PHÁT HUY GIÁ TRỊ CÁC DI TÍCH BÁO CHÍ

Thứ ba - 08/11/2022 16:23   Đã xem: 610   Phản hồi: 0

Thái Nguyên được các nhà báo, hội viên, người làm báo trong các cơ quan báo chí cả nước biết đến với địa điểm ra đời Hội Nhà báo Việt Nam, tại xóm Roòng Khoa, xã Điềm Mặc, huyện Định Hóa và từ năm 2019 có thêm địa chỉ Trường dạy viết báo Huỳnh Thúc Kháng, thuộc xóm Bờ Rạ, xã Tân Thái, huyện Đại Từ đã được Hội Nhà báo Việt và tỉnh Thái Nguyên tổ chức trọng thể lễ kỷ niệm nhân 70 năm thành lập Trường viết báo Huỳnh Thúc Kháng.

Đoàn thực tế Hội Nhà báo TP. Hải Phòng về nguồn thăm nơi ra đời Hội Nhà báo Việt Nam (xóm Roòng Khoa, xã Điềm Mặc, huyện Định Hóa)
Ngày 21/4/1950, thời điểm kháng chiến chống thực dân Pháp ở giai đoạn khó khăn, ác liệt, tại xóm Roòng Khoa, xã Điềm Mặc, huyện Định Hóa, ngày 21/4/1950, Đại hội lần thứ nhất của Hội những người viết báo Việt Nam đã được tổ chức trong ngôi nhà sàn 2 tầng, 8 mái, nơi làm việc, hội họp của Tổng hội Việt Minh. Đại hội đã thống nhất thông qua Điều lệ, Chương trình hoạt động, bầu ra Ban Chấp hành Hội gồm 10 nhà báo do nhà báo Xuân Thủy làm Chủ tịch. Ngày 2/6/1950, Hội được Chính phủ ra quyết định chính thức công nhận và trở thành thành viên của Mặt trận Liên Việt. Trong bài phát biểu tại Đại hội lần thứ II, Hội Nhà báo Việt Nam tổ chức ngày 16/4/1959, Chủ tịch Hồ Chí Minh đã nhấn mạnh: “Nhiệm vụ của Hội là phải làm cho hội viên đoàn kết chặt chẽ, giúp đỡ lẫn nhau để nâng cao trình độ chính trị và nghiệp vụ. Có như thế thì Hội Nhà báo mới làm tròn nhiệm vụ của mình và những người làm báo mới phục vụ tốt nhân dân, phục vụ tốt cách mạng”. Sau này, Hội những người viết báo Việt Nam được đổi tên thành Hội Nhà báo Việt Nam. 
Tấm bia đánh dấu nơi ra đời của Hội khắc dòng chữ: "Tại đây, ngày 21/4/1950 diễn ra Đại hội những người viết báo Việt Nam (nay là Hội Nhà báo Việt Nam)", địa điểm thành lập Hội Nhà Báo Việt Nam được Bộ Văn hoá - Thông tin (nay là Bộ Văn hóa Thể thao và Du lịch) xếp hạng Di tích lịch sử  quốc gia năm 2004, kỷ niệm 55 năm ngày truyền thống (21/4/1950-21/4/2005), khánh thành bia di tích. Kỷ niệm 60 năm thành lập Hội (2010), được ngân hàng VietinBank tài trợ xây dựng, khánh thành Nhà trưng bày với gần 400 tài liệu, hiện vật, ảnh tư liệu ghi dấu những ngày gian khổ hào hùng bảo vệ độc lập dân tộc của báo chí cách mạng. Tại nơi thành lập Hội Nhà báo Việt Nam hôm nay, công trình nhà trưng bày di tích lịch sử, được xây dựng bề thế. Ngân hàng cổ phần Thương mại Công thương Việt Nam hỗ trợ kinh phí để xây dựng ngôi nhà 2 tầng, mỗi tầng 100m2 sàn, (tầng 1 dành cho nhân dân xóm Roòng Khoa làm nhà văn hóa, sinh hoạt cộng đồng; tầng 2 là khu trưng bày tư liệu, hiện vật về báo chí); sân khu di tích được Hội Nhà báo Việt Nam đầu tư mở rộng, lát gạch khang trang (khoảng 500m2) có thể tổ chức nhiều hoạt động tại đây. Nhà trưng bày được bố trí khoa học, với từng khu gắn liền với mốc thời gian: Trước, trong và hiện tại của báo chí, là nơi lưu giữ và giới thiệu nhiều hiện vật, hình ảnh gắn liền với sự ra đời, phát triển và hoạt động của báo chí nước nhà và những hình ảnh về hoạt động báo chí của lãnh tụ Nguyễn Ái Quốc. Tri ân những người làm báo và nhân dân các dân tộc, Công ty cổ phần tập đoàn Đèo Cả đã tài trợ kinh phí xây dựng con đường bê tông dài 1.000m vào di tích.
Di tích báo chí tiếp theo là Di tích Địa điểm Trường dạy làm báo chí Huỳnh Thúc Kháng, được xếp hạng di tích cấp quốc gia theo Quyết định số 1182 ngày 28/3/2019 của Bộ trưởng Bộ Văn hóa thể thao và du lịch. Hiện nay, Bia di tích Trường dạy làm báo Huỳnh Thúc Kháng được đặt trong khuôn viên diện tích 112m2. Sinh thời, Chủ tịch Hồ Chí Minh rất mực quan tâm đến Trường Dạy làm báo Huỳnh Thúc Kháng. Chủ tịch Hồ Chí Minh đã 2 lần gửi thư cho các học viên. Tại bức thư thứ nhất đăng trên Báo Cứu Quốc số 1264 ra ngày 09/6/1949, Người biểu dương và nhắc 4 điểm chính về nhiệm vụ, tôn chỉ, mục đích, đối tượng của mỗi tờ báo, mục tiêu của báo chí. Người nhấn mạnh, muốn viết báo thì cần: "1 - Gần gũi dân chúng, cứ ngồi trong phòng giấy mà viết thì không thể viết thiết thực. 2 - Ít nhất cũng phải biết một thứ tiếng nước ngoài, để xem báo nước ngoài và học kinh nghiệm của người. 3 - Khi viết xong một bài báo, tự mình phải xem lại ba, bốn lần, sửa chữa lại cho cẩn thận. Tốt hơn là đưa nhờ một vài người ít văn hóa xem và hỏi họ những câu nào, chữ nào họ không hiểu thì sửa lại cho dễ hiểu. 4-  Luôn luôn gắng học hỏi, luôn cầu tiến bộ…”. Những dặn dò của Người với các học viên Trường dạy làm báo Huỳnh Thúc Kháng đã trở thành cẩm nang cho người làm báo cách mạng, là giáo trình của mọi giáo trình cho đến ngày nay.
Trong chuyến về nguồn nhân kỷ niệm 72 năm Ngày thành lập Hội Nhà báo Việt Nam, đồng chí Lê Quốc Minh, Chủ tịch Hội Nhà báo Việt Nam đã xúc động chia sẻ: Ba năm trước, ngay tại vùng đất lịch sử thuộc xã Tân Thái ngày nay - nơi tổ chức khóa học đầu tiên và duy nhất của Trường dạy làm báo Huỳnh Thúc Kháng (ngày 04/4/1949-04/4/2019), Hội Nhà báo Việt Nam phối hợp Tỉnh ủy, Hội đồng nhân dân, Ủy ban nhân dân tỉnh Thái Nguyên đã tổ chức rất thành công Lễ kỷ niệm 70 năm Trường dạy làm báo Huỳnh Thúc Kháng và khánh thành Bia Di tích lịch sử quốc gia Địa điểm Trường dạy làm báo Huỳnh Thúc Kháng... Sự kiện quan trọng đó đã đáp ứng được nguyện vọng tha thiết suốt bảy thập kỷ của các thế hệ làm báo và công chúng báo chí cả nước, tôn vinh một mốc son lịch sử của báo chí nước nhà; trở thành đợt giáo dục truyền thống, sinh hoạt chính trị và nghiệp vụ sâu rộng của giới báo chí; góp phần tô thắm thêm truyền thống vẻ vang của Báo chí Cách mạng Việt Nam và gắn liền với công tác tuyên truyền thực hiện nhiệm vụ phát triển kinh tế, văn hóa, xã hội của tỉnh Thái Nguyên"…
Để di tích Trường dạy làm báo Huỳnh Thúc Kháng xứng tầm với di tích lịch sử quốc gia và địa điểm về nguồn của những người làm báo trên cả nước, lãnh đạo tỉnh Thái Nguyên và Hội Nhà báo Việt Nam đã có ý kiến chỉ đạo về việc xây dựng các hạng mục tại di tích này. Trên cơ sở ý kiến chỉ đạo, Hội Nhà báo Việt Nam dự kiến sơ đồ gồm: Nhà bia di tích, mô hình nhà trường gồm 5 gian lớp học và nhà hiệu bộ; 1 dãy nhà cho học viên nam ở và 01 dãy nhà cho học viên nữ ở; 1 bếp ăn chung, sân di tích, hàng rào... Hiện nay, các cơ quan tham mưu của huyện Đại Từ đang cùng với Cơ quan Trung ương Hội Nhà báo Việt Nam xác định vị trí, căn cứ quy hoạch, để tham mưu đề nghị điều chỉnh quy hoạch cho phù hợp, từ đó chốt vị trí sơ bộ theo trích lục của bản đồ địa chính, xác định hạng mục cần xây dựng, diện tích cần sử dụng… để bàn giao cho Hội Nhà báo Việt Nam trong thời gian sớm nhất.

 

Tác giả bài viết:  Việt Hoa

Click để đánh giá bài viết

  Ý kiến bạn đọc

Mã bảo mật   

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

Thống kê truy cập

  • Đang truy cập121
  • Hôm nay10,192
  • Tháng hiện tại414,284
  • Tổng lượt truy cập26,696,696

Hình ảnh nổi bật

12/2024/TT-BTTTT

Thông tư 12/2024/TT-BTTTT

Lượt xem:125 | lượt tải:53

STT 13

Mẫu đơn xin gia nhập Hội Nhà báo Việt Nam

Lượt xem:355 | lượt tải:130

STT 13

Mẫu danh sách đề nghị cấp thẻ hội viên mới

Lượt xem:367 | lượt tải:140

09/2023/NQ-HĐND

Nghị quyết ban hành Quy định nội dung, mức chi đối với tập thể, cá nhân đoạt giải trong kỳ thi, cuộc thi Quốc tế, Quốc gia thuộc lĩnh vực giáo dục - đào tạo, thể dục - thể thao, văn học- nghệ thuật, thông tin - truyền thông

Lượt xem:831 | lượt tải:191

274/TB-VPCP

Toàn văn kết luận của Thủ tướng tại buổi làm việc với Hội Nhà báo Việt Nam

Lượt xem:860 | lượt tải:262

Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây