Các quan chức cho biết nơi này vẫn đang trong tình trạng dịch bệnh nghiêm trọng và một thông báo của chính phủ đã khuyến khích người lao động trở về quê khi việc quản lý ổ dịch sẽ mất thêm một tháng nữa.
Với 7.970 ca nhiễm mới vào thứ Ba, chiếm khoảng 27% tổng số ca nhiễm toàn quốc, vẫn chưa có dấu hiệu nào cho thấy tình hình ở Quảng Châu đang dịu đi.
Chợ vải Zhongda của quận Hải Châu, chợ vải lớn nhất ở Trung Quốc, chiếm khoảng 90% số ca nhiễm hàng ngày. Chợ đã đóng cửa nhưng đây cũng là nơi sinh sống của hàng trăm nghìn lao động nhập cư, trong đó có hơn 300.000 người từ Hồ Bắc.
Mật độ dân số của chợ và các làng đô thị xung quanh lên tới 100.000 người trên mỗi km vuông, và khiến việc ngăn chặn sự bùng phát trở nên khó khăn và một số khu dân cư đã bị phong tỏa trong một tháng.
Không có nơi nào để đi, những người di cư đang mang theo ba lô tìm nơi trú ẩn tạm thời dưới gầm cầu, trong đường chui hoặc ven sông gần các ngôi làng đô thị.
Ông Xiong Xiong, một chủ nhà hàng đến từ Hồ Bắc, đã sống ở Quảng Châu hơn 10 năm, đang làm những gì có thể để giúp đỡ sau khi chứng kiến hoàn cảnh khó khăn của nhiều người. Tuần này, mưa lớn khiến nhiệt độ giảm mạnh và khoảng 200 công nhân nhập cư đang lang thang trên phố.
“Họ không có nơi nào để đi", ông Xiong nói. Ông tham gia nhóm tình nguyện dựng lều, mua thức ăn, khẩu trang cho những người vô gia cư. Ông cũng đã cho các công nhân sử dụng trạm sạc của nhà hàng và phòng tắm của nhân viên, nơi họ có thể tắm nước ấm.
Tuy nhiên, nhà hàng của ông đã bị giới chức địa phương cảnh báo, nhanh chóng phong tỏa nhà hàng vì nguy cơ lây truyền COVID-19. Ông Xiong cho biết một trong những quan chức đã nói với ông rằng “không ai có thể chịu trách nhiệm nếu virus lây lan”.
Một quan chức khác thừa nhận không còn chỗ trống trong các khu vực cách ly đông đúc. “Nhân viên các khu cách ly thậm chí không thể tìm được chỗ ngồi".
Vào tối thứ Hai, nhóm tình nguyện của ông Xiong đã đàm phán với Phòng Thương mại Hồ Bắc và chính quyền địa phương để sắp xếp chỗ ở cho 200 người tại chợ vải khổng lồ của Hải Châu.
Vào thứ Ba vừa rồi, với sự giúp đỡ của liên đoàn phụ nữ địa phương, nhóm đã tìm được chỗ ở tại khách sạn cho 25 phụ nữ và trẻ em. Ông Xiong tiếp tục gửi đồ dùng hàng ngày cho những công nhân sống trong lều dọc các con phố, nhưng tình hình đang tạo ra một vòng luẩn quẩn.
"Vì không có chỗ ở bên ngoài, những người trong các trại cách ly sẽ không rời đi, những người đang bị cách ly tại nhà hàng và khách sạn cũng không thể chuyển vào khu cách ly tập trung", ông cho hay.
Nguồn tin: Theo congluan.vn:
Ý kiến bạn đọc
Những tin mới hơn
Những tin cũ hơn
Mẫu đơn xin gia nhập Hội Nhà báo Việt Nam
Mẫu danh sách đề nghị cấp thẻ hội viên mới
Nghị quyết ban hành Quy định nội dung, mức chi đối với tập thể, cá nhân đoạt giải trong kỳ thi, cuộc thi Quốc tế, Quốc gia thuộc lĩnh vực giáo dục - đào tạo, thể dục - thể thao, văn học- nghệ thuật, thông tin - truyền thông
Toàn văn kết luận của Thủ tướng tại buổi làm việc với Hội Nhà báo Việt Nam
mẫu đơn đề nghị tặng kỷ niệm chương Vì sự nghiệp báo chí Việt Nam