BVĐK TƯ Thái Nguyên vừa thực hiện thành công ca ghép thận số 33 và phẫu thuật nội soi cắt phình đại tràng cho bệnh nhi 25 ngày tuổi.

Thứ tư - 10/01/2024 14:48
b04b1aea15d4be8ae7c5

Bệnh viện đã thực hiện được 33/33 ca ghép thành công đem lại cuộc sống mới cho nhiều người mắc các bệnh về thận

Bệnh viện Trung ương Thái Nguyên vừa thực hiện thành công ca ghép thận bằng phương pháp lấy thận từ người sống cho bằng phương pháp phẫu thuật nội soi. Đây là tiến bộ rất lớn trong kỹ thuật ghép thận tại Bệnh viện, là phương pháp an toàn với ưu điểm ít xâm lấn (gây ít tổn thương cho những vùng lành xung quanh), giảm thời gian phục hồi sau phẫu thuật, tiết kiệm chi phí điều trị và tính thẩm mỹ cao. Sau phẫu thuật hiện người nhận thận là con trai sức khỏe đang hồi phục, người cho thận là mẹ đẻ đã được xuất viện sau phẫu thuật 5 ngày. 
 
87f22be327dd8c83d5cc


Kỹ thuật ghép thận được Bệnh viện Trung ương Thái Nguyên triển khai thực hiện từ năm 2015, Đến nay sau 8 năm, Bệnh viện đã thực hiện được 33/33 ca ghép thành công, đem lại cuộc sống mới cho nhiều người mắc các bệnh về thận. Đặc biệt từ cuối năm 2023, Bệnh viện đã triển khai kỹ thuật phẫu thuật nội soi lấy thận từ người cho sống ghép cho người bệnh. Ca ghép thận thứ 33 là ca bệnh thứ 2 thực hiện kỹ thuật lấy thận bằng phương pháp phẫu thuật nội soi. Thành công này đã khẳng định bước tiến dài vững chắc trong hành trình làm chủ các kỹ thuật khó, hiện đại và chuyên sâu của Bệnh viện Trung ương Thái Nguyên, khẳng định vị thế Bệnh viện hạng Đặc biệt, giúp người dân phía Bắc Việt Nam được tiếp cận và hưởng các dịch vụ tiên tiến nhất của nền y học nước nhà.
 
0a73fd87e0b94be712a8
 
Đoạn phình đại tràng trong bụng bệnh nhi trước khi được cắt bỏ
 
Khoa Ngoại Nhi, Bệnh viện Trung ương Thái Nguyên vừa thực hiện phẫu thuật nội soi cắt phình đại tràng cho bệnh nhi 25 ngày tuổi, cân nặng 2,3kg. Đây là trường hợp bệnh nhi nhỏ tuổi nhất được phẫu thuật nội soi điều trị bệnh Phình đại tràng bẩm sinh tại Bệnh viện.
Phình đại tràng bẩm sinh (còn gọi là bệnh Megacolon, Hirschsprung). Theo thống kê, bệnh gặp với tỷ lệ 1/5.000, bệnh do thiếu bẩm sinh các tế bào hạch thần kinh ruột, thường gặp ở trẻ nhỏ và có thể gặp ở cả trẻ sơ sinh. Khi mắc bệnh này, trẻ sẽ có những biểu hiện, như: Chậm đi ngoài phân su sau 24h sau đó thường táo bón, bụng chướng, nôn; Đoạn ruột bệnh lý luôn co thắt nhỏ lại và không có nhu động ruột; Đoạn ruột phía trên ứ đọng phân và hơi ngày càng dãn to khiến trẻ khó đi ngoài, có thể tắc ruột hoàn toàn hoặc không hoàn toàn.
Bệnh nhi có tiền sử chậm đi ngoài phân su sau 24h, sau đẻ không tự đi ngoài được, bụng chướng, ăn vào nôn. Sau khi được khám và làm các xét nghiệm cần thiết, bệnh nhi được chẩn đoán mắc bệnh Phình đại tràng bẩm sinh và được phẫu thuật nội soi cắt đoạn đại tràng vô hạch và nối đại tràng với ống hậu môn một thì.
Theo BSCKII. Hoắc Công Sơn - Trưởng khoa Ngoại Nhi, Phình đại tràng là một trong những nguyên nhân hàng đầu gây tắc ruột ở trẻ. Bệnh rất dễ phát hiện và có thể điều trị triệt để. Nhưng nếu để muộn, bệnh có thể gây nhiều biến chứng rất nguy hiểm. Do đó, khi thấy trẻ có những biểu hiện trên, gia đình cần cho trẻ đi khám để được tư vấn và điều trị kịp thời.

 

Tác giả bài viết: Minh Tâm (Bệnh viện Trung ương Thái Nguyên)


 

  Ý kiến bạn đọc

  Ẩn/Hiện ý kiến

Mã bảo mật   

Những tin mới hơn

 

Những tin cũ hơn

Cơ quan chủ quản