Hướng tới kỷ niệm 100 năm Ngày Báo chí cách mạng Việt Nam (21/6/1925 - 21/6/2025): Cội nguồn báo chí cách mạng Việt Nam

Thứ hai - 23/12/2024 15:20   Đã xem: 6   Phản hồi: 0

Trong hành trình tìm đường cứu dân, cứu nước, Nguyễn Ái Quốc bắt đầu sự nghiệp báo chí của mình từ cuối năm 1917 khi Người từ Anh trở lại Pháp. Động cơ làm báo của Người lúc này là: Phát biểu chính kiến của mình trên các phương tiện thông tin đại chúng ngay tại nước Pháp để đấu tranh cho độc lập, tự do của dân tộc mình.

Chủ tịch Hồ Chí Minh - Người thầy vĩ đại của những người làm báo cách mạng Việt Nam. Ảnh: Tư liệu TTXVN

Chủ tịch Hồ Chí Minh - Người thầy vĩ đại của những người làm báo cách mạng Việt Nam. Ảnh: Tư liệu TTXVN
 

Được sự giúp đỡ của luật sư Phan Văn Trường, đặc biệt là sự khuyến khích của Charles Louguet, cháu ngoại của C.Mác - Chủ nhiệm báo Le populaire (Người bình dân) - cơ quan của Đảng xã hội Pháp thời kỳ này và của Gaston Monmoussesu - chủ bút báo La vie d’ouvriers (Đời sống thợ thuyền), Nguyễn Ái Quốc đã đi vào con đường báo chí.

Sau khi viết nhiều tin ngắn đăng trên báo Đời sống thợ thuyền, bài báo đầu tiên của Nguyễn Ái Quốc mà chúng ta được biết đến là bài luận chiến rất sắc sảo với tiêu đề: "Tâm địa thực dân". Từ năm 1919, nhiều tờ báo ở Pháp, trong đó có nhiều tờ nổi tiếng đã đăng nhiều bài báo của Nguyễn Ái Quốc. Tháng 7-1921, Nguyễn Ái Quốc cùng một số nhà cách mạng ở các nước thuộc địa khác của Pháp lập Hội liên hiệp thuộc địa và xuất bản báo Le Paria (Người cùng khổ). Số 1 báo Le Paria ra ngày 1/4/1922. Cuối năm 1924, Quốc tế Cộng sản phái Nguyễn Ái Quốc sang công tác ở Trung Quốc theo đúng nguyện vọng của Người được gần với Tổ quốc để có điều kiện hoạt động hơn. Tiến tới thành lập Đảng Cộng sản Việt Nam là mục đích cao nhất của Người đặt ra trong thời điểm này.

Thời gian này, với cương vị Ủy viên Bộ Phương Đông, trực tiếp phụ trách Cục Phương Nam, là một nhà yêu nước có sự hiểu biết sâu sắc văn hóa Đông -Tây, là nhà cách mạng, thấm nhuần chủ nghĩa Mác Lênin, một người từng nhiều năm làm báo và hiểu rõ sức mạnh của báo chí, Nguyễn Ái Quốc rất tâm đắc những quan điểm của Lê-nin về báo chí: “Trong thời đại ngày nay, không có tờ báo chính trị thì không thể có phong trào gọi là chính trị”, “chúng ta cần trước hết là tờ báo, không có nó thì không thể tiến hành một cách có hệ thống cuộc tuyên truyền, cổ động hết sức có nguyên tắc và toàn diện”. “Báo chí là người tuyên truyền, người cổ động, người tổ chức chung, người lãnh đạo chung”.

Cuối năm 1924, khi về đến Quảng Châu (Trung Quốc), Nguyễn Ái Quốc bắt tay ngay vào việc chuẩn bị xuất bản một tờ báo chính trị, đồng thời mở những lớp huấn luyện các thanh niên ưu tú đưa từ trong nước sang để làm nòng cốt cho cách mạng sau này.

 
1655428088103 loi bac day bao chi cach mang viet nam 20241223081349

Bác Hồ với các phóng viên báo đài. Ảnh tư liệu
 

Nguyễn Ái Quốc cùng một số đồng chí là học trò của Người thực hiện công việc trọng đại này trên căn gác nhỏ thuộc khu phố buôn bán sầm uất ở trung tâm Quảng Châu. Căn gác này cũng là nơi thành lập và là trụ sở của Hội Việt Nam cách mạng thanh niên. Số đầu tiên của tờ Thanh niên, cơ quan của Hội Việt Nam cách mạng thanh niên được xuất bản ngày 21/6/1925, và tiếp tục xuất bản đều đặn hàng tuần.

Với gần 90 số, báo Thanh niên đã hoàn thành sứ mệnh lịch sử: Truyền bá chủ nghĩa Mác - Lênin trong nhân dân ta, góp phần tích cực chuẩn bị về mặt lý luận, chính trị, tư tưởng và tổ chức cho việc thành lập Đảng Cộng sản Việt Nam, mở ra một dòng báo chí mới - Báo chí cách mạng Việt Nam.

Sau báo Thanh niên, Nguyễn Ái Quốc lập ra báo Kông Nông (năm 1926), báo Đường Kách Mệnh (năm 1927). Ngày 1/10/1929, báo Búa Liềm - cơ quan ngôn luận của Đông Dương Cộng sản Đảng ra số đầu tiên. Tháng 8-1929, Chi bộ An nam Cộng sản ở Thượng Hải ra báo Đỏ viết tay trên giấy sáp. Kể từ tờ Thanh niên mở đường đến cuối năm 1929, báo chí cách mạng Việt Nam đã có trên 50 tờ báo và tạp chí là cơ quan của các cấp hội của Hội Việt Nam thanh niên cách mạng và 2 tổ chức Cộng sản là: Đông Dương Cộng sản Đảng và An Nam Cộng sản Đảng.

Ngày 3/2/1930, tại Hội nghị hợp nhất các tổ chức cộng sản, thành lập Đảng Cộng sản Việt Nam dưới sự chủ trì của đồng chí Nguyễn Ái Quốc đã thông qua một nghị quyết về báo chí. Từ khi Đảng Cộng sản Việt Nam ra đời, vấn đề Đảng Cộng sản lãnh đạo là vấn đề tự thân của báo chí, đặc biệt ở một nước mà lịch sử lựa chọn sự lãnh đạo của Đảng để thực hiện sự nghiệp vĩ đại: Giải phóng dân tộc, giành độc lập, tự do, tiến đến chủ nghĩa xã hội như ở nước Việt Nam ta.

Dưới sự lãnh đạo của Đảng Cộng sản Việt Nam và Chủ tịch Hồ Chí Minh, báo chí cách mạng Việt Nam từ tờ báo đầu tiên - báo Thanh niên xuất bản ngày 21/6/1925 - qua mỗi thời kỳ cách mạng đều có sự phát triển mạnh mẽ, đến nay là một hệ thống quốc gia các cơ quan thông tin đại chúng gồm nhiều loại hình, ở nhiều cấp, thuộc nhiều cơ quan chủ quản, xuất bản bằng tiếng Việt và tiếng các dân tộc thiểu số, bằng ngoại ngữ, với những chức năng và nhiệm vụ hết sức đa dạng, nhằm nhiều loại đối tượng và sử dụng nhiều công nghệ hiện đại.

Nguồn tin: baothainguyen.vn:

Click để đánh giá bài viết

  Ý kiến bạn đọc

Mã bảo mật   

Thống kê truy cập

  • Đang truy cập51
  • Hôm nay3,434
  • Tháng hiện tại571,538
  • Tổng lượt truy cập27,431,162

Hình ảnh nổi bật

12/2024/TT-BTTTT

Thông tư 12/2024/TT-BTTTT

Lượt xem:190 | lượt tải:59

Mau ĐXKNHV - HNB

Mẫu đơn xin gia nhập Hội Nhà báo Việt Nam

Lượt xem:414 | lượt tải:141

Mau ĐNCTHV

Mẫu danh sách đề nghị cấp thẻ hội viên mới

Lượt xem:416 | lượt tải:150

144/QĐ-HNB

QĐ công bố công khai quyết toán ngân sách 2023 của Hội Nhà báo Thái Nguyên

Lượt xem:48 | lượt tải:14

136/QĐ-HNB

công khai dự toán ngân sách 2024

Lượt xem:49 | lượt tải:16

Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây