Phát triển kinh tế báo chí trong xu thế kinh tế thị trường và chuyển đổi số

Thứ tư - 05/07/2023 08:43   Đã xem: 407   Phản hồi: 0

(CLO) Thời gian qua, các cơ quan báo chí đã không ngừng cải thiện nội dung, phương pháp làm báo để tìm kiếm, mở rộng phát triển thêm độc giả, nâng cao hiệu quả tuyên truyền. Tuy nhiên, trước những thách thức về chuyển đổi số, mỗi cơ quan báo chí còn phải giải bài toán về vấn đề kinh tế báo chí.

Chuyển đổi số báo chí để tạo thêm nguồn thu mới

Hiện nay công nghệ số khiến cả thế giới phải thay đổi, với báo chí truyền thông một lĩnh vực vốn có nhiệm vụ dẫn dắt, định hướng dư luận, định hướng xã hội cũng không phải ngoại lệ trước xu hướng này. Công chúng sống trên môi trường số chiếm lượng lớn, áp lực chuyển đổi số với các cơ quan báo chí ngày càng lớn.

Trong bối cảnh chuyển đổi số, người làm báo luôn phải sản xuất nội dung trên nền tảng những hiểu biết căn bản về báo chí. Mỗi nhà báo ngoài việc giữ gìn phát triển nội dung sản phẩm báo chí cũng cần lồng ghép, ứng dụng các công nghệ số vào trong quá trình tạo ra sản phẩm của mình và gửi tới công chúng. Chuyển đổi số đã và đang tạo ra những cơ hội và cũng đặt ra nhiều thách thức đối với báo chí, ảnh hưởng lớn đến sự phát triển của kinh tế báo chí truyền thông hiện nay.

Nhà báo Nguyễn Thành Lợi, Tổng Biên tập Báo Kinh tế & Đô thị cho biết, trong xu hướng chuyển đổi số, các cơ quan báo chí bên cạnh thực hiện nhiệm vụ chính trị, cần làm tốt và bắt kịp xu thế vận động và phát triển của kỷ nguyên công nghệ số. Cơ quan báo chí chuyển đổi số thành công, cần phải có công nghệ và giải pháp hỗ trợ từ các cơ quan quản lý và sự liên kết giữa các cơ quan báo chí. Do đó, kinh tế báo chí trong xu hướng chuyển đổi số đã tiệm cận dần đến từ khóa “kinh tế báo chí số”.

Hiện nay, thị trường quảng cáo trên thế giới nói chung và ở Việt Nam nói riêng đang chuyển từ quảng cáo trên báo chí truyền thống sang quảng cáo số, tác động mạnh tới doanh thu của các cơ quan báo, đài. Nhiều cơ quan báo chí đã ứng dụng chuyển đổi số báo chí một cách bài bản, thành công tạo nguồn thu mới, từ đó góp phần thúc đẩy phát triển công nghiệp nội dung số.
 

phat trien kinh te bao chi trong xu the kinh te thi truong va chuyen doi so 16061725

Tạp chí Kinh tế Việt Nam tích cực chuyển đổi số để thay đổi phương thức vận hành, quản lý, phân phối nội dung báo chí. Ảnh minh họa


Đối với Tạp chí Kinh tế Việt Nam, trong thời gian qua đơn vị này có định hướng phát triển nội dung chuyên sâu đặc trưng của tạp chí, với các bài viết độc quyền của chuyên gia theo từng nhóm chủ đề, cùng hệ thống số liệu chuyên đề theo từng số. Tạp chí xác định không chỉ là một nguồn tin thông thường mà còn nhận thấy trách nhiệm mới trong việc cung cấp thông tin chính xác, nhanh, đóng vai trò như một cầu nối giữa dòng vốn đầu tư quốc tế với Việt Nam.

Tạp chí áp dụng công nghệ chuyển ngữ bằng trí tuệ nhân tạo, dịch nội dung tạp chí ra 108 ngôn ngữ khác nhau. Tuy nhiên, Tạp chí vẫn có sự giám sát chặt chẽ bằng con người, đặc biệt là với các tít, sapo của mỗi tin bài, nhằm kiểm soát chất lượng. Các nội dung kinh tế chuyên sâu được dịch bằng trí tuệ nhân tạo có tính chính xác cao, không gây hiểu nhầm như đối với các nội dung văn học hay xã hội.

Nhà báo Đào Quang Bính - Tổng Thư kí Tòa soạn Tạp chí Kinh tế Việt Nam chia sẻ, bên cạnh những sản phẩm báo chí mới đặc thù, VnEconomy cũng tăng cường nội dung đa phương tiện cho các tác phẩm báo chí. Đồng thời cũng chọn lọc một số nội dung để thực hiện bổ sung các tính năng đa phương tiện và phát hành đồng thời trên nền tảng mạng xã hội như Tiktok, Facebook, Linkedin và Youtube.

"Những nỗ lực đầu tư phát triển nội dung chuyên sâu trong lĩnh vực kinh tế đã đem lại thành công bước đầu cho Tạp chí Kinh tế Việt Nam. Bạn đọc đã quay lại với Tạp chí, sau hơn một năm qua đã tăng gấp đôi so với giai đoạn trước chuyển đổi. Hiện Tạp chí điện tử VnEconomy có trung bình 20 triệu lượt xem hàng tháng, dù là một tạp chí đậm chất kinh tế chuyên sâu" -  nhà báo Đào Quang Bính chia sẻ thêm.

Làm kinh tế báo chí không thể bằng mọi cách, mọi giá

Thực tế cho thấy, hiện nay có rất nhiều toà soạn thực hiện tự chủ tài chính đương nhiên là hoạt động không dựa vào ngân sách Nhà nước hay cơ quan chủ quản mà sẽ tự tạo ra nguồn thu qua việc xuất bản ấn phẩm, ký kết quảng cáo và tự tiến hành hạch toán chi tiêu. Như vậy, nhìn nhận cơ quan báo chí hoạt động tự chủ giống như một doanh nghiệp cũng không sai.

Tuy nhiên, điều khác biệt là doanh nghiệp thì tạo ra sản phẩm để đáp ứng nhu cầu của thị trường và người tiêu dùng. Còn báo chí tạo ra sản phẩm thông qua các tin tức, bài viết, hình ảnh trên hệ thống báo điện tử và báo in đưa đến bạn đọc. Báo chí, ngoài chức năng thông tin còn mang tính chính trị, tính giáo dục, tính nhân văn…

Nhà báo Đặng Đình Chấn - Phó Tổng biên tập Tạp chí Việt Nam hội nhập chia sẻ, để báo chí phát triển bền vững, ổn định và chuyên nghiệp, trong bất cứ hoàn cảnh nào, rất cần sự hỗ trợ của Nhà nước. Bởi báo chí nước ta là báo chí cách mạng của Đảng, Nhà nước; vừa đảm bảo hoạt động theo đúng tôn chỉ, mục đích, chức năng, nhiệm vụ, vừa phải đảm bảo một nguồn kinh phí nhất định để duy trì hoạt động… Đây là bài toán không hề đơn giản hiện nay đang đặt lên vai những người làm báo, đặc biệt là các lãnh đạo cơ quan báo chí.

“Cho nên, để báo chí thực hiện tự chủ được một cách đúng hướng, rất cần có “cơ chế đặt hàng” đủ mạnh của Nhà nước – Đặt hàng đi đôi với giao thực hiện nhiệm vụ chính trị và thông tin thiết yếu trên cơ sở tôn chỉ mục đích của cơ quan báo chí. Cơ chế đặt hàng của Nhà nước sẽ giúp hạn chế tình trạng như hiện nay, báo chí cứ đi “bám” doanh nghiệp” -  nhà báo Đặng Đình Chấn thông tin thêm.
 

phat trien kinh te bao chi trong xu the kinh te thi truong va chuyen doi so 161236879

Chính phủ phê duyệt Chiến lược Chuyển đổi số báo chí.


Bằng nhiều chính sách phát triển báo chí trong thời gian qua, đây có thể coi là một giải pháp có tính căn cơ và lâu dài mà nhà nước cần triển khai sớm. Góp phần hỗ trợ thiết thực tạo nên một trong những nguồn thu ổn định để báo chí phát triển, đảm bảo thực sự là phương tiện truyền thông thiết yếu phục vụ Đảng, Nhà nước và nhân dân.

Ở góc nhìn khác, nhà báo Vũ Xuân Bân - Phó Tổng biên tập Tạp chí điện tử Văn hóa và Phát triển thì cho rằng, làm kinh tế trong hoạt động báo chí là nhu cầu cần thiết trước hết của chính tờ báo, tạp chí và xa hơn nữa của nền kinh tế thông tin và hội nhập. Nhưng, không thể bằng mọi cách, mọi giá và càng không phải theo cách “lôi kéo độc giả theo cách chiều chuộng mọi nhu cầu, dọa dẫm mặc cả; chặt chém, thông tin đục đục mờ mờ gây tò mò…”.

“Trong bối cảnh kinh tế thị trường, làm báo thì phải “bán” sản phẩm báo chí chứ không để bao cấp, do đó tạp chí điện tử phải tăng lượng bạn đọc truy cập để tăng khả năng thu hút quảng cáo và dịch vụ truyền thông. Chính vì thế, các phóng viên hiện nay không chỉ giỏi về chuyên môn nghiệp vụ báo chí cùng một lúc, cùng một sự kiện có thể làm ra nhiều loại hình sản phẩm thông tin tĩnh và động mà cần phải có kiến thức cơ bản về kinh tế và hiểu biết về nguyên lý hoạt động thị trường truyền thông để tích cực tham gia vào các dự án, góp phần làm kinh tế báo chí, xây dựng chiến lược phát triển của tòa soạn.” nhà báo Vũ Xuân Bân cho biết thêm.

Nguồn tin: congluan.vn:

Click để đánh giá bài viết

  Ý kiến bạn đọc

Mã bảo mật   

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

Thống kê truy cập

  • Đang truy cập656
  • Hôm nay17,099
  • Tháng hiện tại597,763
  • Tổng lượt truy cập28,247,508

Hình ảnh nổi bật

12/2024/TT-BTTTT

Thông tư 12/2024/TT-BTTTT

Lượt xem:281 | lượt tải:69

Mau ĐXKNHV - HNB

Mẫu đơn xin gia nhập Hội Nhà báo Việt Nam

Lượt xem:516 | lượt tải:159

Mau ĐNCTHV

Mẫu danh sách đề nghị cấp thẻ hội viên mới

Lượt xem:468 | lượt tải:163

144/QĐ-HNB

QĐ công bố công khai quyết toán ngân sách 2023 của Hội Nhà báo Thái Nguyên

Lượt xem:101 | lượt tải:25

136/QĐ-HNB

công khai dự toán ngân sách 2024

Lượt xem:104 | lượt tải:26

Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây