Năm học mới: Chủ động cách dạy và học mới

Thứ tư - 08/09/2021 09:14   Đã xem: 794   Phản hồi: 0

Khi triển khai nhiệm vụ năm học mới, Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo Nguyễn Kim Sơn đã khẳng định, năm học này không thể coi dạy học trực tuyến (online) là tạm thời, mà đây là phương án hiệu quả trong bối cảnh dịch COVID-19 đang diễn biến rất phức tạp. Nhằm vừa đảm bảo chất lượng giáo dục cũng như sức khỏe cho học sinh, các trường trên địa bàn tỉnh đã triển khai khá tốt việc dạy, học trực tuyến và đều đang sẵn sàng cho phương án này trong năm học mới.

 Tổ chức thi thử trực tuyến tại Trường THCS Trưng Vương (T.P Thái Nguyên).
Tổ chức thi thử trực tuyến tại Trường THCS Trưng Vương (T.P Thái Nguyên).

Giáo viên nỗ lực

Năm học 2020-2021, thực hiện các giải pháp phòng, chống dịch bệnh, các địa phương trong tỉnh đều đã triển khai dạy và học trực tuyến. Các trường học đã sắp xếp thời khóa biểu học online cho tất cả các môn học, từ chính đến phụ, thậm chí cả thể dục. Cô Phạm Thị Tâm, giáo viên bộ môn Toán, Trường THCS Chùa Hang 2 (T.P Thái Nguyên) chia sẻ: Dạy trực tuyến rất vất vả cho giáo viên. Trước hết, chúng tôi bắt buộc phải tự học và trau dồi kiến thức về công nghệ thông tin để sử dụng thành thạo một số phần mềm dạy học. 

Bản thân đã có gần 30 năm kinh nghiệm giảng dạy nhưng để “bắt nhịp” với phương pháp này, cô Tâm đã phải huy động sự hỗ trợ của 2 cậu con trai và mất nhiều tháng để sử dụng thông thạo các phần mềm dạy học trực tuyến.

- “Đến tiết thì dạy theo thời khoá biểu, nhưng quản học sinh vất vả lắm vì có em tắt camera đi làm việc riêng, hết giờ giảng giáo viên giao bài tập, đợi học sinh làm xong, gửi lại rồi kiểm đếm đến mờ mắt. Đấy là dạy qua Zoom hoặc Meet, còn dạy trên phần mềm của Viettel thì phải tạo lớp học trước cả tuần, ôm máy tính suốt từ 2 giờ chiều đến gần 12 giờ đêm mới tạo được mấy phòng học. Giáo viên không những phải soạn giáo án hằng ngày như trước đây mà còn phải gửi thêm đường link, thường xuyên kiểm tra tin nhắn và e-mail của các em để phản hồi” – cô Tâm nói.

Theo cô giáo Vũ Thu Hương, Hiệu trưởng Trường THCS Trưng Vương (T.P Thái Nguyên): Tuy giai đoạn đầu còn nhiều bỡ ngỡ, khó khăn nhưng đội ngũ giáo viên của Nhà trường đã có nhiều sáng tạo trong triển khai dạy và học trực tuyến. Kết quả là chất lượng học sinh vẫn đảm bảo, trong khi các thầy, cô từng bước nâng cao kỹ năng sử dụng máy tính, điện thoại thông minh và các phần mềm dạy học trực tuyến. Năm học vừa qua, Nhà trường đã xây dựng kế hoạch và tổ chức  thi thử vào lớp 10 THPT lần thứ hai bằng hình thức trực tuyến được phụ huynh và học sinh đánh giá là rất thành công. Qua đó, nhiều em đã đạt thành tích cao trong Kỳ thi tuyển sinh vào lớp 10.

Triển khai phương pháp dạy và học trực tuyến, tại những trường học khác trên địa bàn, ban giám hiệu nhà trường đều có tài khoản tham gia các tiết học để thường xuyên giám sát, dự giờ. Thông qua đó kịp thời điều chỉnh cách dạy và học trực tuyến sao cho hiệu quả nhất. 

 Em Nguyễn Mạnh Dũng, lớp 10H, Trường THPT Đào Duy Từ đang học trực tuyến môn Hóa học

Học sinh tích cực

Em Lưu Bảo Ngọc, lớp 5D, Trường Tiểu học Túc Duyên (T.P Thái Nguyên) cho rằng: Lớp cháu có một số bạn rất hiếu động, nghịch ngợm. Tuy nhiên, trong các buổi học online, cháu không bị các bạn mất trật tự làm ảnh hưởng nên tập trung nghe cô giảng hơn. Mẹ cháu cũng quan tâm đến việc học của cháu hơn, ví dụ như luôn sạc đầy pin điện thoại để cháu theo dõi đủ bài, khi cháu làm xong bài tập, mẹ luôn giúp chụp ảnh gửi cho cô giáo. Với những bài nào cháu không kịp theo dõi trong nhóm lớp thì sau đó, cô sẽ giảng lại từ đầu và gửi video bài giảng để mẹ hướng dẫn cháu học. 

Còn em Nguyễn Mạnh Dũng, lớp 10H, Trường THPT Đào Duy Từ (T.P Thái Nguyên) cũng vừa có một năm học rất thành công khi “bứt phá” từ nhóm kém nhất lớp lên tốp trên và lần đầu tiên đạt danh hiệu Học sinh giỏi trong 4 năm học THCS. Dũng cũng đạt điểm khá cao trong Kỳ thi tuyển sinh vào lớp 10 vừa qua. 

Dũng nói: Với học trực tuyến, học sinh cần phải chủ động và tự giác vì thầy cô, cha mẹ khó có thể quản lý. Các bạn không tự giác sẽ không tiếp thu được bài. Các thầy cô luôn động viên, khích lệ những học sinh chăm chỉ, tự giác bằng cách thưởng điểm nên em rất phấn khởi. Bản thân em cũng biết các thầy cô phải vất vả tự học cách thao tác điện thoại thông minh và các ứng dụng để phục vụ công việc giảng dạy nên đã cố gắng hơn trong học tập. Nhờ các buổi học trực tuyến, em hình thành được ý thức tự giác, kỷ luật.

Dựa trên những kết quả đã đạt được sau gần 1 năm triển khai dạy và học trực tuyến, bước vào năm học mới 2021 - 2022, ngành Giáo dục tỉnh đã chủ động tăng cường ứng dụng công nghệ số vào hoạt động giáo dục nhằm sẵn sàng ứng phó với các tình huống dịch bệnh trong từng thời điểm. Điểm thay đổi dễ thấy nhất trong hoạt động dạy và học trực tuyến chính là ý thức tích cực và chủ động của cả giáo viên, phụ huynh và học sinh. Có sự hỗ trợ của công nghệ hiện đại, mỗi tiết học sẽ đem đến cho học sinh sự hấp dẫn, thú vị khiến các em tích cực hơn khi tham gia vào quá trình tiếp nhận kiến thức thay vì thụ động như trước đây. 

Theo baothainguyen.org.vn
Click để đánh giá bài viết

  Ý kiến bạn đọc

Mã bảo mật   

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

Thống kê truy cập

  • Đang truy cập142
  • Hôm nay30,414
  • Tháng hiện tại373,744
  • Tổng lượt truy cập26,656,156

Hình ảnh nổi bật

12/2024/TT-BTTTT

Thông tư 12/2024/TT-BTTTT

Lượt xem:125 | lượt tải:52

STT 13

Mẫu đơn xin gia nhập Hội Nhà báo Việt Nam

Lượt xem:352 | lượt tải:128

STT 13

Mẫu danh sách đề nghị cấp thẻ hội viên mới

Lượt xem:363 | lượt tải:138

09/2023/NQ-HĐND

Nghị quyết ban hành Quy định nội dung, mức chi đối với tập thể, cá nhân đoạt giải trong kỳ thi, cuộc thi Quốc tế, Quốc gia thuộc lĩnh vực giáo dục - đào tạo, thể dục - thể thao, văn học- nghệ thuật, thông tin - truyền thông

Lượt xem:829 | lượt tải:189

274/TB-VPCP

Toàn văn kết luận của Thủ tướng tại buổi làm việc với Hội Nhà báo Việt Nam

Lượt xem:858 | lượt tải:260

Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây