Nhà tưởng niệm Bác Hồ ở ATK Định Hóa

Thứ năm - 19/05/2022 07:31   Đã xem: 1370   Phản hồi: 0

Đúng vào dịp kỷ niệm 115 năm Ngày sinh Bác Hồ kính yêu (19/5/1890 - 19/5/2005), Thành ủy, HĐND, UBND TP Hà Nội và Tỉnh ủy, HĐND, UBND tỉnh Thái Nguyên đã tổ chức trọng thể Lễ khánh thành Nhà tưởng niệm Chủ tịch Hồ Chí Minh trên đỉnh đèo De thuộc xã Phú Đình (Định Hóa). Tại nơi này cũng đã diễn ra Lễ kỷ niệm 60 năm Ngày Chủ tịch Hồ Chí Minh, Trung ương Đảng, Chính phủ lên ATK Định Hóa lãnh đạo kháng chiến (20/5/1947 - 20/5/2007) và nhiều sự kiện quan trọng khác.

Nhà tưởng niệm Bac ATK 2
Nhà tưởng niệm Chủ tịch Hồ Chí Minh tại Đèo De, Phú Đình, Định Hóa

Nhà tưởng niệm Chủ tịch Hồ Chí Minh ở Phú Đình giờ đây đã được nhân dân các dân tộc quen gọi là Đền thờ Bác Hồ, là công trình do Thủ đô Hà Nội kết hợp với Thái Nguyên - Thủ đô kháng chiến hợp tác xây dựng ở đỉnh đèo De, tựa vào dãy núi Hồng, gần Khuôn Tát và Tỉn Keo, nơi ở và làm việc của Bác trong thời kỳ Kháng chiến chống Pháp. Đây là Đền thờ Bác Hồ lớn nhất ở nước ta, được xây dựng tại vị trí trung tâm Thủ đô gió ngàn Chiến khu Việt Bắc năm xưa. 
Toàn bộ các hạng mục Nhà tưởng niệm có tổng diện tích 16.000m2 gồm Tứ trụ, Tam quan, Nhà dâng hương tưởng niệm và trưng bày các hình ảnh, tư liệu về danh nhân văn hóa Hồ Chí Minh. Từ cổng Tứ trụ bước lên 115 bậc - ghi nhớ công trình xây dựng đúng vào dịp kỷ niệm 115 Ngày sinh của Bác (19/5/2005) tới nhà Tam quan. Leo tiếp 79 bậc - ghi nhớ 79 mùa xuân của Bác, đến Nhà tưởng niệm với diện tích sàn 625m2 gồm hai tầng, kiến trúc theo lối đền chùa truyền thống mái lợp ngói đỏ, hệ thống khuôn viên đường bao quanh như một đóa sen nở, những cánh sen là 79 cây vạn tuế. Những bờ hoa râm bụt lấy giống từ bờ hoa râm bụt cổ thụ Bác trồng trên đồi Tỉn Keo (1948). 
Hai bên tả, hữu khuôn Tam quan, bao quanh Nhà tưởng niệm Bác Hồ là rừng cây xanh do các đồng chí lãnh đạo Đảng, Nhà nước trồng. 
Ở vị trí trang trọng giữa điện thờ của Nhà tưởng niệm là bức tượng bán thân chân dung Chủ tịch Hồ Chí Minh bằng đồng cao 99cm do các nghệ nhân làng Ngũ Xã (Hà Nội) chế tác. Nơi cao nhất treo bức hoành phi "Đời đời nhớ ơn Chủ tịch Hồ Chí Minh vĩ đại", đối diện là bức đại tự "Hồ Chí Minh mặt trời sáng mãi".  Phía trên là hình búa liềm và ngôi sao vàng đắp nổi cạnh câu đối của Giáo sư Vũ Khiêu:
Thâu hết tinh hoa kim cổ lại
Xây cao văn hiến nước non này
Câu đề lời Bác:
Đoàn kết, đoàn kết, đại đoàn kết
Thành công, thành công, đại thành công
Ngay ở cửa ra vào đặt dọc 2 cột bên tả, bên hữu cũng có câu đối:
Kháng chiến nhất định thắng lợi
Kiến quốc nhất định thành công
Trong Nhà tưởng niệm còn trưng bày ảnh, tư liệu, hiện vật về hoạt động của Chủ tịch Hồ Chí Minh và các đồng chí lãnh đạo Đảng, Nhà nước ở Tân Trào - Thủ đô của khu giải phóng hồi Cách mạng Tháng Tám năm 1945 và thời kỳ Bác trở lại Chiến khu Việt Bắc đặt đại bản doanh tại ATK Định Hóa…
Với vị trí đắc địa “Tiến có thể đánh, lui có thể giữ”, Định Hóa là nơi Chủ tịch Hồ Chí Minh chọn làm nơi ở, nơi làm việc bởi ở đó không chỉ có phong cảnh hữu tình: “Trên có núi/ Dưới có sông/ Có đất ta trồng/ Có bãi ta vui”, mà Định Hóa còn là địa điểm thuận tiện cho việc “Tiện đường sang bộ Tổng/ Thuận lối tới Trung ương”. Trong suốt quãng thời gian từ 1947 đến năm 1954, ATK Định Hóa trở thành thủ đô trong cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp của quân và dân Việt Nam. 
Những địa danh như: Tỉn Keo (xã Phú Đình) - nơi Bác Hồ đã ở và làm việc từ 1947-1948, cũng là nơi Hồ Chủ tịch cùng Bộ Chính trị quyết định chiến dịch Đông Xuân 1953-1954; đồi Nà Đình (xóm Khuôn Tát, xã Phú Đình)- nơi Bác Hồ ở và làm việc cùng các đồng chí Trường Chinh, Phạm Văn Đồng, Võ Nguyên Giáp; đồi Khau Tý (xã Điềm Mạc) - nơi ở đầu tiên của Bác Hồ khi đặt chân về ATK Định Hóa ngày 20.5.1947; Phụng Hiển (xã Điềm Mặc) - nơi làm việc của đồng chí Trường Chinh; xóm Bảo Biên (xã Bảo Linh) - nơi cơ quan Bộ Quốc phòng và Đại tướng Võ Nguyên Giáp đóng từ 1949-1954; đình làng Quặng (xã Định Biên) - tại đây ngày 15.5.1945 diễn ra lễ hợp nhất Việt Nam tuyên truyền giải phóng quân và đội Cứu Quốc quân thành đội Việt Nam Giải phóng quân; Nhà tù Chợ Chu Định Hoá được xây dựng năm 1916 để giam giữ những người yêu nước và các chiến sĩ Cộng sản Việt Nam; địa điểm thành lập Hội Nhà báo Việt Nam, xóm Roòng Khoa, xã Điềm Mặc, huyện Định Hoá. Tại đây ngày 21.4.1950 đã diễn ra Đại hội lần thứ nhất Hội những người viết báo Việt Nam (tiền thân của Hội Nhà báo Việt Nam ngày nay)... đã trở thành một bộ phận quan trọng, góp phần tạo nên quần thể di tích chiến khu Việt Bắc.
ATK Định Hóa là thủ đô kháng chiến có một không hai trên thế giới, gắn liền với cuộc kháng chiến thần thánh của dân tộc mà cách đây tròn 75 năm, Bác cùng các đồng chí lãnh đạo Đảng, Chính phủ đã “Vạch đường đi từng phút, từng giờ” để làm nên những chiến thắng vang dội, có ý nghĩa quyết định trong sự nghiệp giành độc lập tự do cho dân tộc. Đặc biệt, tại xã Phú Đình, nơi Bác cùng Trung ương Đảng, Chính phủ, Bộ Tổng Tư lệnh ra nhiều quyết định quan trọng liên quan vận mệnh đất nước.
Là điểm nhấn của Khu di tích Quốc gia đặc biệt An Toàn Khu (ATK) Định Hóa “Thủ đô Gió Ngàn, Chiến khu Việt Bắc”- một quần thể Di tích lịch sử cách mạng quan trọng bậc nhất của dân tộc Việt Nam ở thế kỷ XX, có ý nghĩa và giá trị trên nhiều mặt,  Nhà tưởng niệm Chủ tịch Hồ Chí Minh tại ATK  Định Hóa còn là một công trình kiến trúc nghệ thuật, là nơi để mỗi người con đất Việt trên khắp mọi miền Tổ quốc tìm về.
ATK HNB DANG HUONG
Các nhà báo dâng hương tại Nhà tưởng niệm Chủ tịch Hồ Chí Minh nhân Kỷ niệm 132 Ngày sinh của Bác

Vừa qua, hướng tới kỷ niệm 75 năm ngày Bác Hồ, Trung ương Đảng, chính phủ về ATK Định Hóa lãnh đạo cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp (20/5/1947- 20/5/2022), 72 năm ngày thành lập Hội Nhà báo Việt Nam (21/4/1950- 21/4/2022), Đoàn công tác của Hội Nhà báo Việt Nam đã tổ chức Chương trình về nguồn tại di tích ATK Định Hoá.
Đồng chí Lê Quốc Minh, Ủy viên Ban Chấp hành Trung ương Đảng, Tổng biên tập Báo Nhân Dân, Phó trưởng ban Tuyên giáo trung ương, Chủ tịch Hội Nhà báo Việt Nam đã xúc động ghi những dòng lưu bút trong cuốn sổ lưu niệm: "Hôm nay, tại Di tích Lịch sử Quốc gia đặc biệt ATK Định Hoá, Đoàn công tác của Hội Nhà báo Việt Nam xin kính cẩn nghiêng mình trước anh linh chủ tịch Hồ Chí Minh - anh hùng giải phóng nhân dân, nhà văn hoá kiệt xuất, nhà báo vĩ đại. Chúng con nguyện học tập và làm theo tấm gương đạo đức của Người, đưa nên báo chí cách mạng Việt Nam phát triển hơn nữa". Lời hứa của Chủ tịch Lê Quốc Minh cũng chính là lời hứa của toàn thể hội viên Hội Nhà báo Việt Nam noi gương Bác Hồ kính yêu, khắc ghi lời dạy của Bác - người thầy vĩ đại của báo chí cách mạng Việt Nam.

 

Tác giả bài viết: Ngọc Khuê

Click để đánh giá bài viết

  Ý kiến bạn đọc

Mã bảo mật   

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

Thống kê truy cập

  • Đang truy cập91
  • Hôm nay12,355
  • Tháng hiện tại393,197
  • Tổng lượt truy cập24,940,140

Hình ảnh nổi bật

STT 13

Mẫu đơn xin gia nhập Hội Nhà báo Việt Nam

Lượt xem:224 | lượt tải:84

STT 13

Mẫu danh sách đề nghị cấp thẻ hội viên mới

Lượt xem:229 | lượt tải:83

09/2023/NQ-HĐND

Nghị quyết ban hành Quy định nội dung, mức chi đối với tập thể, cá nhân đoạt giải trong kỳ thi, cuộc thi Quốc tế, Quốc gia thuộc lĩnh vực giáo dục - đào tạo, thể dục - thể thao, văn học- nghệ thuật, thông tin - truyền thông

Lượt xem:707 | lượt tải:161

274/TB-VPCP

Toàn văn kết luận của Thủ tướng tại buổi làm việc với Hội Nhà báo Việt Nam

Lượt xem:713 | lượt tải:220

mẫu 1

mẫu đơn đề nghị tặng kỷ niệm chương Vì sự nghiệp báo chí Việt Nam

Lượt xem:919 | lượt tải:224

Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây