COVID-19 làm giảm tăng trưởng kinh tế toàn cầu 2020 đến mức nào?

Thứ tư - 19/02/2020 15:15   Đã xem: 795   Phản hồi: 0

Tổng Giám đốc Quỹ Tiền tệ quốc tế (IMF) Kristalina Georgieva đánh giá tăng trưởng kinh tế toàn cầu sẽ chịu ảnh hưởng nhẹ từ dịch bệnh viêm đường hô hấp cấp do chủng mới của virus Corona (COVID-19) gây ra.

Tổng Giám đốc IMF Kristalina Georgievab.

Phát biểu tại Diễn đàn Phụ nữ toàn cầu diễn ra ở Dubai, Các Tiểu vương quốc Arab Thống nhất (UAE), bà Georgieva cảnh báo tăng trưởng kinh tế toàn cầu có thể suy giảm ở mức 0,1-0,2% do tác động của dịch Covid-19.

Tuy nhiên, bà cho rằng tác động toàn diện của dịch đối với kinh tế toàn cầu sẽ phụ thuộc vào tốc độ kiểm soát dịch bệnh này và còn "quá sớm" để đánh giá điều này do hiện mới chỉ thấy được tác động đối với các lĩnh vực du lịch và giao thông vận tải.

Cũng theo Tổng Giám đốc IMF trên, nếu dịch COVID-19 sớm được khống chế, kinh tế toàn cầu có thể sẽ chứng kiến sự suy giảm và sau đó là sự phục hồi nhanh chóng.

Trước đó, trong báo cáo cập nhật Triển vọng Kinh tế thế giới công bố hồi tháng 1 vừa qua, IMF đã hạ dự báo tăng trưởng kinh tế toàn cầu trong năm 2020 xuống còn 3,3%, giảm 0,1% so với mức dự báo trước đó.

So sánh với tác động của dịch Hội chứng Viêm đường hô hấp cấp (SARS) hồi năm 2003, bà Georgieva cho rằng nền kinh tế Trung Quốc khi đó chỉ chiếm 8% tăng trưởng kinh tế toàn cầu, trong khi con số này ngày nay là 19%.

Trong khi đó, Deutsche Bank dự báo, do tình hình COVID-19, tăng trưởng của Trung Quốc sẽ giảm 1,5% trong quý I so với cùng kỳ năm 2019, ở 4,6%. Tăng trưởng toàn cầu dự kiến ​​giảm 0,5 điểm phần trăm.

Sự bùng phát của virus Corona đang gây thiệt hại tới xuất khẩu của Trung Quốc và làm gián đoạn chuỗi cung ứng toàn cầu. Nền kinh tế lớn thứ hai thế giới rơi vào tình trạng bế tắc trong hai tuần sau khi chính phủ Trung Quốc kéo dài kỳ nghỉ Tết Âm lịch để kiểm soát dịch bệnh đã khiến hơn 1.500 người tử vong, hơn 60.000 người nhiễm bệnh trên thế giới.

Ảnh hưởng của dịch bệnh dự kiến lớn hơn nhiều so với đợt bùng phát dịch SARS, một loại virus Corona khác có nguồn gốc từ Trung Quốc, vào năm 2002. Nền kinh tế Trung Quốc hiện đã phát triển gấp 4 lần và liên kết chặt chẽ hơn với phần còn lại của thế giới.

Oxford Economics cho rằng tăng trưởng Trung Quốc sẽ chịu ảnh hưởng nghiêm trọng hơn và đã hạ triển vọng tăng trưởng toàn cầu năm nay từ 2,5% xuống 2,3%, mức yếu nhất kể từ năm 2009.

Công ty toàn cầu cạn dần linh kiện

Trung Quốc là nhà xuất khẩu linh kiện điện và điện tử lớn nhất thế giới, gấp 5 lần Đức và chiếm 30% giá trị xuất khẩu toàn cầu, theo dữ liệu từ Unctad, Hội nghị Thương mại và Phát triển Liên Hợp Quốc.

"Sự bùng nổ của virus Corona có khả năng khiến ngành sản xuất toàn cầu rơi vào suy thoái trong nửa đầu năm 2020. Điện tử và máy tính có nguy cơ cao nhất", theo chuyên gia kinh tế Ana Boata tại Allianz Research.

Nhu cầu tại Trung Quốc suy yếu khi khách hàng không ra khỏi nhà và các dịch vụ vẫn đóng cửa. Điều này có tác động toàn cầu khi Trung Quốc chiếm 11% lượng hàng hóa nhập khẩu trên thế giới, tăng từ mức 2,7% 20 năm trước.

Các thương hiệu bán lẻ lớn, như Levi Strauss, Ikea, H&M, Nike và Starbucks đã đóng nhiều cửa hàng của họ tại Trung Quốc. Các khu nghỉ dưỡng Walt Disney ở Thượng Hải và Hong Kong cũng ngừng hoạt động.

Gián đoạn du lịch cũng được dự báo làm giảm nhu cầu. Khoảng 20 hãng hàng không, bao gồm American Airlines, British Airways và Air France, đã hủy các chuyến bay đến Trung Quốc, một số kéo dài tới tháng 3 và tháng 4.

Du lịch quốc tế dự kiến bị ảnh hưởng với tình trạng hủy phòng tăng lên và đặt phòng giảm đi. Khoảng 150 triệu khách du lịch Trung Quốc - con số lớn nhất so với ​​bất kỳ quốc gia nào - chi khoảng 279 tỷ USD khi du lịch hàng năm, theo Tổ chức Du lịch thế giới của Liên Hợp Quốc.

Khách du lịch từ Trung Quốc chiếm phần lớn nhất trong số du khách đến Nhật Bản, Hàn Quốc và Thái Lan. Các chuyến du hành trên biển cũng bị hoãn lại.

Tổ chức tư vấn nghiên cứu năng lượng Wood Mackenzie ước tính nhu cầu khí đốt ở Trung Quốc sẽ giảm khoảng 2 tỷ m3 tính đến cuối tuần đầu tiên của tháng 2. Oxford Economics hạ dự báo tăng trưởng nhu cầu dầu thô hàng năm 200.000 thùng/ngày, xuống còn 900.000 thùng/ngày.

Nhiều nhà kinh tế trông đợi sự phục hồi tăng trưởng của Trung Quốc trong quý II khi giai đoạn tồi tệ nhất của dịch bệnh đã qua. Tuy nhiên, Freya Beamish, nhà kinh tế trưởng châu Á tại Pantheon Economics, cho rằng ngành sản xuất được tái khởi động sẽ là động lực chính của giai đoạn phục hồi, do "nhiều dịch vụ khó có thể phát triển được như trước".

Nguồn: Chinhphu.vn

Nguồn tin: Chinhphu.vn

Xếp hạng: 1 - 1 phiếu bầu
Click để đánh giá bài viết

  Ý kiến bạn đọc

Mã bảo mật   

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

Thống kê truy cập

  • Đang truy cập67
  • Hôm nay36,081
  • Tháng hiện tại379,411
  • Tổng lượt truy cập26,661,823

Hình ảnh nổi bật

12/2024/TT-BTTTT

Thông tư 12/2024/TT-BTTTT

Lượt xem:125 | lượt tải:52

STT 13

Mẫu đơn xin gia nhập Hội Nhà báo Việt Nam

Lượt xem:352 | lượt tải:129

STT 13

Mẫu danh sách đề nghị cấp thẻ hội viên mới

Lượt xem:363 | lượt tải:139

09/2023/NQ-HĐND

Nghị quyết ban hành Quy định nội dung, mức chi đối với tập thể, cá nhân đoạt giải trong kỳ thi, cuộc thi Quốc tế, Quốc gia thuộc lĩnh vực giáo dục - đào tạo, thể dục - thể thao, văn học- nghệ thuật, thông tin - truyền thông

Lượt xem:829 | lượt tải:190

274/TB-VPCP

Toàn văn kết luận của Thủ tướng tại buổi làm việc với Hội Nhà báo Việt Nam

Lượt xem:858 | lượt tải:261

Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây