Chương trình do Bảo tàng Báo chí Việt Nam chủ trì với sự phối hợp của BQL Di tích lịch sử quốc gia Trường dạy làm báo Huỳnh Thúc Kháng, UBND xã Tân Thái và Công ty cổ phần Truyền thông Nhị Vân (Nhị Vân Media).
Đại diện các đơn vị ký kết hợp tác
Tham dự chương trình về phía các đơn vị có: bà Trần Thị Kim Hoa - Phụ trách Bảo tàng Báo chí Việt Nam; ông Phạm Thanh Tùng - Bí thư Đảng uỷ và ông Nguyễn Hải Hà - Chủ tịch UBND xã Tân Thái; ông Trần Ngọc Giáp - Trưởng ban BQL di tích lịch sử quốc gia Trường dạy làm báo Huỳnh Thúc Kháng; ông Thái Hồng Đức - Chủ tịch HĐQT/Tổng Giám đốc Nhị Vân Media; cùng nhiều đồng chí lãnh đạo các phòng và bộ phận chức năng của các đơn vị.
Bà Trần Thị Kim Hoa - Phụ trách Bảo tàng báo chí Việt Nam cho biết, chương trình “Truyền thông, trải nghiệm thực tế: Lịch sử và di sản Báo chí cách mạng Việt Nam” được tổ chức nhằm thực hiện hiệu quả hoạt động tuyên truyền, giới thiệu rộng rãi đến các tầng lớp nhân dân trong và ngoài nước về những di sản văn hoá báo chí vô giá trong lịch sử Báo chí cách mạng Việt Nam mà các thế hệ người làm báo nước nhà đã nỗ lực tạo dựng và để lại cho hôm nay và mai sau. Qua đó thiết thực hướng tới chào mừng Kỷ niệm 100 năm Ngày Báo chí cách mạng Việt Nam (21/6/1925 - 21/6/2025).
Hành trình trải nghiệm thú vị chắc chắn sẽ tạo dấu ấn đối với công chúng
Bảo tàng Báo chí Việt Nam mong muốn người dân, người làm báo cả nước, đặc biệt là công chúng trẻ, các sinh viên, học sinh thêm hiểu hơn về Di tích lịch sử Quốc gia Địa điểm Thành lập Trường dạy làm báo Huỳnh Thúc Kháng cũng như chương trình “Truyền thông và Trải nghiệm thực tế: Lịch sử và Di sản Báo chí Cách mạng Việt Nam” và đăng ký tham gia các lịch trình cụ thể, góp phần nâng cao chất lượng sống, bồi đắp kiến thức khoa học lịch sử và văn hoá...
Ban Tổ chức cũng cho biết, khởi đầu của hành trình này, ngay tại Thủ đô Hà Nội, bạn sẽ được hòa mình vào không khí hoài niệm của Bảo tàng Báo chí Việt Nam. Các hiện vật lịch sử vô giá sẽ kể cho bạn nghe những câu chuyện ngày xưa, qua đó tái hiện bức tranh toàn cảnh lịch sử báo chí Việt Nam đầy sống động và cảm xúc. Bạn sẽ thêm hiểu, thêm yêu báo chí cách mạng Việt Nam với gần một thế kỷ dựng xây và phát triển, đã đồng hành cùng dân tộc ta suốt quá trình đấu tranh và xây dựng đất nước, trải qua biết bao thăng trầm.
Ban Tổ chức mong muốn công chúng, đặc biệt là công chúng trẻ tuổi, học sinh, sinh viên đăng ký tham gia các lịch trình cụ thể, góp phần nâng cao chất lượng sống, bồi đắp kiến thức khoa học lịch sử và văn hoá...
Hành trình của chúng ta sẽ tiếp tục với chuyến ‘về nguồn’, đến với mảnh đất Tân Thái - Đại Từ - Thái Nguyên kiên cường, anh dũng. Dừng chân tại Khu di tích lịch sử quốc gia Trường dạy làm báo Huỳnh Thúc Kháng, bạn sẽ được ‘sống lại’ cùng lịch sử những năm đầu kháng chiến. Ở đó, nơi lớp học dạy làm báo đầu tiên và duy nhất trong thời kỳ kháng chiến chống Pháp, vẫn còn lưu lại biết bao dấu ấn không thể phai mờ. Từ mái lá đơn sơ, đội ngũ nhà báo tiên phong đã tỏa đi khắp muôn nẻo, chiến đấu và tác nghiệp ở những chiến trường ác liệt nhất, cống hiến và hy sinh cho Tổ quốc.
Và đã đặt chân đến xứ chè, thì chắc chắn bạn sẽ không thể nào ‘cầm lòng’ trước vẻ đẹp sững sờ của Hồ Núi Cốc trên địa bàn xã Tân Thái. Với 89 hòn đảo lớn nhỏ chạy dọc suốt 17km đường hồ, Hồ Núi Cốc được ví như ‘Vịnh Hạ Long trên cạn’, yên bình mà thơ mộng. Khu danh thắng nổi tiếng với chuyện tình huyền thoại chàng Công - nàng Cốc không chỉ dừng lại ở cảnh sắc hữu tình mà còn có nhiều hoạt động vui chơi, giải trí hấp dẫn, kết hợp với các trải nghiệm văn hóa đặc sắc ở địa phương sẽ là nơi lý tưởng để chúng ta nghỉ ngơi và thư giãn trước khi quay trở lại với Hà Nội.
Nguồn tin: congluan.vn:
Ý kiến bạn đọc
Những tin mới hơn
Những tin cũ hơn
Thông tư 12/2024/TT-BTTTT
Mẫu đơn xin gia nhập Hội Nhà báo Việt Nam
Mẫu danh sách đề nghị cấp thẻ hội viên mới
QĐ công bố công khai quyết toán ngân sách 2023 của Hội Nhà báo Thái Nguyên
công khai dự toán ngân sách 2024