Báo chí rộng đường, doanh nghiệp khởi sắc
Mấy tuần vừa qua, chúng ta thấy thông tin về giá vàng nóng ran trên các mặt báo. Quay ngược thời gian trở lại hơn 10 năm trước, đã từng có một giai đoạn mà thông tin về giá vàng nóng hổi không kém; và chính sách quản lý thị trường vàng thực sự là bài toán gây đau đầu đối với cơ quan quản lý và những người hoạch định chính sách vĩ mô.
Bàn cụ thể hơn về vấn đề này, PGS.TS Đinh Trọng Thịnh - Giảng viên cao cấp Học viện Tài chính cho biết, đó là năm 2009 - 2010, thị trường vàng biến động phức tạp, hỗn loạn chưa từng có, do quy định quản lý thời điểm bấy giờ thả lỏng để các bên tham gia thị trường tự do.
Mặc dù đã có nhiều biện pháp được áp dụng liên tục trong năm đó, nhưng vấn đề chỉ được giải quyết trong ngắn hạn. Cơn sốt vàng vẫn quay trở lại do thói quen nắm giữ, đầu cơ vàng đã ăn sâu trong tâm lý người dân.
Với sự hỗ trợ tuyên truyền thông tin của báo chí, bức tranh khởi nghiệp của doanh nghiệp Việt Nam mang nhiều màu sắc ấn tượng trong những năm qua. (Ảnh minh hoạ)
"Tại thời điểm đó, Nghị định 24 ra đời và vướng phải sự phản ứng trái chiều của xã hội. Báo chí là kênh cung cấp thông tin, truyền tải đường lối của Đảng, chính sách pháp luật của Nhà nước đến với doanh nghiệp và người dân trong xã hội. Báo chí cũng trở thành diễn đàn để doanh nghiệp bày tỏ quan điểm, chính kiến cũng như những kiến nghị của mình với các cơ quan có trách nhiệm với Đảng, Nhà nước, từ đó Nghị định 24 đã thực sự phát huy hiệu quả tích cực đưa thị trường vàng vào khuôn khổ", PGS.TS Đinh Trọng Thịnh nhấn mạnh.
Thêm một ví dụ nữa được PGS.TS Đinh Trọng Thịnh nhắc đến, thời gian vừa qua, chương trình người Việt Nam dùng hàng Việt Nam đã có chỗ đứng vững chắc trong lòng người tiêu dùng, đó là nhờ có công rất lớn của các cơ quan báo chí trong việc tuyên truyền, phổ biến. "Báo chí giúp doanh nghiệp có cái nhìn tổng quan về thị trường, từ đó định hướng sản xuất hàng hóa phù hợp với nhu cầu. Các cơ quan báo chí chắp cánh thương hiệu của doanh nghiệp, giúp doanh nghiệp phát triển hơn, thúc đẩy sản xuất", PGS.TS Đinh Trọng Thịnh nhận định.
Nhấn mạnh đến vai trò quan trọng của báo chí, ông Đinh Việt Hoà - Chủ tịch Hiệp hội Khởi nghiệp quốc gia cho biết, Hiệp hội thành lập với tôn chỉ mục đích thúc đẩy tinh thần khởi nghiệp và phát triển cộng đồng sáng lập doanh nghiệp Việt Nam. "Thông qua việc tổ chức nhiều chương trình trong nhiều năm qua, chúng tôi nhận thấy vai trò quan trọng của báo chí trong việc thúc đẩy sự phát triển của doanh nghiệp là rất lớn", ông Đinh Việt Hoà cho hay.
Theo ông Hoà, vào năm 2016, khi Chính phủ ra Quyết định 2016 là năm quốc gia khởi nghiệp đã tạo ra một làn sóng mới, một kỷ nguyên mới, số lượng doanh nghiệp thành lập tăng lên kỷ lục. Bình quân những năm trước đó là khoảng 50-70 ngàn doanh nghiệp đăng ký mới/ năm. Đến 2016 con số này tăng lên 110 ngàn doanh nghiệp.
Trong những năm qua, trước ảnh hưởng rất lớn từ dịch Covid-19 và rất nhiều tác động tiêu cực khác, số lượng doanh nghiệp thành lập mới vẫn tăng mạnh. Chỉ riêng 9 tháng đầu năm 2024, đã có 122 ngàn doanh nghiệp thành lập mới - gấp 2 lần năm 2014. "Để có được sự phát triển mạnh mẽ đó, có sự đóng góp hỗ trợ rất lớn từ báo chí, kênh thông tin truyền thông tạo nên tinh thần khởi nghiệp lan rộng từ trung ương đến địa phương, khơi dậy khát khao khởi nghiệp trong các bạn trẻ", ông Đinh Việt Hoà nói.
Nâng cao chất lượng thông tin kinh tế, doanh nghiệp trên báo chí
Ông Đinh Việt Hoà nhìn nhận, báo chí có vai trò rất quan trọng trong việc nâng cao năng lực hoạt động doanh nghiệp, báo chí giúp cho lãnh đạo doanh nghiệp được nâng tầm, báo chí cũng đóng góp không nhỏ trong quá trình quản trị doanh nghiệp, định hướng phát triển, lựa chọn sản phẩm, vận hành doanh nghiệp...
Tuy nhiên, ông Hoà cho biết, trong bối cảnh các sàn thương mại điện tử đang trỗi dậy, thị trường bán lẻ của Việt Nam đang mất dần. Thực tế cho thấy, hiện nay các siêu thị lớn của Việt Nam nằm trong tay người nước ngoài, chủ của các sàn thương mại điện tử cũng không là người Việt. Doanh nghiệp Việt Nam đang gặp rất nhiều khó khăn trong việc phân phối hàng hoá.
Mối quan hệ báo chí và doanh nghiệp từ lâu đã được nhận định là không thể tách rời vì sự phát triển bền vững.
Để hỗ trợ doanh nghiệp và nâng cao chất lượng thông tin về kinh tế và doanh nghiệp trên báo chí, ông Lê Quốc Minh - Uỷ viên Trung ương Đảng, Tổng biên tập Báo Nhân Dân, Phó trưởng Ban Tuyên giáo Trung ương, Chủ tịch Hội Nhà báo Việt Nam lấy dẫn chứng trong thời buổi của báo chí dữ liệu lên ngôi, Báo Nhân Dân đã xây dựng Chuyên trang OCOP kết hợp thông tin, dữ liệu với công nghệ và các ý tưởng sáng tạo, nhằm góp phần lan tỏa những giá trị về chất lượng, văn hóa của sản phẩm OCOP Việt Nam.
Qua đó, thúc đẩy mạnh mẽ hơn nữa hoạt động truyền thông chính sách, đi vào chiều sâu, đáp ứng tốt hơn trước các yêu cầu mới của Chương trình OCOP. Báo Nhân Dân liên tục phối hợp với các Sở NN&PTNT trên cả nước, đến nay đã cập nhật gần 12 ngàn sản phẩm OCOP xây dựng thành một cơ sở dữ liệu quan trọng.
Trong tuần vừa qua, Báo Nhân Dân cũng phối hợp với Bộ Công Thương khai trương chuyên trang Thương hiệu quốc gia - với những thông tin toàn diện, minh bạch về từng doanh nghiệp, sản phẩm sẽ là kênh tra cứu rất uy tín trong và ngoài nước, góp phần quảng bá, phát triển và bảo vệ các thương hiệu Việt.
"Báo Nhân Dân cũng đang xây dựng kế hoạch với VCCI trong việc triển khai trang thông tin về Doanh nghiệp Việt Nam, nếu tất cả các doanh nghiệp đóng góp cơ sở dữ liệu vào đó sẽ trở thành kho vàng về dữ liệu", Chủ tịch Lê Quốc Minh nhấn mạnh
Ông Lê Quốc Minh cho biết, hãng thông tấn Reuters - một trong những hãng thông tấn lớn nhất và đáng tin cậy nhất trên thế giới với bộ phận làm nội dung chỉ có 5-7 người, nhưng bộ phận nhập dữ liệu của họ lên tới 100-200 người - cho thấy cách thức làm báo chí dữ liệu đang là xu hướng tất yếu.
"Kỳ vọng các cơ quan báo chí sẽ nghiên cứu những cách thức làm báo mới thúc đẩy hơn nữa mối quan hệ giữa báo chí và doanh nghiệp hướng đến mục tiêu lớn nhất là đóng góp tối đa vào sự phát triển chung của kinh tế-xã hội của đất nước", Chủ tịch Hội Nhà báo Việt Nam chia sẻ.
Nhìn nhận về phía doanh nghiệp trong việc hợp tác với báo chí cùng phát triển, ông Phan Xuân Thuỷ - Phó Trưởng ban Tuyên giáo Trung ương cho rằng, doanh nghiệp không nên né tránh báo chí, cần chủ động cung cấp thông tin cho báo chí, sẵn sàng hợp tác với báo chí ngay cả khi xảy ra sự cố; trong tường hợp cần thiết cần có phương án xây dụng đề cương thông tin, tuyền truyền gửi tới các cơ quan báo chí. "Thông tin tích cực là thông tin được cung cấp chuẩn xác và kịp thời nhất", ông Phan Xuân Thuỷ nhận định.
Ông Phan Xuân Thuỷ cũng đặc biệt lưu ý đến việc nâng cao chất lượng, hiệu quả thông tin truyên truyền về doanh nghiệp, doanh nhân; khích lệ tinh thần khởi nghiệp, kinh doanh trong xã hội, thúc đẩy xây dựng văn hoá cơ quan báo chí và văn hoá doanh nghiệp, đóng góp tích cực vào sự phát triển kinh tế - xã hội của đất nước.
Nguồn tin: congluan.vn:
Ý kiến bạn đọc
Những tin mới hơn
Những tin cũ hơn
Thông tư 12/2024/TT-BTTTT
Mẫu đơn xin gia nhập Hội Nhà báo Việt Nam
Mẫu danh sách đề nghị cấp thẻ hội viên mới
Nghị quyết ban hành Quy định nội dung, mức chi đối với tập thể, cá nhân đoạt giải trong kỳ thi, cuộc thi Quốc tế, Quốc gia thuộc lĩnh vực giáo dục - đào tạo, thể dục - thể thao, văn học- nghệ thuật, thông tin - truyền thông
Toàn văn kết luận của Thủ tướng tại buổi làm việc với Hội Nhà báo Việt Nam