Thái Nguyên phát huy tích cực Luật Báo chí

Thứ hai - 17/03/2014 21:42   Đã xem: 680   Phản hồi: 0

Thái Nguyên hiện có: 3 cơ quan báo chí địa phương là Báo Thái Nguyên, Đài Phát thanh - Truyền hình, Báo Văn nghệ Thái Nguyên; 40 bản tin của các sở, ban, ngành, đoàn thể cấp tỉnh, các huyện, thị xã, thành phố; 05 trang thông tin điện tử tổng hợp; được sở Thông tin và Truyền thông (TTTT), Bộ TTTT cấp phép và rất nhiều Trang thông tin điện tử của các cơ quan, doanh nghiệp đang hoạt động thường xuyên đưa thông tin lên mạng Internet.


Phóng viên tác nghiệp tại Festival chè Thái Nguyên 2013

Ngoài ra, trên địa bàn tỉnh còn có còn có Báo Quân khu I, Tạp chí Khoa học và Công nghệ (Đại học Thái Nguyên), chi nhánh Thái Nguyên Truyền hình cáp Việt Nam và cơ quan đại diện, cơ quan thường trú Báo Nông nghiệp Việt Nam, Thông tấn xã Việt Nam, Báo Nhân dân, Tạp chí Cơ khí Việt Nam. 
 
Quy hoạch phát triển báo chí đến năm 2020: Bước chuyển biến của báo chí Thái Nguyên
 
Quy hoạch phát triển báo chí, xuất bản tỉnh Thái Nguyên đến năm 2020 (theo kết luận số 31-KL/TU ngày 29/8/2012 của Ban Thường vụ Tỉnh uỷ) quy định về sự phối hợp giữa Ban Tuyên giáo Tỉnh uỷ, Ban cán sự đảng UBND tỉnh, Sở TTTT, Hội Nhà báo tỉnh và các cơ quan Đảng, Nhà nước trong công tác chỉ đạo quản lý báo chí. Trong đó chú trọng đến các nội dung: quy hoạch, kế hoạch phát triển báo chí của tỉnh; công tác tổ chức giao ban báo chí định kỳ; phối hợp trong việc bổ nhiệm, miễm nhiệm, khen thưởng, kỷ luật cán bộ lãnh đạo cơ quan báo chí; khen thưởng, kỷ luật cơ quan báo chí; công tác đào tạo, bồi dưỡng đội ngũ cán bộ báo chí về chủ nghĩa Mác - Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh, đường lối, quan điểm, nghị quyết, chỉ thị của Đảng; công tác thông tin tuyên truyền trên báo chí; quản lý văn phòng đại diện cơ quan báo chí, phóng viên thường trú tại địa phương. Tỉnh uỷ cũng đã ban hành văn bản quy định về sự phối hợp trong công tác chỉ đạo, quản lý báo chí; về Quy chế phát ngôn và cung cấp thông tin cho báo chí trên địa bàn tỉnh; 
Đặc biệt, việc UBND tỉnh ra Quyết định số 1358/QĐ- UBND ngày 19/7/2013 về việc phê duyệt Quy hoạch phát triển báo chí, xuất bản tỉnh Thái Nguyên đến năm 2020 được coi là bước phát triển mới của báo chí trên địa bàn tỉnh. 
Quy hoạch này tạo điều kiện thuận lợi cho cơ quan báo chí, xuất bản hoạt động trên cơ sở đảm bảo thực hiện đúng tôn chỉ mục đích, định hướng thông tin, gắn kết chặt chẽ việc phát triển sự nghiệp báo chí, xuất bản với việc phát triển kinh tế xã hội của tỉnh, nâng cao đời sống tinh thần của người dân; Hoạt động báo chí, xuất bản trên địa bàn tỉnh đặt dưới sự lãnh đạo của Đảng, quản lý của Nhà nước và theo quy định của pháp luật. Phát triển báo chí, xuất bản nhằm phục vụ tốt hơn nữa công tác thông tin, tuyên truyền các chủ trương, đường lối của Đảng, chính sách pháp luật của Nhà nước; thực hiện tốt chức năng là cơ quan ngôn luận của Đảng bộ tỉnh và diễn đàn của nhân dân các dân tộc trong tỉnh, góp phần giáo dục truyền thống cách mạng, cổ vũ các phong trào thi đua yêu nước, quảng bá hình ảnh, tiềm năng, thế mạnh của tỉnh Thái Nguyên đến với bạn bè trong nước và quốc tế; Nâng cao chất lượng hoạt động báo chí gắn với nâng cao hiệu quả công tác quản lý Nhà nước. Báo chí, xuất bản luôn đi đúng định hướng và kiên định theo con đường phát triển đất nước mà Đảng và nhân dân ta đã lựa chọn; không để các thế lực thù địch lợi dụng hoạt động báo chí, xuất bản để chống phá sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc; Xây dựng nền báo chí, xuất bản theo hướng chuyên nghiệp, hiện đại, đa dạng bảo đảm nâng cao chất lượng cung cấp thông tin, tuyên truyền toàn diện các lĩnh vực kinh tế, chính trị, văn hóa, xã hội, quốc phòng, an ninh phục vụ cho sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc; Phát triển báo chí, xuất bản trên cơ sở phát triển đồng bộ về số lượng, chủng loại, hạ tầng mạng lưới kỹ thuật, nguồn nhân lực. Đáp ứng nhu cầu thông tin của các cơ quan, tổ chức và nhu cầu được thông tin của nhân dân. Quan tâm đáp ứng nhu cầu thông tin của nhân dân vùng đồng bào dân tộc thiểu số, vùng sâu, vùng xa vùng đặc biệt khó khăn.
Quy hoạch cũng quy định rõ chức năng, nhiệm vụ cho từng cơ quan chuyên môn. Cụ thể:
Sở TTTT: là cơ quan chuyên môn tham mưu cho UBND tỉnh về thực hiện quản lý nhà nước về báo chí trên địa bàn tỉnh:Tổ chức xây dựng quy hoạch phát triển báo chí trên địa bàn tỉnh đến năm 2020; Phối hợp với Ban Tuyên giáo Tỉnh ủy thực hiện Quy định về sự phối hợp trong công tác chỉ đạo, quản lý báo chí theo Quyết định số 996-QĐ/TU ngày 29/10/2008 của Tỉnh ủy Thái Nguyên; Thẩm định Quy hoạch, Kế hoạch phát triển sự nghiệp báo chí của các đơn vị hoạt động báo chí tại địa phương; Thẩm định hồ sơ đăng ký hoặc đăng ký lại hoạt động báo chí  của các đơn vị hoạt động báo chí đề nghị Bộ Thông tin và Truyền thông cấp phép; Hướng dẫn, thẩm định hồ sơ, thủ tục đề nghị Bộ Thông tin và Truyền thông cấp, đổi Thẻ Nhà báo cho các phóng viên của cơ quan báo chí trong tỉnh; Hướng dẫn, thẩm định hồ sơ  và đồng ý thành lập và hoạt động của cơ quan đại diện, phóng viên thường trú của các báo Trung ương trên địa bàn tỉnh; Kiểm tra và đọc lưu chiểu các loại hình báo in; theo dõi các chương trình PT-TH, các trang thông tin điện tử tổng hợp của các cơ quan báo chí; quản lý kho lưu chiểu báo chí; Thường xuyên thanh tra, kiểm tra hoạt động của cơ quan báo chí trên địa bàn tỉnh.
Hội Nhà báo tỉnh: Phối hợp sở TTTT và Ban Tuyên giáo Tỉnh ủy tổ chức giao ban công tác báo chí 1 quý/1 lần. Hội nghị nhằm đánh giá công tác lãnh đạo, chỉ đạo và quản lý báo chí trong quý và định hướng công tác thông tin tuyên truyền trên địa bàn tỉnh quý tiếp theo. Tại hội nghị, các cơ quan báo chí  báo cáo tình hình hoạt động báo chí và chấp hành Luật Báo chí của cơ quan mình và những kiến nghị, đề xuất với các cơ quan chỉ đạo, cơ quan quản lý nhà nước về báo chí những biện pháp để nâng cao chất lượng hoạt động báo chí. 
Đối với các trường hợp có những thông tin cần chỉ đạo, định hướng dư luận trên báo chí, Sở TTTT chủ trì phối hợp với Ban Tuyên giáo Tỉnh uỷ, Người phát ngôn của các sở, ban, ngành, các huyện, thành phố, thị xã  tổ chức giao ban báo chí đột xuất để cung cấp thông tin cho báo chí một cách chính thống.
 
Hội Nhà báo tỉnh giữ vai trò tích cực trong hoạt động báo chí
 
Hội Nhà báo thường  xuyên tham gia ý kiến với các cấp uỷ đảng, chính quyền trong việc chỉ đạo, quản lý hoạt động báo chí, góp phần xây dựng và giám sát việc thực hiện đường lối, chủ trương của Ðảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước về thông tin, báo chí trên địa bàn; Phối hợp với các tổ chức hữu quan, các cơ quan báo chí để bồi dưỡng chính trị, tư tưởng, đạo đức, nghiệp vụ cho các hội viên - nhà báo. 
Hàng năm đều tổ chức các lớp bồi dưỡng chính trị và nghiệp vụ, ngày càng theo hướng chuyên môn hoá. Riêng trong năm vừa qua đã tổ chức được 04 lớp bồi dưỡng nghiệp vụ chuyên sâu: “Ảnh báo chí”, “Viết tin phát thanh hiện đại”, Lớp bồi dưỡng “Viết về xây dựng nông thôn mới”; lớp Bồi dưỡng “Những điều cần tránh khi viết về HIV/AIDS, ma túy, mại dâm”. Giảng viên đều thuộc Học viện báo chí tuyên truyền. Hội còn phối hợp với Trung tâm bồi dưỡng nghiệp vụ Hội Nhà báo Việt Nam tổ chức lớp bồi dưỡng “Viết phóng dự cho báo in” cho đông đảo hội viên và cộng tác viên báo chí …
Sự phối hợp giữa các cơ quan quản lý nhà nước về báo chí, cơ quan chủ quản và cơ quan báo chí trên địa bàn khá chặt chẽ, hiệu quả. Sở TTTT quan tâm đến công tác bồi dưỡng nghiệp vụ cho các nhà báo đang hoạt động trên địa bàn, đã phối hợp với Sở Nội vụ đề cử phóng viên, biên tập viên của các cơ quan báo chí tham gia các lớp bồi dưỡng, thi nâng ngạch do Bộ TTTT tổ chức; chủ trì, phối hợp với Ban Tuyên giáo Tỉnh uỷ, Hội Nhà báo, Sở Nội vụ tổ chức tập huấn về thông tin đối ngoại và người phát ngôn cán bộ chủ chốt của tỉnh và phóng viên biên tập viên các cơ quan báo chí. Bồi dưỡng kiến thức pháp luật về báo chí, chính sách của Nhà nước, nghiệp vụ báo chí...
 
Luật cần bổ sung phù hợp với đời sống báo chí hiện tại
 
Từ thực tiễn hoạt động của báo chí trên địa bàn tỉnh Thái Nguyên cho thấy Luật Báo chí và Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Báo chí (gọi tắt là Luật) đã phát huy được tác dụng tích cực. Tuy vậy, sau hơn 15 năm, kể từ khi sửa đổi, bổ sung năm 1999, đến nay Luật đã bộc lộ một số điểm không phù hợp với tình hình và yêu cầu thực tiễn như: Luật quy định 4 loại hình báo chí (báo in, báo nói, báo hình, báo điện tử) và cơ quan báo chí “là cơ quan thực hiện một loại hình báo chí”; Trong thực tế, một số cơ quan báo chí có thể thực hiện nhiều loại hình báo chí. 
Luật mới chỉ quy định về nhiệm vụ, quyền hạn của người đứng đầu cơ quan báo chí và nhiệm vụ, quyền hạn của báo chí mà chưa quy định cụ thể về tiêu chuẩn các chức danh lãnh đạo của cơ quan báo chí, cơ chế bổ nhiệm, đề bạt cán bộ lãnh đạo cơ quan báo chí. Mặt khác, thực tế đã phát sinh rất nhiều vấn đề đòi hỏi người đứng đầu cơ quan báo chí phải chủ động để xử lý, do vậy cần quy định cụ thể hơn về nhiệm vụ, quyền hạn và trách nhiệm của người đứng đầu cơ quan báo chí.
Hiện nay, chỉ loại hình báo chí in thực hiện tương đối nghiêm túc quy định về lưu chiểu, chưa có quy định cụ thể quản lý lưu chiểu đối với báo hình, báo nói và báo điện tử, gây ra rất nhiều khó khăn cho công tác quản lý, xử lý, chấn chỉnh đối với các loại hình báo chí này.
Qua công tác thanh tra, kiểm tra của Sở TTTT đối với các cơ quan báo chí tại tỉnh Thái Nguyên, cho thấy về cơ bản thực hiện đúng tôn chỉ, mục đích trong giấy phép hoạt động báo chí mà Bộ TTTT đã cấp; chấp hành nghiêm các quy định của pháp luật về hoạt động báo chí, thực hiện đúng chức năng là cơ quan ngôn luận của Đảng và Nhà nước, là diễn đàn của nhân dân; Văn phòng các Báo Trung ương, báo ngành trên địa bàn tỉnh luôn theo dõi sát tình hình của tỉnh, đưa nhiều tin, bài, ảnh phản ánh khá toàn diện về kinh tế - xã hội các hoạt động lớn của tỉnh góp phần quảng bá hình ảnh Thái Nguyên đến đông đảo các độc giả trong và ngoài nước. 
Các bản tin chuyên ngành thực hiện nghiêm túc, đảm bảo đúng giấy phép xuất bản, đúng các quy định của Luật Báo chí, Luật Xuất bản. Các cơ quan báo chí, các bản tin nộp lưu chiểu đúng theo quy định. Đối với  phát thanh – truyền hình và trang thông tin điện tử tổng hợp đã lưu giữ đầy đủ chương trình đã phát trên mạng theo quy định về thời gian, lưu giữ văn bản tại cơ quan báo chí theo đúng quy định; lưu giữ các phim, băng, đĩa ghi âm, ghi hình đã phát.
Tuy nhiên năm 2012, UBND tỉnh đã có Văn bản số 208/UBND- KTN ngày 22 tháng 02 năm 2012 thông báo chấm dứt hoạt động của Cơ quan đại diện báo Cựu chiến binh Việt Nam, tại Thái Nguyên và thu hồi văn bản số 711/STTTT-BCXB ngày 26/11/2010 do Trưởng Cơ quan đại diện đã có vi phạm trong hoạt động báo chí.
Trong quá trình thực hiện giải quyết các hồ sơ, thủ tục cấp phép, Luật đã bộc lộ một số bất cập. Trên cơ sở nhu cầu thực tế, cần phân cấp cho cơ quan quản lý nhà nước tại địa phương xem xét, giải quyết cho phép cơ quan báo chí xuất bản số đặc biệt phục vụ các ngày lễ, Tết là các số trong định kỳ nhưng gộp các số liền kề và cấp phép Đặc San (hiện nay thủ tục này được giải quyết qua Sở Thông tin và Truyền thông thẩm định hồ sơ và có văn bản chuyển Cục Báo chí cho phép thực hiện). Đồng thời, Bộ TTTT sớm tham mưu ban hành Luật Báo chí mới, trong đó quy định về hoạt động báo chí điện tử, các cơ quan báo chí thực hiện nhiều loại hình báo chí (báo in, báo hình, báo nói, báo điện tử) cho phù hợp với tình hình thực tiễn tại Việt Nam.
 
Thanh Sơn
 
Xếp hạng: 1 - 1 phiếu bầu
Click để đánh giá bài viết

  Ý kiến bạn đọc

Mã bảo mật   

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

Thống kê truy cập

  • Đang truy cập444
  • Hôm nay5,915
  • Tháng hiện tại605,421
  • Tổng lượt truy cập28,255,166

Hình ảnh nổi bật

12/2024/TT-BTTTT

Thông tư 12/2024/TT-BTTTT

Lượt xem:283 | lượt tải:69

Mau ĐXKNHV - HNB

Mẫu đơn xin gia nhập Hội Nhà báo Việt Nam

Lượt xem:518 | lượt tải:159

Mau ĐNCTHV

Mẫu danh sách đề nghị cấp thẻ hội viên mới

Lượt xem:469 | lượt tải:163

144/QĐ-HNB

QĐ công bố công khai quyết toán ngân sách 2023 của Hội Nhà báo Thái Nguyên

Lượt xem:102 | lượt tải:25

136/QĐ-HNB

công khai dự toán ngân sách 2024

Lượt xem:105 | lượt tải:26

Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây