Trong những năm qua, hai tỉnh cũng đã chủ động xây dựng, triển khai nhiều chương trình, nội dung hợp tác phát triển trên một số lĩnh vực trọng tâm, có tiềm năng, thế mạnh, góp phần tích cực thúc đẩy liên kết vùng ngày càng đi vào thực chất, hiệu quả.
Nổi bật là trong xây dựng quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế - xã hội, hai tỉnh đã nghiên cứu xây dựng các nội dung về phát triển kinh tế - xã hội và hợp tác liên kết vùng để đưa vào Quy hoạch tỉnh thời kỳ 2021-2030, tầm nhìn đến năm 2050 đảm bảo cân đối, hài hòa giữa ưu tiên phát triển của mỗi địa phương với yêu cầu phối hợp chung của các vùng, liên vùng và của cả nước...
Bên cạnh đó, hai tỉnh cũng đã chủ động phối hợp cải thiện môi trường đầu tư, thu hút các nguồn lực đầu tư phát triển kinh tế - xã hội; trao đổi thông tin về xúc tiến đầu tư, thu hút đầu tư; kế hoạch nâng hạng năng lực cạnh tranh cấp tỉnh; hợp tác trong lĩnh vực y tế, công tác bảo vệ môi trường, quốc phòng - an ninh.
Tuy nhiên, kết quả hợp tác giữa hai tỉnh còn chưa tương xứng với tiềm năng; chủ yếu là các nội dung hợp tác ngắn hạn để giải quyết một số vấn đề cụ thể thực tiễn đặt ra; còn thiếu các chương trình hợp tác mang tính chiến lược, tổng thể, dài hạn...
Để tiếp tục thúc đẩy mối quan hệ hợp tác giữa hai tỉnh ngày càng đi vào chiều sâu, bảo đảm thiết thực, hiệu quả trên cơ sở phát huy tối đa tiềm năng, lợi thế của mỗi địa phương, tại Hội nghị, đại diện lãnh đạo hai tỉnh Thái Nguyên và Bắc Giang đã trao đổi, thảo luận nhiều nội dung. Đồng thời, ký kết Biên bản ghi nhớ về việc triển khai các biện pháp phối hợp, liên kết phát triển giữa hai tỉnh Bắc Giang và Thái Nguyên giai đoạn 2023-2025 và những năm tiếp theo. Qua đó nhằm thống nhất tăng cường lãnh đạo, chỉ đạo, đẩy mạnh hoạt động trao đổi, chia sẻ kinh nghiệm trong 9 lĩnh vực về công tác xây dựng Đảng và hệ thống chính trị, phát triển kinh tế - xã hội theo hướng nhanh, bền vững gắn với đảm bảo quốc phòng - an ninh.
Trong đó, hai tỉnh tập trung phối hợp thực hiện các cơ chế, chính sách của Trung ương cũng như triển khai xây dựng và thực hiện quy hoạch; thúc đẩy chuyển đổi số, đẩy mạnh cải cách hành chính, cải thiện môi trường đầu tư, kinh doanh, nâng cao năng lực cạnh tranh cấp tỉnh.
Đối với lĩnh vực công nghiệp, hai địa phương sẽ cùng đẩy nhanh tiến độ thành lập, xây dựng hạ tầng, mở rộng các khu, cụm công nghiệp dọc theo các tuyến giao thông liên tỉnh quan trọng (như đường vành đai V, Quốc lộ 37). Đồng thời, hợp tác chặt chẽ trong xúc tiến đầu tư, thu hút đầu tư nước ngoài, trọng tâm là thu hút đầu tư các lĩnh vực công nghiệp điện tử, sản xuất thông minh, công nghiệp xanh vào các khu công nghiệp để hình thành chuỗi phát triển công nghiệp điện tử liên vùng, vùng công nghiệp công nghệ cao của khu vực miền Bắc.
Phát biểu tại Hội nghị, đồng chí Bí thư Tỉnh ủy Thái Nguyên Nguyễn Thanh Hải khẳng định: Các nội dung trong thỏa thuận hợp tác lần này sẽ là cơ sở quan trọng để các cấp, ngành của hai tỉnh tổ chức triển khai thực hiện, nhằm phát huy tối đa tiềm năng, lợi thế của mỗi địa phương và hỗ trợ, thúc đẩy lẫn nhau cùng phát triển.
Khẳng định tầm quan trọng của việc ký kết Biên bản ghi nhớ hợp tác giữa hai địa phương trên các lĩnh vực, đồng chí Bí thư Tỉnh ủy Bắc Giang Dương Văn Thái cho rằng: Hội nghị ký kết Biên bản hợp tác lần này sẽ là dấu mốc quan trọng để thắt chặt hơn nữa tình cảm gắn bó thân thiết, mối quan hệ truyền thống tốt đẹp giữa hai tỉnh.
Nguồn tin: baothainguyen.vn:
Ý kiến bạn đọc
Những tin mới hơn
Những tin cũ hơn
Thông tư 12/2024/TT-BTTTT
Mẫu đơn xin gia nhập Hội Nhà báo Việt Nam
Mẫu danh sách đề nghị cấp thẻ hội viên mới
QĐ công bố công khai quyết toán ngân sách 2023 của Hội Nhà báo Thái Nguyên
công khai dự toán ngân sách 2024