Khai mạc Phiên họp thứ 20 của Ủy ban Thường vụ Quốc hội

Thứ hai - 13/02/2023 14:41   Đã xem: 404   Phản hồi: 0

NDO - Sáng 13/2, tại Nhà Quốc hội, Phiên họp thứ 20 của Ủy ban Thường vụ Quốc hội đã khai mạc dưới sự chủ trì của Chủ tịch Quốc hội Vương Đình Huệ.

 
chu tich qh 9628

Chủ tịch Quốc hội Vương Đình Huệ phát biểu khai mạc phiên họp. (Ảnh: DUY LINH)


Cùng dự phiên họp có các Phó Chủ tịch Quốc hội, các Ủy viên Ủy ban Thường vụ Quốc hội. Về phía khách mời có Ủy viên Bộ Chính trị, Bí thư Trung ương Đảng, Chánh án Tòa án nhân dân tối cao Nguyễn Hòa Bình; Bí thư Trung ương Đảng, Phó Thủ tướng Chính phủ Lê Minh Khái; Ủy viên Trung ương Đảng, Tổng Kiểm toán Nhà nước Ngô Văn Tuấn; Phó Chủ tịch Ủy ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam Phùng Khánh Tài…

Phát biểu khai mạc phiên họp, Chủ tịch Quốc hội Vương Đình Huệ cho biết, phiên họp thường kỳ tháng 2/2023 dự kiến diễn ra trong 3 ngày (từ 13 đến 15/2) với nhiều nội dung lớn, quan trọng.

Cụ thể, Ủy ban Thường vụ Quốc hội cho ý kiến việc tiếp thu, chỉnh lý 3 dự án luật: Luật Phòng thủ dân sự (sửa đổi), Luật Bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng (sửa đổi) và Luật Giao dịch điện tử (sửa đổi) - đây là những dự án luật đã được cho ý kiến lần đầu tại Kỳ họp thứ 4, Quốc hội khóa XV.
 

dai bieu 2186

Các đại biểu dự phiên họp. (Ảnh: DUY LINH)
 

Chủ tịch Quốc hội nêu rõ, Luật Phòng thủ dân sự có cơ sở chính trị rất quan trọng, đó là Nghị quyết của Bộ Chính trị về phòng thủ dân sự và yêu cầu cấp bách của nước ta trong việc phòng, chống thiên tai, địch họa. Do đó, đề nghị Thường vụ Quốc hội và các cơ quan nghiên cứu, cho ý kiến để dự án luật có nội dung chi tiết nhất có thể, khắc phục tối đa “luật khung, luật ống”.

Liên quan đến Luật Bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng và Luật Giao dịch điện tử, Chủ tịch Quốc hội cho rằng yêu cầu mới đối với 2 lĩnh vực này cũng đặt ra rất cấp bách, đề nghị Thường vụ Quốc hội cho ý kiến về những nội dung tiếp thu và nội dung tiếp tục giải trình, xem xét liệu có cần thiết phải xin thêm ý kiến đại biểu Quốc hội chuyên trách trước khi tiến hành kỳ họp Quốc hội hay không, và tập trung vào những nội dung lớn nào.

Cũng tại phiên họp, Ủy ban Thường vụ Quốc hội sẽ xem xét, thông qua dự thảo Pháp lệnh Xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực kiểm toán nhà nước; đồng thời xem xét, cho ý kiến 3 dự thảo Nghị quyết của Ủy ban Thường vụ Quốc hội, gồm: Nghị quyết hướng dẫn thi hành Nội quy kỳ họp Quốc hội; Nghị quyết về nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu, tổ chức của Ban Thư ký; Nghị quyết về việc thi đua, khen thưởng đối với đại biểu Quốc hội, các cơ quan của Quốc hội, các cơ quan thuộc Ủy ban Thường vụ Quốc hội và cán bộ, công chức thuộc thẩm quyền quản lý của Ủy ban Thường vụ Quốc hội.
 

khai mac 2975

Quang cảnh phiên họp. (Ảnh: DUY LINH)


Ngoài ra, Ủy ban Thường vụ Quốc hội sẽ cho ý kiến về dự thảo Nghị định bảo vệ dữ liệu cá nhân. Nhấn mạnh đây là vấn đề mới và khó, Chủ tịch Quốc hội đề nghị các đại biểu cho ý kiến về tính cấp bách và các nội dung cơ bản lớn của nghị định này để Chính phủ có cơ sở tiếp tục nghiên cứu, tiếp thu, ban hành theo thẩm quyền.

Trong thời gian diễn ra phiên họp, Ủy ban Thường vụ Quốc hội xem xét, phê chuẩn đề nghị của Thủ tướng Chính phủ về việc bổ nhiệm và miễn nhiệm Đại sứ đặc mệnh toàn quyền của Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam; xem xét, quyết định thành lập một số đơn vị hành chính cấp huyện, cấp xã của các tỉnh An Giang, Bắc Ninh, Bắc Kạn, Bến Tre, Bình Dương, Đắk Lắk, Quảng Nam, Thái Nguyên, Trà Vinh, Vĩnh Phúc.

Liên quan đến kinh tế-xã hội, Ủy ban Thường vụ Quốc hội xem xét việc giao danh mục và mức vốn cho nhiệm vụ, dự án thuộc Chương trình phục hồi và phát triển kinh tế-xã hội (đợt 2). Chủ tịch Quốc hội đề nghị Thường vụ Quốc hội cho ý kiến vào nội dung tờ trình của Chính phủ về sự cần thiết, tính phù hợp với Nghị quyết của Ủy ban Thường vụ Quốc hội, cũng như tiêu chí, tiêu chuẩn của danh mục có đủ điều kiện giao vốn theo đề nghị của Chính phủ đối với 129 dự án thuộc Chương trình không.

Bên cạnh đó, Ủy ban Thường vụ Quốc hội cũng sẽ xem xét báo cáo tổng kết Kỳ họp bất thường lần thứ 2 và thứ 3, Quốc hội khóa XV; báo cáo công tác dân nguyện của Quốc hội tháng 12/2022 và tháng 1/2023.

Sau phát biểu khai mạc của Chủ tịch Quốc hội Vương Đình Huệ, Phó Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Khắc Định điều hành nội dung thứ nhất của phiên họp: xem xét, thông qua dự thảo Pháp lệnh Xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực kiểm toán nhà nước.

Nguồn tin: Theo nhandan.vn:

Click để đánh giá bài viết

  Ý kiến bạn đọc

Mã bảo mật   

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

Thống kê truy cập

  • Đang truy cập53
  • Hôm nay12,956
  • Tháng hiện tại168,817
  • Tổng lượt truy cập27,818,562

Hình ảnh nổi bật

12/2024/TT-BTTTT

Thông tư 12/2024/TT-BTTTT

Lượt xem:235 | lượt tải:66

Mau ĐXKNHV - HNB

Mẫu đơn xin gia nhập Hội Nhà báo Việt Nam

Lượt xem:460 | lượt tải:151

Mau ĐNCTHV

Mẫu danh sách đề nghị cấp thẻ hội viên mới

Lượt xem:439 | lượt tải:157

144/QĐ-HNB

QĐ công bố công khai quyết toán ngân sách 2023 của Hội Nhà báo Thái Nguyên

Lượt xem:73 | lượt tải:18

136/QĐ-HNB

công khai dự toán ngân sách 2024

Lượt xem:75 | lượt tải:21

Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây