Truyền thông quốc tế: Tác nghiệp trên “trận tuyến Covid-19” Bài 2: Áp lực tác nghiệp thời Covid-19: Chuyện của những nhà báo Anh

Thứ sáu - 22/05/2020 07:49   Đã xem: 661   Phản hồi: 0

“Enormous pressure” - áp lực rất lớn, “coping with” - phải đối mặt - đó là hai trong số những cụm từ xuất hiện nhiều nhất với những người làm báo trên khắp toàn cầu thời đại dịch Covid-19.Áp lực ấy là gì? Họ phải đối mặt với điều gì - trước hết xin mời đến với những trải nghiệm từ một số nhà báo Anh qua bài viết của Hannah Mays đăng trên theguardian.com ngày 21/3 vừa qua.

coronavirus journalist 1536x1028 2114
 
Tới thời điểm này, châu Âu nói chung, nước Anh nói riêng đã phải hứng chịu những hệ lụy nặng nề gây ra bởi đại dịch Covid-19.  Mới đây, trong bối cảnh số ca nhiễm mới và tử vong vì virus Corona chủng mới tăng vọt ở Anh, Thủ tướng Boris Johnson đã tuyên bố áp lệnh phong tỏa toàn quốc trong 3 tuần để dập dịch. Lệnh phong tỏa bắt đầu có hiệu lực từ tối ngày 23/3 (theo giờ địa phương) và sẽ được Chính phủ Anh xem xét lại sau đó. Theo sắc lệnh mới, mọi người dân phải ở trong nhà, chỉ được phép ra ngoài mua nhu yếu phẩm, thuốc men, tìm kiếm sự trợ giúp y tế và đến cơ quan khi không thể làm một số công việc tại nhà. Các cửa hàng bán những mặt hàng không được xếp vào dạng thiết yếu sẽ phải đóng cửa. Nhà chức trách hiện cũng cấm việc tụ tập, gặp gỡ từ 2 người trở lên đối với những người không sống cùng một nhà. Phát biểu trên truyền hình quốc gia, Thủ tướng Johnson khẳng định, Anh đang đối mặt với “thời khắc khẩn cấp quốc gia” cũng như mối đe dọa lớn nhất với nước này trong nhiều thập kỷ trở lại đây. 
Tuy nhiên, với các nhà báo Anh, chẳng cần đến “thời khắc khẩn cấp quốc gia”, ngay từ khi dịch Covid-19 tấn công xứ sở sương mù, họ đã phải thay đổi rất nhiều trong cả phương pháp làm việc lẫn cuộc sống riêng tư để thích ứng với dịch bệnh.
Cái gọi là “Enormous pressure” - “áp lực rất lớn” với các nhà báo Anh ở đây chính là việc trong những ngày đại dịch, thì dòng thông tin chủ lưu cũng là dòng thông tin lớn nhất, được công chúng quan tâm nhất không gì khác là tỷ thứ về dịch bệnh. Cũng chính vì dòng thông tin không ngơi nghỉ, thậm chí ngày càng dày đặc, đã khiến không ít nhà báo cảm thấy… “ngộp thở”.
Nhưng dù có “ngộp thở”, thì với chức năng, nhiệm vụ truyền tải thông tin của mình, khi mà độc giả đang từng ngày từng giờ thậm chí từng giây từng phút đón đợi những tin tức mới nhất về dịch bệnh thì các nhà báo tuyệt đối không có quyền được dừng lại, được nghỉ ngơi. Hay nói một cách khác họ là những “cỗ máy” không được phép hỏng hóc. Xét về khía cạnh này, áp lực của họ không khác nhiều với các y, bác sĩ hay những người đang đảm nhiệm việc cung cấp những dịch vụ công cộng thiết yếu cho người dân. Áp lực ấy càng lớn hơn bởi các nhà báo trước hết cũng là những người bình thường, họ có gia đình, có những đứa con. Thời dịch bệnh, khi nhiều người bạn của họ có thể chuyên tâm chăm sóc gia đình thì với nhiều nhà báo, việc này là phải “hai trong một”. Một mặt các nhà báo phải đảm bảo rằng cung cấp cho công chúng thông tin kịp thời nhất, chính xác nhất về dịch bệnh, thì mặt khác họ vẫn phải để mắt tới việc chăm nom những đứa con của mình vốn đang phải nghỉ học ở nhà vì dịch bệnh.
 
nyc subway coronavirus journalism gt img 2114

Làm sao để bảo đảm an toàn cho bản thân, từ đó cho gia đình, đồng nghiệp khi tác nghiệp trong dịch bệnh truyền nhiễm khủng khiếp như Covid-19 cũng là áp lực lớn khác của các nhà báo. Trong khi đó, không phải nhà báo Anh nào cũng được tòa soạn trả mức lương đủ lớn để có thể bù đắp cho những chi phí chi trả khi không may lây nhiễm. Chưa kể, tại Anh, số nhà báo tác nghiệp tự do, “được bài nào xào bài đấy” cũng không hiếm. Trong suốt những tháng dịch bệnh Covid-19 vừa qua, lãnh đạo Liên minh các nhà báo Anh (NUJ) đã từng chia sẻ rằng họ liên tục phải có những động thái giải thích cặn kẽ xung quanh câu chuyện này. Mọi chuyện càng trở nên “căng như dây đàn” cùng với sự gia tăng phức tạp của dịch bệnh thì số lượng nhà báo đang tự phải cách ly hoặc chịu sự cách ly ngày càng tăng.
Tờ The Guardian đã khép lại bài viết bằng việc dẫn lại lời của một đồng nghiệp từ kênh truyền hình BBC, rằng Covid-19 là chuyện chẳng mấy vui vẻ nếu không muốn nói là đau khổ, buồn chán, với tất cả nhân loại, trong đó có những người làm báo, khi mọi thứ, cả trong cuộc sống lẫn công việc đều bị đảo lộn, bị ảnh hưởng theo chiều tiêu cực. Nhưng với tư cách một tổ chức báo chí, BBC làm hết sức mình để hỗ trợ các phóng viên, biên tập viên của mình trong thời dịch bệnh Covid-19 này, trong đó có cơ chế hỗ trợ về mọi mặt để các phóng viên, biên tập viên làm việc hiệu quả nhất, an toàn nhất có thể. Chúng tôi làm vậy bởi chúng tôi quyết tâm theo đuổi dòng thông tin về dịch bệnh, vì cộng đồng và sẽ tiếp tục, cho tới khi nào dịch bệnh còn tiếp tục.

 
 

Tác giả bài viết: HG (tổng hợp)

Nguồn tin: congluan.vn

Click để đánh giá bài viết

  Ý kiến bạn đọc

Mã bảo mật   

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

Thống kê truy cập

  • Đang truy cập135
  • Hôm nay30,279
  • Tháng hiện tại373,609
  • Tổng lượt truy cập26,656,021

Hình ảnh nổi bật

12/2024/TT-BTTTT

Thông tư 12/2024/TT-BTTTT

Lượt xem:125 | lượt tải:52

STT 13

Mẫu đơn xin gia nhập Hội Nhà báo Việt Nam

Lượt xem:352 | lượt tải:128

STT 13

Mẫu danh sách đề nghị cấp thẻ hội viên mới

Lượt xem:363 | lượt tải:138

09/2023/NQ-HĐND

Nghị quyết ban hành Quy định nội dung, mức chi đối với tập thể, cá nhân đoạt giải trong kỳ thi, cuộc thi Quốc tế, Quốc gia thuộc lĩnh vực giáo dục - đào tạo, thể dục - thể thao, văn học- nghệ thuật, thông tin - truyền thông

Lượt xem:829 | lượt tải:189

274/TB-VPCP

Toàn văn kết luận của Thủ tướng tại buổi làm việc với Hội Nhà báo Việt Nam

Lượt xem:858 | lượt tải:260

Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây