Bản Quy hoạch tỉnh bao gồm các nội dung: Phân tích, đánh giá dự báo các yếu tố, điều kiện đặc thù của tỉnh; đánh giá thực trạng phát triển tỉnh Thái Nguyên (bao gồm kinh tế - xã hội; hiện trạng sử dụng đất và tiềm năng đất đai; hệ thống đô thị nông thôn và các khu chức năng; thực trạng phát triển kết cấu hạ tầng kỹ thuật, hạ tầng xã hội; thực trạng bảo vệ môi trường…); đánh giá tổng hợp; một số kinh nghiệm quốc tế; quan điểm, mục tiêu và lựa chọn phương án phát triển tỉnh Thái Nguyên thời kỳ 2021-2030, tầm nhìn đến năm 2050; các phương án quy hoạch và phát triển tỉnh Thái Nguyên thời kỳ 2021 - 2030...
Tỉnh Thái Nguyên cũng xác định 6 đột phá phát triển của tỉnh để đảm bảo hoàn thành các mục tiêu đã đề ra trong Quy hoạch tỉnh; phương hướng phát triển các ngành, lĩnh vực và phương án tổ chức các hoạt động kinh tế, xã hội; phương án quy hoạch hệ thống đô thị, nông thôn và các khu chức năng; phương án phát triển kết cấu hạ tầng kỹ thuật, hạ tầng xã hội; xây dựng vùng liên huyện; các nhóm giải pháp chủ yếu...
Quy hoạch tỉnh là cơ sở quan trọng để các cấp, các ngành lãnh đạo, chỉ đạo và quản lý toàn diện, thống nhất quá trình phát triển kinh tế - xã hội, quốc phòng, an ninh, hội nhập, đối ngoại trên địa bàn tỉnh; là căn cứ để hoạch định chính sách, xây dựng kế hoạch đầu tư và kiến tạo động lực phát triển sản xuất, kinh doanh, an sinh xã hội, an ninh, an toàn, văn minh.
Đồng chí Bí thư Tỉnh ủy đề nghị sau Hội nghị công bố, các cấp ủy Đảng, chính quyền của tỉnh bằng nhiều hình thức, tiếp tục đẩy mạnh phổ biến các nội dung cốt lõi, cơ bản của Quy hoạch tỉnh sâu rộng tới các cấp, các ngành, cộng đồng doanh nghiệp, các tầng lớp Nhân dân, tạo sự đồng thuận về nhận thức và quyết tâm cao để thực hiện tốt Quy hoạch. Tổ chức triển khai Kế hoạch thực hiện Quy hoạch đảm bảo tính thống nhất, đồng bộ, nhịp nhàng giữa các cấp, các ngành; người đứng đầu cấp ủy, cơ quan, đơn vị địa phương khẩn trương, nghiêm túc xác định các nhiệm vụ trọng tâm, chủ yếu của đơn vị mình để tập trung chỉ đạo xây dựng các chương trình, kế hoạch, bố trí nguồn lực hợp lý để thực hiện các mục tiêu, nhiệm vụ cụ thể, sản phẩm cụ thể gắn thời gian hoàn thành, làm cơ sở để lãnh đạo, chỉ đạo tổ chức thực hiện. Các cấp, các ngành chủ động nâng cao tinh thần trách nhiệm, chất lượng, hiệu quả công tác quản lý quy hoạch, vừa để bảo đảm quy hoạch được triển khai trong thực tế, vừa tận dụng tối đa nguồn lực trong thực hiện theo quy hoạch. Khẩn trương rà soát, điều chỉnh các quy hoạch chuyên ngành về đất đai, xây dựng bảo đảm phù hợp Quy hoạch tỉnh được phê duyệt và theo đúng các quy định của pháp luật; chủ động nghiên cứu, sửa đổi các cơ chế, chính sách đã ban hành, đề xuất ban hành mới các cơ chế, chính sách phát triển kinh tế - xã hội cho từng thời kỳ, tạo động lực mới cho sự phát triển của tỉnh. Tập trung thực hiện tốt công tác cải cách hành chính, cải thiện môi trường đầu tư, hỗ trợ doanh nghiệp; tạo môi trường thuận lợi trong việc kêu gọi, thu hút đầu tư, huy động các nguồn lực để thực hiện quy hoạch. Đồng thời, tiếp tục đẩy mạnh chuyển đổi số; phát triển hạ tầng thông tin, cơ sở dữ liệu khoa học và công nghệ của tỉnh theo hướng hiện đại, đồng bộ; phát triển khoa học, công nghệ và đổi mới sáng tạo; hỗ trợ, kết nối các chương trình, dự án và doanh nghiệp khởi nghiệp hoạt động hiệu quả. Tăng cường công tác bảo vệ môi trường. Tập trung đầu tư xây dựng các khu xử lý rác thải tập trung, không để phát sinh các điểm ô nhiễm môi trường. Khai thác và sử dụng hợp lý, tiết kiệm, bền vững các nguồn tài nguyên khoáng sản; đẩy mạnh thu hút đầu tư các ngành công nghiệp, dịch vụ bảo vệ môi trường, các ngành kinh tế xanh, kinh tế tuần hoàn để nâng cao hiệu quả sử dụng tài nguyên.
Mời độc giả xem chi tiết Quy hoạch tỉnh Thái Nguyên thời kỳ 2021 - 2030, tầm nhìn đến năm 2050 tại đây./.
Nguồn tin: thainguyen.gov.vn:
Ý kiến bạn đọc
Những tin mới hơn
Những tin cũ hơn
Thông tư 12/2024/TT-BTTTT
Mẫu đơn xin gia nhập Hội Nhà báo Việt Nam
Mẫu danh sách đề nghị cấp thẻ hội viên mới
QĐ công bố công khai quyết toán ngân sách 2023 của Hội Nhà báo Thái Nguyên
công khai dự toán ngân sách 2024