Báo chí với hoạt động cải cách tư pháp

Thứ năm - 09/01/2014 21:23   Đã xem: 708   Phản hồi: 0

Sáng 11/12/2013, Hội thảo “Báo chí với hoạt động cải cách tư pháp trong ngành Kiểm sát nhân dân” được Hội Nhà báo Việt Nam và Việt Kiểm sát Nhân dân Tối cao phối hợp tổ chức.


Đồng chí Thuận Hữu phát biểu chỉ đạo tại Hội thảo
 
Tham dự có đồng chí Thuận Hữu, Ủy viên TƯ Đảng, Chủ tịch Hội nhà báo Việt Nam; Đồng chí Nguyễn Hòa Bình, Ủy viên TƯ Đảng, Viện trưởng Viện Kiểm sát Nhân dân Tối cao; Đại diện nhiều cơ quan báo chí và các cơ quan chức năng trực thuộc của Viện Kiểm sát cùng tham dự. Đồng chí Hà Minh Huệ, Đại biểu Quốc hội khóa XIII, Phó Chủ tịch Thường trực Hội Nhà báo Việt Nam và đồng chí Trần Công Phàn, Phó Viện trưởng Viện Kiểm sát Nhân dân Tối cao chủ trì Hội thảo.

      Phát biểu đề dẫn Hội thảo, đ/c Hà Minh Huệ đã nêu rõ mục đích tổ chức hội thảo, đó là: Góp phần nâng cao nhận thức về chức năng nhiệm vụ, hoạt động của ngành Kiểm sát nhân dân, về vai trò của báo chí đối với hoạt động cải cách tư pháp trong ngành Kiển sát nhân dân, ủng hộ hoạt động của ngành Kiểm sát nhân dân; Và thảo luận, đề xuất kiến nghị, giải pháp tăng cường phối hợp công tác tuyên truyền giữa ngành Kiểm sát nhân dân với các cơ quan báo chí về cải cách tư pháp, phổ biến giáo dục pháp luật và về hoạt động của Viện Kiểm sát các cấp nhằm từng bước nâng cao chất lượng của báo chí hiện nay.
 
Tại Hội thảo, nhiều tham luận có chất lượng, nhiều ý kiến trao đổi sôi nổi, cởi mở, sát chủ đề, thể hiện sự quan tâm của báo chí với ngành kiểm sát, đồng thời cho thấy chủ đề  và nội dung của cuộc Hội thảo sát với thực tế tác nghiệp của báo chí.
 
Nhìn chung, các ý kiến trao đổi, các đề xuất kiến nghị của các nhà báo, cũng như của đại diện các cơ quan chuyên trách thuộc Viện Kiểm sát đều mong muốn được làm sâu sắc hơn mối quan hệ phối hợp hiệu quả giữa hai ngành, các cơ quan phản ánh thông tin và cơ quan cung cấp thông tin.
 
Phát biểu chỉ đạo Hội thảo, đồng chí Thuận Hữu đã nêu bật tầm quan trọng của việc thông tin tuyên truyền về cải cách tư pháp, cũng như hoạt động của ngành kiếm sát trong việc định hướng cho nhân dân hiểu và chấp hành pháp luật một cách tự giác và có kiến thức pháp luật. Đồng chí cũng đã chỉ rõ về định hướng đối với hội viên – nhà báo trong thời gian tới, đó là: Cần nâng cao hơn nữa nhận thức và tầm quan trọng của báo chí trong việc thông tin tuyên truyền về công cuộc cải cách tư pháp nói chung, ngành kiểm sát nói riêng; Đẩy mạnh hơn nữa sự phối hợp thường xuyên, chặt chẽ và có hiệu quả với ngành kiển sát; Nâng cao tính chuyên nghiệp và đạo đức nghề nghiệp trong tác nghiệp, đặc biệt đề cao tính khách quan và trung thực bởi đây là lĩnh vực có tác động to lớn tới việc thực thi và đảm bảo tính nghiêm minh, công bằng của pháp luật; Tích cực học hỏi, không ngừng nâng cao trình độ hiểu biết sâu sắc về pháp luật trước khi tác nghiệp về pháp luật.
 
Thay mặt những người làm báo và Ban Thường vụ Hội Nhà báo Việt Nam, đồng chí Thuận Hữu đã trân trọng đề nghị ngành kiểm sát tiếp tục hợp tác chặt chẽ với báo chí trên tinh thần xây dựng, hiểu biết lẫn nhau, để có thể tạo điều kiện cung cấp thông tin nhanh nhất, chính xác và có hiệu quả nhất
.

Nguồn tin Hội Nhà báo Việt Nam
 
Click để đánh giá bài viết

  Ý kiến bạn đọc

Mã bảo mật   

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

Thống kê truy cập

  • Đang truy cập68
  • Hôm nay30,737
  • Tháng hiện tại374,067
  • Tổng lượt truy cập26,656,479

Hình ảnh nổi bật

12/2024/TT-BTTTT

Thông tư 12/2024/TT-BTTTT

Lượt xem:125 | lượt tải:52

STT 13

Mẫu đơn xin gia nhập Hội Nhà báo Việt Nam

Lượt xem:352 | lượt tải:129

STT 13

Mẫu danh sách đề nghị cấp thẻ hội viên mới

Lượt xem:363 | lượt tải:139

09/2023/NQ-HĐND

Nghị quyết ban hành Quy định nội dung, mức chi đối với tập thể, cá nhân đoạt giải trong kỳ thi, cuộc thi Quốc tế, Quốc gia thuộc lĩnh vực giáo dục - đào tạo, thể dục - thể thao, văn học- nghệ thuật, thông tin - truyền thông

Lượt xem:829 | lượt tải:190

274/TB-VPCP

Toàn văn kết luận của Thủ tướng tại buổi làm việc với Hội Nhà báo Việt Nam

Lượt xem:858 | lượt tải:261

Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây