Trên quê hương cách mạng

Thứ ba - 09/11/2021 15:26   Đã xem: 765   Phản hồi: 0

Ngày 15/9/1941, Trung đội Cứu quốc quân (CCQ) II được thành lập tại rừng Khuôn Mánh, xóm Đồng Ruộng, xã Tràng Xá, huyện Võ Nhai. Đó là thời điểm phong trào cách mạng cực kỳ khó khăn bởi thực dân Pháp đang điên cuồng khủng bố, đàn áp phong trào cách mạng ở vùng căn cứ địa Bắc Sơn và Võ Nhai. Tròn 80 năm đã trôi qua, người dân Tràng Xá nói riêng và Võ Nhai nói chung, luôn tự hào với truyền thống quê hương cách mạng và không ngừng phấn đấu vươn lên để làm vẻ vang hơn nữa mảnh đất này.

đường gt võ nhai
Đường giao thông đến các xã vùng cao Võ Nhai đã rất thuận lợi

Trong trang sử vàng
 Cuộc khởi nghĩa Bắc Sơn (Lạng Sơn) nổ ra vào năm 1940 đã gây cho thực dân Pháp những tổn thất nặng nề. Chúng điên cuồng khủng bố, đàn áp phong trào cách mạng, do đó Đội Cứu quốc quân I phải rút khỏi căn cứ Bắc Sơn để bảo toàn lực lượng, phong trào cách mạng khi đó gặp nhiều khó khăn. Hàng chục gia đình đồng bào Dao ở Bắc Sơn liên quan đến cuộc khởi nghĩa Bắc sơn đã bị tàn sát, nhiều đồng chí CCQ bị giặc giết rồi bêu đầu ở châu lỵ, nhiều cơ sở Đảng bị phá vỡ. Ngày 15/9/1941, thay mặt Trung ương Đảng, đồng chí Hoàng Quốc Việt tuyên bố thành lập Trung đội CQQ II với 36 cán bộ, chiến sĩ, đồng chí Chu Văn Tấn làm Chỉ huy trưởng. Đội CCQ II đã duy trì tiếng súng võ trang Bắc Sơn để hỗ trợ và cổ vũ phong trào cách mạng của cả nước, gây niềm tin tưởng cho nhân dân vào sự nghiệp giải phóng dân tộc. Là con em địa phương, hoạt động giữa lòng dân, được đồng bào che chở, đùm bọc và nuôi dưỡng, nên mặc dù vũ khí chiến đấu được trang bị hết sức thô sơ với súng kíp, lưỡi lê, giáo, mác, mã tấu, dây trói…, nhưng ngay từ những ngày đầu thành lập, những chiến sỹ CCQ đã lập nhiều chiến công hiển hách.
Chiến thắng đang ghi nhớ nhất là cuộc chiến đấu tại hang Phượng Hoàng vào tháng 11-1944. Thời điểm này nhân dân Võ Nhai triệt để thực hiện "Vườn không, nhà trống", lên núi để chống khủng bố. Trong hang Phượng Hoàng lúc đó có hơn 370 hộ gia đình gồm 1500 nhân khẩu với 75 tự vệ chiến đấu, vũ khí trang bị gồm 5 súng kíp còn lại là giáo, mác. Nhưng với sự mưu trí, sáng tạo, quân và dân ta đã làm các bẫy đá, đẩy lui được các đợt tấn công của hàng ngàn tên địch được huy động đến từ Thái Nguyên và Lạng Sơn.
Tháng 3/1945, CCQ và quần chúng nhân dân đã buộc viên tri châu phải đầu hàng vô điều kiện, trao toàn bộ vũ khí, tài liệu và quyền lực cho cách mạng vào ngày 21/3/1945. Võ Nhai là một trong những địa phương đầu tiên trong cả nước giành chính quyền về tay nhân dân. Đến trung tuần tháng 4/1945, chính quyền cách mạng ở tất cả các xã trong toàn huyện Võ Nhai được thành lập. CCQ và lực lượng tự vệ Võ Nhai tiếp tục tiến sang các huyện Bắc Sơn (Lạng Sơn) và Yên Thế ( Bắc Giang), phối hợp với đồng bào địa phương xóa bỏ chính quyền địch.
 Đầu tháng 5/1945, CCQ cùng Việt
Nam tuyên truyền giải phóng quân tập trung về Định Hóa, hợp nhất thành Việt Nam giải phóng quân, sẵn sàng đợi lệnh phát động nhân dân vũ trang khởi nghĩa giành chính quyền.
Võ Nhai 2

Đời sống vật chất, tinh thần của người dân Võ Nhai được cải thiện


Màu xanh tại “địa chỉ đỏ”
Trong suốt cuộc kháng chiến giải phóng dân tộc, trên tấm bản đồ quân sự liền một dải từ căn cứ ATK II Hiệp Hoà (Bắc Giang) đến Võ Nhai (Thái Nguyên) địa danh Tràng Xá nổi lên là một địa chỉ đỏ có tiếng vang lớn trong cả nước. Xã đã được trao tặng danh hiệu Anh hùng lực lượng vũ trang nhân dân thời kỳ chống Pháp.
Rừng Khuôn Mánh nơi thành lập Đội Cứu quốc quân II đã được Bộ Văn hóa - Thể thao và Du lịch xếp hạng Di tích lịch sử cấp Quốc gia từ năm 1994; xã Tràng Xá được phong tặng danh hiệu Anh hùng lực lượng vũ trang trong thời kỳ kháng chiến chống thực dân Pháp. Di tích được địa phương giao cho xóm và Đoàn Thanh niên xã quản lý, thường xuyên dọn dẹp và là nơi giáo dục truyền thống cách mạng cho các thế hệ trẻ.
Xã Tràng Xá từ một xã đặc biệt khó khăn đã có bước phát triển vô cùng ngoạn mục, để trở thành một trong những xã vùng cao về đích nông thôn mới sớm nhất của huyện vùng cao Võ Nhai. Nổi bật là chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp, tổ chức lại sản xuất theo hướng hiện đại, toàn xã hiện đã hình thành vùng cây ăn quả hàng hóa với  265 ha, trong đó cây bưởi chiếm 155 ha, cây nhãn và cây ăn quả khác 110 ha, diện tích chè trên 205 ha. Xã đã triển khai được 05 mô hình phát triển kinh tế theo hướng hàng hóa, nâng cao thu nhập cho người dân. Nhiều hộ gia đình đã trở thành mô hình sản xuất kinh doanh giỏi tiêu biểu của huyện, của tỉnh, góp phần xây dựng quê hương cách mạng ngày càng giàu đẹp.
Trở lại huyện vùng cao Võ Nhai hôm nay, ấn tượng đầu tiên là diện mạo vùng cao, miền núi đã thay đổi hoàn toàn, từ hệ thống đường xá được mở rộng, kiên cố hóa đến tận xóm bản, những công trình trường học, trạm y tế, chợ dân sinh được đầu tư khang trang, hiện đại, điện lưới quốc gia đã về khắp các xóm bản…
trồng bưởi tràng xá
Mô hình sản xuất bưởi an toàn tại xã Tràng Xá
 
Theo báo cáo của huyện, kết quả một số chỉ tiêu phát triển kinh tế năm vừa qua đạt: Giá trị sản xuất ngành nông nghiệp đạt 815 tỷ đồng (trồng trọt đạt 481,2 tỷ đồng, chăn nuôi đạt 267,2 tỷ đồng); Dịch vụ đạt 66,6 tỷ đồng; Lâm nghiệp ước đạt 71 tỷ đồng; Thủy sản ước đạt 12,5 tỷ đồng; Giá trị sản phẩm ước đạt 76,1triệu đồng/ha đất trồng trọt; Sản lượng lương thực có hạt ước đạt: 52.547 tấn; Sản lượng chè búp tươi  ước đạt 12.384 tấn; Tỷ lệ số dân ở nông thôn sử dụng nước sinh hoạt hợp vệ sinh đạt 97,8… Hết năm 2020, toàn huyện có 6/14 xã đạt chuẩn nông thôn mới; tỉ lệ trường đạt chuẩn quốc gia đạt 100% so với nghị quyết đề ra; tỷ lệ hộ nghèo bình quân hằng năm giảm 5,72%.
Những năm gần đây, Võ Nhai đặc biệt chú trọng phát triển cây ăn quả hàng hóa. Đến nay giá trị kinh tế từ cây ăn quả đem lại cao hơn rất nhiều lần so với trồng lúa và các cây trồng khác, như cây na (xã La Hiên) với diện tích trên 300 ha, cho thu nhập từ 380- 400 triệu đồng/ha/năm, cây bưởi ( xã Tràng Xá) với diện tích trên 350 ha, cho thu nhập từ 500- 700 triệu đồng/ha/năm; cây ổi (xã Phú Thượng) cho thu nhập từ 400-500 triệu đồng/ha/năm. Toàn huyện có trên 270 ha cây ăn quả được chứng nhận sản xuất an toàn theo tiêu chuẩn VietGAP, được thị trường ưa chuộng. Huyện đã ban hành Quyết định phê duyệt hỗ trợ 13 dự án phát triển sản xuất liên kết theo chuỗi giá trị gắn với tiêu thụ sản phẩm trên các lĩnh vực trồng trọt và chăn nuôi, với kinh phí thực hiện trên 27 tỷ đồng. Hiện, tại địa bàn huyện có trên 70 hợp tác xã và tổ hợp tác đang hoạt động, chủ yếu về lĩnh vực nông, lâm nghiệp nhằm hỗ trợ cho xã viên phát triển kinh tế thông qua hỗ trợ về vốn, khoa học kỹ thuật và vật tư sản xuất, từng bước đáp ứng nhu cầu về tư liệu sản xuất; nhờ đó đã góp phần giảm chi phí sản xuất, nâng cao hiệu quả sản xuất và  nâng cao thu nhập cho người dân, đóng góp một phần quan trọng vào sự phát triển kinh tế - xã hội của huyện nhà.
Phát huy truyền thống của quê hương cách mạng trong thời kỳ đổi mới,  nhiệm kỳ 2020-2025, Đảng bộ huyện Võ Nhai xác định 3 khâu đột phá, 15 chỉ tiêu cơ bản và 7 nhiệm vụ, giải pháp chủ yếu để thực hiện thắng lợi mục tiêu chung “Đoàn kết, đổi mới, tiếp tục nâng cao năng lực lãnh đạo và sức chiến đấu của toàn Đảng bộ; phát huy dân chủ xây dựng hệ thống chính trị trong sạch vững mạnh; đảm bảo vững chắc quốc phòng, an ninh; huy động và sử dụng có hiệu quả các nguồn lực xây dựng huyện Võ Nhai phát triển bền vững”.







 

Tác giả bài viết: Cô Ngọc

Nguồn tin: Hội nhà báo tỉnh Thái Nguyên

Click để đánh giá bài viết

  Ý kiến bạn đọc

Mã bảo mật   

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

Thống kê truy cập

  • Đang truy cập128
  • Hôm nay1,343
  • Tháng hiện tại569,447
  • Tổng lượt truy cập27,429,071

Hình ảnh nổi bật

12/2024/TT-BTTTT

Thông tư 12/2024/TT-BTTTT

Lượt xem:189 | lượt tải:59

Mau ĐXKNHV - HNB

Mẫu đơn xin gia nhập Hội Nhà báo Việt Nam

Lượt xem:412 | lượt tải:141

Mau ĐNCTHV

Mẫu danh sách đề nghị cấp thẻ hội viên mới

Lượt xem:415 | lượt tải:150

144/QĐ-HNB

QĐ công bố công khai quyết toán ngân sách 2023 của Hội Nhà báo Thái Nguyên

Lượt xem:47 | lượt tải:14

136/QĐ-HNB

công khai dự toán ngân sách 2024

Lượt xem:48 | lượt tải:16

Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây