Đồng chí Lê Quốc Minh, Ủy viên Ban chấp hành Trung ương Đảng, Tổng Biên tập Báo Nhân dân, Chủ tịch Hội Nhà báo Việt Nam, Phó Trưởng ban Dân vận và Tuyên giáo Trung ương đại diện đoàn dâng hương tại Nhà tưởng niệm Chủ tịch Hồ Chí Minh.
Trong chương trình về Đoàn đã đến dâng hương tại Nhà tưởng niệm Chủ tịch Hồ Chí Minh tại Đèo De, xã Phú Đình, huyện Định Hoá. Tại đây, thay mặt Đoàn, đồng chí Lê Quốc Minh, Ủy viên Ban chấp hành Trung ương Đảng, Tổng Biên tập Báo Nhân dân, Chủ tịch Hội Nhà báo Việt Nam, Phó Trưởng ban Dân vận và Tuyên giáo Trung ương đã báo cáo với Chủ tịch Hồ Chí Minh về hoạt động của Hội Nhà báo Việt Nam và các cơ quan báo chí trong thời gian qua, nhất là việc thực hiện chủ trương lớn của đất nước trong sắp xếp tinh gọn bộ máy theo chỉ đạo của Trung ương. Các cơ quan báo chí, hội nhà báo các tỉnh đã làm tốt chức năng nhiệm vụ của mình và hứa tiếp tục thực hiện tốt lời dạy của Chủ tịch Hồ Chí Minh đối với các nhà báo, các cơ quan báo chí, góp phần phát triển kinh tế xã hội, xây dựng quê hương đất nước ngày càng phát triển…
Các đại biểu trao đổi tại Di tích Nơi ra đời Hội Nhà báo Việt Nam, xã Điềm Mặc, Định Hoá.
Thăm Di tích lịch sử quốc gia nơi thành lập Hội Nhà báo Việt Nam, xã Điềm Mặc, huyện Định Hoá. Các thành viên trong đoàn đã được nghe hướng dẫn viên của Ban Quản lý di tích ATK Định Hóa giới thiệu về lịch sử hình thành và phát triển của Hội Nhà báo Việt Nam: Ngày 21/4/1950, tại xóm Roòng Khoa, xã Ðiềm Mặc, huyện Ðịnh Hóa, tỉnh Thái Nguyên đã diễn ra Đại hội thành lập Hội Những người viết báo Việt Nam, nay là Hội Nhà báo Việt Nam. Nhiệm vụ của Hội Nhà báo Việt Nam là bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của nhà báo trong tác nghiệp; bồi dưỡng chuyên môn, nghiệp vụ báo chí, đạo đức nghề nghiệp cho hội viên; giám sát việc tuân thủ luật pháp, quy định về đạo đức nghề nghiệp của người làm báo; tham gia xây dựng và tổ chức thực hiện cơ chế, chính sách về thông tin, báo chí; thực hiện các hoạt động đối ngoại theo quy định của pháp luật…
Đồng chí Nguyễn Đức Lợi, Phó Chủ tịch Thường trực Hội Nhà báo Việt Nam trao quà của nhà tài trợ cho các gia đình thương binh, liệt sĩ, chính xác xã hội xã Điềm Mặc.
Đoàn dâng hương tại Di tích trường dạy làm báo Huỳnh Thúc Kháng.
Nhân dịp này, Đoàn đã đến thăm Di tích Trường dạy Viết báo Huỳnh Thúc Kháng, xã Tân Thái, huyện Đại Từ. Đây là cơ sở đào tạo báo chí đầu tiên của báo chí cách mạng Việt Nam và cũng là cơ sở đào tạo duy nhất trong thời kỳ kháng chiến chống thực dân Pháp, do nhà báo Đỗ Đức Dục làm Giám đốc, nhà báo Xuân Thủy làm Phó Giám đốc. Các nhà báo Như Phong, Đỗ Phồn, Tú Mỡ là Ủy viên Ban Giám đốc. Chủ tịch Hồ Chí Minh đã hai lần gửi thư động viên tinh thần, hướng dẫn nghiệp vụ làm báo chí cách mạng cho các học viên. Người căn dặn: "Lớp này là lớp học viết báo đầu tiên, tôi mong các chú và các cô thi đua nhau học và hành cho xứng đáng là những người tiên phong trên mặt trận báo chí. Báo chí cũng phải thực hiện khẩu hiệu: Tất cả để chiến thắng!"… Di tích do Hội Nhà báo Việt Nam xây dựng, khánh thành và đưa vào sử dụng cuối năm 2024, là địa chỉ về nguồn của nhiều cơ quan báo chí, hội nhà báo cả nước.
Về nguồn thăm nơi ra đời Hội Nhà báo Việt Nam và thăm các di tích trên địa bàn tỉnh Thái Nguyên là một hoạt động trọng tâm, có ý nghĩa của Hội Nhà báo Việt Nam trong chuỗi các hoạt động được tổ chức trong dịp này.
Tác giả bài viết: Việt Hoa - Hoàng Thi
Những tin cũ hơn
Kế hoạch tổ chức Giải báo chí toàn quốc về Quốc hội và Hội đồng nhân dân (Giải Diên Hồng) lần thứ tư - năm 2026 Chủ đề " 80 năm Quốc hội Việt Nam"
Kế hoạch Tổ chức Giải thưởng báo chí Huỳnh Thúc Kháng tỉnh Thái Nguyên lần thứ II - năm 2026
Thông tư 12/2024/TT-BTTTT
Mẫu đơn xin gia nhập Hội Nhà báo Việt Nam
Mẫu danh sách đề nghị cấp thẻ hội viên mới