Trong khi đó Thứ trưởng Ngoại giao, Alexander Grushko, nói với TASS hôm thứ Ba rằng Nga sẽ thực hiện các biện pháp kỹ thuật quân sự nếu NATO gia tăng hoạt động sau khi Phần Lan gia nhập liên minh quân sự này.
"Từ quan điểm pháp lý, NATO tiếp cận biên giới dài 1.300 km giữa Nga và Phần Lan. Đây là thực tế chính trị - quân sự phải được tính đến trong kế hoạch phòng thủ của chúng tôi và đây là những gì chúng tôi sẽ làm. Nếu hoạt động của NATO gia tăng trong khu vực, tất cả các biện pháp phòng ngừa kỹ thuật quân sự cần thiết sẽ được thực hiện", nhà ngoại giao cấp cao của Nga cho biết.
Nga sẽ "theo dõi chặt chẽ" tư cách thành viên NATO của Phần Lan sẽ ảnh hưởng như thế nào đến việc bố trí các lực lượng ở khu vực Bắc Âu, bao gồm cả "khả năng triển khai các lực lượng nước ngoài trên lãnh thổ của quốc gia đó", ông Grushko nói thêm.
Phần Lan và Thụy Điển nộp đơn xin gia nhập NATO vào ngày 18 tháng 5 năm 2022, nhưng Thổ Nhĩ Kỳ đã chặn các nỗ lực của họ để được vào liên minh do Mỹ lãnh đạo, yêu cầu hai nước Bắc Âu tuyên bố các tổ chức người Kurd là nhóm khủng bố và dẫn độ họ đến Thổ Nhĩ Kỳ.
Sau một thời gian đàm phán, Quốc hội Thổ Nhĩ Kỳ đã thông qua dự luật phê chuẩn nghị định thư về tư cách thành viên NATO cho Phần Lan vào ngày 30 tháng 3, trong khi Thụy Điển vẫn phải chờ.
Đến ngày hôm qua (4/4), Phần Lan đã chính thức được kết nạp vào Tổ chức Hiệp ước Bắc Đại Tây Dương với tư cách là thành viên thứ 31 trong một buổi lễ tại trụ sở của NATO ở Brussels, Bỉ.
Tổng thư ký NATO Jens Stoltenberg tuyên bố tại buổi lễ: "Trong gần 75 năm qua, liên minh vĩ đại này đã bảo vệ các quốc gia của chúng ta và tiếp tục làm như vậy cho đến ngày nay". Tổng thống Phần Lan Saul Niinisto cho biết đóng góp quan trọng nhất của Phần Lan vào khả năng răn đe và phòng thủ chung của NATO sẽ là bảo vệ lãnh thổ của chính mình.
Tuy nhiên, Thứ trưởng Ngoại giao Nga Sergey Ryabkov nhận định rằng an ninh ở Bắc Âu sẽ suy giảm thay vì tăng lên sau khi Phần Lan gia nhập NATO. “An ninh của các quốc gia Bắc Âu này sẽ không tăng lên mà ngược lại còn suy giảm do hậu quả của việc Phần Lan gia nhập NATO”, ông nói.
Phó chủ tịch Hội đồng Liên bang Nga, Konstantin Kosachev, cũng đã viết trên kênh Telegram của mình rằng: "Liệu an ninh của Phần Lan có được tăng cường không? Chắc chắn là không. Họ hiểu rằng Nga sẽ phải thực hiện các biện pháp đáp trả và mở rộng sự hiện diện quân sự của mình”.
Tuy nhiên, theo ông Kosachev, tình hình sẽ không thay đổi nhiều từ quan điểm thực tế, do Phần Lan đã là đối tác chính thức của NATO từ năm 1994 và đã tham gia vào một số hoạt động của liên minh này… "Theo các chuyên gia NATO, Phần Lan thậm chí còn tương thích với NATO hơn một số thành viên thực tế của tổ chức này", ông nhận định.
Nguồn tin: congluan.vn:
Ý kiến bạn đọc
Những tin mới hơn
Những tin cũ hơn
Thông tư 12/2024/TT-BTTTT
Mẫu đơn xin gia nhập Hội Nhà báo Việt Nam
Mẫu danh sách đề nghị cấp thẻ hội viên mới
Nghị quyết ban hành Quy định nội dung, mức chi đối với tập thể, cá nhân đoạt giải trong kỳ thi, cuộc thi Quốc tế, Quốc gia thuộc lĩnh vực giáo dục - đào tạo, thể dục - thể thao, văn học- nghệ thuật, thông tin - truyền thông
Toàn văn kết luận của Thủ tướng tại buổi làm việc với Hội Nhà báo Việt Nam