Bộ Giáo dục: Không bắt buộc ghi nhận xét tất cả học sinh hàng tháng

Thứ bảy - 01/11/2014 13:18   Đã xem: 903   Phản hồi: 0

Giáo viên phải quan tâm đánh giá tất cả học sinh, không được “quên” em nào, nhưng khi viết nhận xét vào sổ theo dõi chất lượng giáo dục không bắt buộc phải ghi nhận xét tất cả học sinh hàng tháng; không lạm dụng việc dùng các câu nhận xét có mẫu.

Bộ GD&ĐT vừa có công văn hướng dẫn việc thực hiện thông tư 30 về đánh giá học sinh tiểu học. Bộ yêu cầu Sở Giáo dục chỉ đạo các phòng GD&ĐT, các trường tổ chức sinh hoạt chuyên môn, chú ý hiểu đúng và đầy đủ ý nghĩa của việc đổi mới đánh giá học sinh; về cách nhận biết năng lực và phẩm chất của học sinh; cách nhận xét, hướng dẫn học sinh trong quá trình học tập, rèn luyện; cách ra đề kiểm tra cuối học kỳ I, cuối năm học.

Theo Bộ Giáo dục, giáo viên được quyền chủ động vận dụng linh hoạt, có thể bằng "lời nói" hoặc là "viết" phù hợp với học sinh và nhà trường, đúng với yêu cầu của việc đánh giá thường xuyên bằng nhận xét; được quyền chủ động viết nhận xét vào vở hoặc phiếu học tập, bài kiểm tra, sử dụng tin nhắn, email… để liên lạc sao cho thuận tiện trong việc phối hợp giáo viên, học sinh và cha mẹ.

"Thông tư 30 yêu cầu giáo viên phải quan tâm đánh giá tất cả học sinh, không được 'quên' em nào, nhưng khi viết nhận xét vào sổ theo dõi chất lượng giáo dục không bắt buộc phải ghi nhận xét tất cả học sinh hàng tháng; không lạm dụng việc dùng các câu nhận xét có mẫu vì không phù hợp với các học sinh khác nhau, trong những hoàn cảnh khác nhau", văn bản nêu rõ.



Nhiều giáo viên thành phố sử dụng dấu in sẵn để thay cho lời nhận xét. Ảnh: Quý Đoàn.


Bộ Giáo dục khẳng định một giáo viên dù dạy một hay nhiều môn, có thể chỉ cần thiết kế một cuốn sổ theo dõi chất lượng giáo dục (sổ bằng giấy hoặc sổ điện tử) do giáo viên quản lý sử dụng, có thể để tại lớp học hoặc tại trường hoặc mang về nhà. Nhà trường có thể thiết kế thành một cuốn sổ chung để tại lớp, miễn sao đạt mục đích yêu cầu của sổ theo dõi chất lượng giáo dục. Mẫu sổ do Bộ hướng dẫn chỉ là gợi ý, không bắt buộc giáo viên phải thực hiện theo mẫu đó.

Theo thông tư 30, từ ngày 15/10/2014 các trường tiểu học trên cả nước bỏ việc đánh giá học sinh bằng chấm điểm, giáo viên sẽ ghi nhận xét đáng chú ý nhất về mức độ hoàn thành nội dung học tập từng môn học, hoạt động giáo dục khác, với nguyên tắc coi trọng việc động viên.

Chỉ qua hơn một tuần thực hiện, rất nhiều giáo viên đã phản ứng với quy định này. Cho rằng số học sinh mỗi lớp quá đông, không có thời gian để nhận xét tất cả học sinh, các thầy cô ở thành phố đã sáng tạo ra cách dùng bông hoa giấy, hình mặt cười, cộp dấu cô khen... để thay cho việc chấm điểm học sinh tiểu học.

Tuy nhiên, nhiều thầy cô lại ủng hộ thông tư 30 và cho rằng dù sáng tạo cách chấm điểm thế nào thì đánh giá bằng nhận xét của giáo viên xuất phát từ sự quan tâm vẫn giữ vai trò chủ đạo. Việc lựa chọn lời nhận xét trở thành thử thách đo mức độ tâm huyết của người thầy.
Theo VnExpress
Click để đánh giá bài viết

  Ý kiến bạn đọc

Mã bảo mật   

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

Thống kê truy cập

  • Đang truy cập135
  • Hôm nay9,278
  • Tháng hiện tại522,222
  • Tổng lượt truy cập27,381,846

Hình ảnh nổi bật

12/2024/TT-BTTTT

Thông tư 12/2024/TT-BTTTT

Lượt xem:184 | lượt tải:59

Mau ĐXKNHV - HNB

Mẫu đơn xin gia nhập Hội Nhà báo Việt Nam

Lượt xem:407 | lượt tải:141

Mau ĐNCTHV

Mẫu danh sách đề nghị cấp thẻ hội viên mới

Lượt xem:415 | lượt tải:150

144/QĐ-HNB

QĐ công bố công khai quyết toán ngân sách 2023 của Hội Nhà báo Thái Nguyên

Lượt xem:47 | lượt tải:14

136/QĐ-HNB

công khai dự toán ngân sách 2024

Lượt xem:46 | lượt tải:16

Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây