trong 48 đồng chí Tỉnh uỷ viên đương nhiệm, trình độ Thạc sĩ 77%; Tiến sĩ, PGS, GS là 14%; Cán bộ chủ chốt thuộc diện BTV Tỉnh ủy quản lý có trình độ thạc sĩ 52,3%; tiến sĩ 46%.

Đội ngũ trí thức đã đóng góp lớn cho tỉnh về nhiều phương diện nguồn lực, sản phẩm KHCN và các kết quả tư vấn, phản biện chính sách rất có giá trị. Hoạt động của Sở Khoa học và Công nghệ - cơ quan tham mưu quản lí nhà nước về KHCN đã và đang đem lại hiệu quả thiết thực, đóng góp quan trọng vào tăng trưởng KTXH của địa phương…Đặc biệt là đã kết nối khá toàn diện các lĩnh vực quản lí KHCN trên địa bàn tỉnh với các địa phương khác, các viện nghiên cứu và trường đại học trong và ngoài nước.  
Đối với tiềm lực ĐH Thái Nguyên, có 7 trường đại học: Sư phạm, Kỹ thuật Công nghiệp, Nông Lâm, Y Dược, Kinh tế và Quản trị kinh doanh, ICT, Khoa học; Trường Ngoại ngữ và Khoa Quốc tế; Trường Cao đẳng; 2 Phân hiệu ĐHTN tại tỉnh Lào Cai, Hà Giang và các đơn vị phục vụ đào tạo khác. Trong 2.621 cán bộ giảng dạy, có 160 GS, PGS, 800 tiến sĩ; quy mô đào tạo 65.000 SV (1.000 SV quốc tế đến từ 20 nước); sau đại học là gần 5000 người. 
ĐHTN đã đào tạo hơn 500.000 sinh viên, hơn 15.000 học viên cao học và nghiên cứu sinh, (trên 35% là người DTTS); người tốt nghiệp thạc sĩ, tiến sĩ vùng trung du và miền núi phía Bắc chiếm trên 70%. Các cán bộ do ĐHTN đào tạo đã phát huy tốt kiến thức chuyên môn, năng lực thực tiễn, góp phần quan trọng phát triển kinh tế - xã hội vùng và cả nước; có nhiều đóng góp quan trọng, thiết thực trong việc xây dựng những luận cứ khoa học góp phần hoạch định chính sách, pháp luật, quy hoạch, kế hoạch phát triển ngành các địa phương vùng; nhiều người đã trở thành cán bộ lãnh đạo cấp Trung ương, cán bộ chủ chốt của Đảng, chính quyền nhiều địa phương, doanh nghiệp, các cán bộ cốt cán của nước bạn Lào và Cam-pu-chia. 
Về KHCN, trong 5 năm gần đây, ĐHTN đã triển khai 8 chương trình, 74 đề tài Nhà nước, 400 đề tài cấp Bộ và 200 đề tài cấp tỉnh, dự án quốc tế 3,44 triệu USD; top 10 trường ĐH có công bố quốc tế tốt nhất, xếp thứ 3/35 trường có chỉ số nội lực. Công bố gần 12.000 bài báo, trong đó hơn 2000 bài trên tạp chí quốc tế uy tín; 21 sản phẩm được công nhận sở hữu trí tuệ. Đối với tỉnh Thái nguyên, đã thực hiện 127 nhiệm vụ KHCN, trong đó chương trình chuyển giao gần 200 tỉ đồng; nhiều kết quả nghiên cứu với quy trình công nghệ, giải pháp kĩ thuật, giống cây trồng, vật nuôi, chế phẩm sinh học…có giá trị đóng góp thiết thực vào phát triển KT-XH của tỉnh. Đồng thời, đã triển khai gần 300 đề tài gắn với các địa phương trong khu vực trung du và miền núi Bắc bộ; tham gia tích cực vào công tác tư vấn chính sách cho Đảng, Nhà nước về chiến lược vùng, vấn đề dân tộc… ĐHTN xác định là một bộ phận không thể tách rời trong chiến lược phát triển KT-XH của vùng, với các tỉnh trong khu vực.
Tư duy khoa học cùng với trình độ quản lí cao và tư duy chính trị nhạy bén của tập thể lãnh đạo tỉnh đã và đang trở thành điều kiện then chốt của các chiến lược. Trong lĩnh vực y tế, giáo dục, khoa học và công nghệ, đội ngũ trí thức của tỉnh chiếm phần lớn (gần 1000 TS, gần 160 PGS, GS...). Trong lĩnh vực văn hóa nghệ thuật, đội ngũ trí thức đã có đóng góp rất quan trọng trong chiến lược phát triển về văn hoá, nghệ thuật, lịch sử và giáo dục, góp phần tô thắm nét đặc sắc văn hoá vùng, nền tảng phát triển kinh tế xanh, văn hoá, du lịch, đậm đà bản sắc đất và người Thái Nguyên. Đội ngũ trí thức trong lực lượng vũ trang (công an, quân đội) trong địa bàn tỉnh cũng tăng mạnh. Đặc biệt, đội ngũ trí thức hoạt động trong các hội (Liên hiệp các hội KHKT của tỉnh với hàng chục nghìn hội viên có trình độ sau đại học). Với trí thức trẻ, nguồn lớn từ 9 trường ĐH và CĐ, riêng ĐH Thái Nguyên đã hơn 6 vạn sinh viên, học viên cao học và NCS...) đã là nguồn lực dồi dào cho tỉnh. Nhìn chung, các nhóm trí thức của tỉnh với cơ cấu, chất lượng tốt, tập trung vào 3 nhóm công việc chính là quản lí, nhà nước, doanh nghiệp. Ở các trường đại học, trong các hoạt động ứng dụng triển khai thực tiễn với tỉ lệ trí thức người DTTS và nữ chiếm tỉ trọng đáng kể.
Theo GS.TS Phạm Hồng Quang (Tỉnh uỷ viên, Bí thư Đảng ủy, Chủ tịch Hội Đồng Đại học Thái Nguyên, trong thời gian qua tỉnh đã tổ chức nhiều hội nghị, hội thảo khoa học có tầm chiến lược với Bộ, Ban, ngành Trung ương để tổng kết đánh giá các chiến lược, chuyên sâu về KH và CN, triển lãm khoa học, vinh danh khoa học, văn hoá, nghệ thuật, hoạt động giao lưu các vùng trong nước và quốc tế… đã thu hút nhiều nhà khoa học trong và ngoài tỉnh. Do vậy, làm phong phú thêm môi trường sáng tạo cho các nhà khoa học, tạo giá trị mới: thân thiện và tôn trọng trí thức, khơi gợi tiềm năng và khát vọng cống hiến của họ. 
Để phát triển kinh tế - xã hội bền vững thì phát triển văn hóa, giáo dục, khoa học được coi là động lực cơ bản trong thời gian tới, đặc biệt là đào tạo nguồn nhân lực chất lượng cao. Để xây dựng đội ngũ trí thức sáng tạo, tâm huyết với sự nghiệp phát triển trong giai đoạn tới của tỉnh Thái Nguyên, cần tập trung vào 6 giải pháp đồng bộ, cụ thể: Phát triển môi trường dân chủ, đổi mới sáng tạo là trọng tâm trong chiến lược xây dựng đội ngũ trí thức; Chính sách đào tạo nhân lực chất lượng cao phải gắn với việc sử dụng đúng; Chủ động đào tạo cán bộ, bồi dưỡng và sử dụng, quy hoạch cán bộ nguồn là chiến lược lâu dài; Xây dựng cộng đồng trí thức làm hạt nhân của xã hội học tập, giáo dục suốt đời; Đầu tư cho các trường đại học, các trung tâm đổi mới sáng tạo là then chốt trong chiến lược xây dựng đội ngũ trí thức; Người trí thức phải vừa là người sáng tạo, là người hành động và biết sửa mình.
Từ mục tiêu phát triển:“Bình yên, hạnh phúc, sung túc và thân thiện”, đội ngũ trí thức Thái Nguyên đã và đang đồng hành cùng nhân dân các dân tộc trong tỉnh và cả nước, dưới sự lãnh đạo của Đảng, quyết tâm thực hiện mục tiêu này. 

Tác giả bài viết: Ngọc Khuê

Click để đánh giá bài viết

  Ý kiến bạn đọc

Mã bảo mật   

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

Thống kê truy cập

  • Đang truy cập65
  • Hôm nay27,138
  • Tháng hiện tại509,956
  • Tổng lượt truy cập27,369,580

Hình ảnh nổi bật

12/2024/TT-BTTTT

Thông tư 12/2024/TT-BTTTT

Lượt xem:182 | lượt tải:59

Mau ĐXKNHV - HNB

Mẫu đơn xin gia nhập Hội Nhà báo Việt Nam

Lượt xem:405 | lượt tải:141

Mau ĐNCTHV

Mẫu danh sách đề nghị cấp thẻ hội viên mới

Lượt xem:414 | lượt tải:150

144/QĐ-HNB

QĐ công bố công khai quyết toán ngân sách 2023 của Hội Nhà báo Thái Nguyên

Lượt xem:46 | lượt tải:13

136/QĐ-HNB

công khai dự toán ngân sách 2024

Lượt xem:45 | lượt tải:16

Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây