Làm quen với mã số vườn chè

Thứ hai - 10/04/2023 14:16   Đã xem: 486   Phản hồi: 0

Quản lý mã số vùng trồng là bước đi ban đầu trong việc thực hiện chuyển đổi số trong lĩnh vực trồng trọt, là một trong những giải pháp quan trọng góp phần nâng cao giá trị, chất lượng, thương hiệu sản phẩm cây trồng, đồng thời phục vụ tốt cho công tác nội tiêu và xuất khẩu đối với nhóm cây trồng chủ lực của Thái Nguyên. Tự tin giương buồm ra biển lớn, các vùng chè trên địa bàn tỉnh đang tích cực xây dựng mã số vùng trồng.

vườn chè HTX Tuất Thoi
Vườn chè nguyên liệu đã được cấp mã vùng của HTX chè Tuất Thoi (xã Phú Xuyên, huyện Đại Từ)

Từ nhiều năm nay, chè Thái Nguyên luôn phải đối mặt với vấn nạn bị làm giả, làm nhái thương hiệu. Ứng dụng công nghệ nông nghiệp thông minh QR-Code truy xuất nguồn gốc sản phẩm là giải pháp giải quyết triệt để tình trạng này. 
Hợp tác xã (HTX) chè Trung du Tân Cương (xóm Hồng Thái 2, xã Tân Cương, TP Thái Nguyên) là một trong số đơn vị tiên phong trong ứng dụng QR-Code cho sản phẩm chè. Ông Nguyễn Thanh Dương, Giám đốc HTX cho biết:
Sản phẩm chè để vào được các siêu thị và các  kênh bán hàng cấp cao hoặc xuất khẩu thì bắt buộc phải đạt chất lượng, đảm bảo an toàn thực phẩm và truy xuất được nguồn gốc. Từ con tem nhỏ bé trên bao bì sản phẩm, chỉ bằng một vài động tác dễ dàng trên điện thoại thông minh, khách hàng đã tra cứu được thông tin chi tiết nhất nguồn gốc sản phẩm, từ bước tìm cây trồng đến trồng trọt thành nguyên vật liệu đủ tiêu chuẩn và được sử dụng để sản xuất thành thành phẩm ra thị trường, nhờ đó sẽ yên tâm lựa chọn. Ngược lại, HTX cũng yên tâm đầu tư sản xuất nhiều loại sản phẩm cao cấp, chất lượng để cung cấp cho thị trường.
Ông Dương giải thích thêm:
Liên quan mật thiết đến mã QR Code là mã số vùng trồng, mà cụ thể ở đây là mã số vườn chè. Chúng tôi đang thực hiện đồng thời 02 quy trình sản xuất, gồm: VietGAP trên diện tích 20ha và theo hướng hữu cơ trên diện tích 5ha. Diện tích 5ha này đã được cấp mã số. Hàng ngày, các hộ đều phải thực hiện ghi chép tỉ mỉ các công đoạn: Bón phân, phun thuốc, thu hái…. Trong sản xuất bắt buộc sử dụng thuốc bảo vệ thực vật, phân bón hữu cơ trong danh mục cho phép, đảm bảo đủ thời gian cách ly trước khi đưa sản phẩm ra thị trường, tuyệt đối không sử dụng thuốc diệt cỏ. Tất cả những thông tin trên sẽ được cung cấp cho người tiêu dùng. Qua quét mã, họ biết được sản phẩm được trồng, chăm sóc và chế biến tại chính vùng chè đặc sản Tân Cương, do HTX chè Trung du Tân Cương sản xuất, đây đúng là chè Tân Cương “xịn” chứ không phải chè của vùng khác “đội lốt”. Cũng trên cơ sở thông tin minh bạch này, các đại lý cũng thêm yên tâm tin tưởng trong việc tiêu thụ, phân phối sản phẩm. Sản phẩm chè được dán mã QR Code, trong đó 03 sản phẩm cao cấp đã được công nhận sản phẩm OCOP 4 sao vào năm 2020, có loại giá bán lên tới 5 triệu đồng/kg vẫn được người tiêu dùng tin tưởng chọn lựa. 
Thành lập tháng 6 năm 2021, HTX trà Tuất Thoi (xã Phú Xuyên, huyện Đại Từ) có các hộ gia đình thuộc các làng nghề chè Chính Phú 1, 2 và 3 tham gia hợp tác xã, tổng diện tích chè của hợp tác xã hiện nay trên 15ha (trong đó có 5ha trà hữu cơ và 10ha trà trồng theo tiêu chuẩn Vietgap), toàn bộ là chè cành giống mới chất lượng cao. HTX đã có hai sản phẩm là: Phú Đinh Trà và Tuất Thoi Trà được đánh giá, công nhận đạt chuẩn OCOP 4 sao. HTX có vùng nguyên liệu được cấp mã số, dễ dàng truy xuất nguyên gốc, tạo niềm tin cho người tiêu dùng trên khắp cả nước.
Ông Nguyễn Tá, Chi cục trưởng Chi cục Trồng trọt và Bảo vệ thực vật (Sở NN & PTNT) giải thích:
Mã số vùng trồng là mã số định danh, nhằm theo dõi và kiểm soát tình hình sản xuất, kiểm soát sinh vật gây hại, truy xuất nguồn gốc nông sản. Mã số vùng trồng được cấp cho vùng trồng nông sản có sự kết hợp các ký tự và mã số như sau: Mã quốc gia; mã tỉnh, thành phố; mã quận, huyện; mã xã, phường và số thứ tự theo danh sách mã do Cục Bảo vệ thực vật phê duyệt và cấp. Mã số vùng trồng là điều kiện bắt buộc cho các mặt hàng nông sản xuất khẩu. Việc kiểm soát rất nghiêm ngặt bao gồm: Kiểm soát quy trình sản xuất bằng sổ tay ghi chép, giám sát vùng trồng (trồng loại cây gì, diện tích bao nhiêu, sản lượng, tuổi cây, giai đoạn sinh trưởng, mùa vụ thu hoạch, các loại thuốc bảo vệ thực vật đã sử dụng trên vùng trồng...), kiểm tra định kỳ, kiểm tra đột xuất vùng trồng;  Kiểm soát chất lượng sản phẩm tạo ra đúng yêu cầu và tiêu chuẩn chất lượng của nhà phân phối. Tiêu chuẩn chất lượng phải được kiểm nghiệm và xác nhận ở giai đoạn trước khi sản phẩm đến tay người tiêu dùng. Nếu sản phẩm không đạt, nhà phân phối và nhà sản xuất, trên nền tảng của truy xuất nguồn gốc, sẽ biết lỗi xảy ra ở khâu nào để chịu trách nhiệm và điều chỉnh.
Sau khi được cấp chứng nhận, các đơn vị tiếp tục tuân thủ đúng quy định, kiểm soát chặt chẽ dư lượng thuốc bảo vệ thực vật và thông báo cho cơ quan chức năng mọi sự thay đổi về mã số vùng trồng. Đồng thời, lưu kết quả giám sát tại Chi cục để phục vụ công tác kiểm tra. Trong quá trình thực hiện Chi cục luôn tích cực song hành cùng với nông dân, thành lập nhóm Zalo để đôn đốc việc thực hiện, thường xuyên cập nhật hệ thống dữ liệu cơ sở sản xuất lên phần mềm.
Từ năm 2021 đến nay, ngành nông nghiệp Thái Nguyên đã có nhiều hoạt động hỗ trợ xây dựng mã số vùng trồng cho 17 vùng sản xuất với sự tham gia của gần 240 hộ thuộc 16 hợp tác xã và 1 công ty với tổng diện tích hơn 108 ha, trong đó, chủ yếu là cây chè. Chi cục thường xuyên kiểm tra, giám sát nhắc nhở hộ sản xuất ghi chép đầy đủ thông tin vào sổ nông hộ. 
Nhằm chuẩn hóa chất lượng sản phẩm chè hướng tới xuất khẩu ra thị trường quốc tế, tỉnh đã giao cho Hội chè Thái Nguyên xây dựng dự án “Ứng dụng công nghệ số để quản lý sản xuất, truy xuất nguồn gốc, thương mại sản phẩm chè Thái Nguyên” theo công nghệ Blockchain”. Hiệp hội đang tích cực phối hợp với các HTX, doanh nghiệp, cơ sở sản xuất chế biến chè triển khai thực hiện số hóa trong quản lý sản xuất và thực hiện cấp mã số vùng trồng để kiểm soát nghiêm ngặt quy trình sản xuất và đảm bảo tính minh bạch trong truy xuất nguồn gốc sản phẩm.
Việc tham gia thực hiện mã số vườn chè không chỉ thay đổi cách canh tác truyền thống mà đây còn là sự hưởng ứng tích cực chương trình chuyển đổi số trong lĩnh vực nông nghiệp Thái Nguyên. 

Tác giả bài viết: Ngọc Khuê

Click để đánh giá bài viết

  Ý kiến bạn đọc

Mã bảo mật   

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

Thống kê truy cập

  • Đang truy cập85
  • Hôm nay10,119
  • Tháng hiện tại414,211
  • Tổng lượt truy cập26,696,623

Hình ảnh nổi bật

12/2024/TT-BTTTT

Thông tư 12/2024/TT-BTTTT

Lượt xem:125 | lượt tải:53

STT 13

Mẫu đơn xin gia nhập Hội Nhà báo Việt Nam

Lượt xem:355 | lượt tải:130

STT 13

Mẫu danh sách đề nghị cấp thẻ hội viên mới

Lượt xem:367 | lượt tải:140

09/2023/NQ-HĐND

Nghị quyết ban hành Quy định nội dung, mức chi đối với tập thể, cá nhân đoạt giải trong kỳ thi, cuộc thi Quốc tế, Quốc gia thuộc lĩnh vực giáo dục - đào tạo, thể dục - thể thao, văn học- nghệ thuật, thông tin - truyền thông

Lượt xem:831 | lượt tải:191

274/TB-VPCP

Toàn văn kết luận của Thủ tướng tại buổi làm việc với Hội Nhà báo Việt Nam

Lượt xem:860 | lượt tải:262

Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây