Về kết quả thực hiện nhiệm vụ đối với lĩnh vực báo chí, Bộ Thông tin và Truyền thông đã ban hành Chỉ thị 01/CT-BTTTT về định hướng phát triển ngành thông tin truyền thông năm 2023, đưa ra các định hướng, nhiệm vụ, giải pháp cụ thể trong lĩnh vực báo chí, truyền thông.
Theo đó, báo chí tiếp tục thể hiện vai trò quan trọng trong việc phản ánh trung thực dòng chảy chính của xã hội Việt Nam, tạo đồng thuận và niềm tin xã hội, tạo khát vọng Việt Nam hùng cường, trở thành nước công nghiệp phát triển vào năm 2045. Đổi mới công tác quản lý theo hướng tăng cường ứng dụng công nghệ để đo lường, đánh giá xu hướng thông tin, quản lý và điều tiết thông tin theo hướng “quản số lớn”.
Tính đến nay, cả nước có 807 cơ quan báo chí (138 báo, 669 tạp chí). Hiện nay, các cơ quan báo chí cũng gặp phải những bất cập trong các văn bản quy phạm pháp luật về báo chí, quảng cáo. Các cơ quan báo chí hoạt động theo mô hình đơn vị sự nghiệp, thực hiện việc thông tin tuyên truyền theo nhiệm vụ chính trị nhưng vẫn phải chịu mức thuế thu nhập doanh nghiệp tương đối cao, thuế thu nhập doanh nghiệp đối với hoạt động báo in là 10%, đối với hoạt động báo nói, báo hình, báo điện tử là 20%. Bên cạnh đó, quy định về quảng cáo trên báo chí cũng đang tồn tại bất cập, một số quy định pháp luật về báo chí chưa phù hợp bối cảnh truyền thông số đang phát triển mạnh mẽ…
Qua thảo luận, Ủy ban Văn hóa, Giáo dục ghi nhận, đánh giá cao công tác chuẩn bị báo cáo của Bộ Thông tin và Truyền thông, Đài truyền hình Việt Nam, Đài tiếng nói Việt Nam, Thông tấn xã Việt Nam. Nội dung các báo cáo cơ bản bám sát chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn của Bộ và các 3 cơ quan thông tấn, báo chí.
Trên cơ sở đó, Thường trực Ủy ban ghi nhận kết quả các đơn vị đã chỉ đạo triển khai thực hiện và đạt được trong 9 tháng đầu năm 2023 về công tác quản lý nhà nước về thông tin, truyền thông, xuất bản và hoạt động báo chí; cơ bản đồng tình với những nhận định về tồn tại, hạn chế, khó khăn trong năm 2023 và dự kiến chương trình công tác năm 2024; ghi nhận những kiến nghị, đề xuất của các đơn vị nhằm hoàn thiện hệ thống pháp luật, nâng cao hiệu quả quản lý nhà nước.
Phát biểu kết thúc buổi làm việc, Phó Chủ nhiệm Ủy ban Văn hóa, Giáo dục Tạ Văn Hạ cho rằng, để góp phần nâng cao hơn nữa hiệu quả công tác quản lý, bảo đảm xây dựng kế hoạch năm 2024 khả thi, sát với thực tế, Bộ Thông tin và Truyền thông cần có nhiều hoạt động đổi mới, tăng cường hơn nữa hiệu lực, hiệu quả trong lĩnh vực báo chí, xuất bản; tăng cường công tác chỉ đạo định hướng để báo chí thực hiện tốt sứ mệnh của báo chí cách mạng, tạo sự đồng thuận trong xã hội.
Đồng thời, tăng cường rà soát, đánh giá đầy đủ toàn diện phát sinh bất cập trong quy định của chính sách pháp luật, chủ động đề xuất sửa đổi.
Nguồn tin: congluan.vn:
Ý kiến bạn đọc
Những tin mới hơn
Những tin cũ hơn
Thông tư 12/2024/TT-BTTTT
Mẫu đơn xin gia nhập Hội Nhà báo Việt Nam
Mẫu danh sách đề nghị cấp thẻ hội viên mới
Nghị quyết ban hành Quy định nội dung, mức chi đối với tập thể, cá nhân đoạt giải trong kỳ thi, cuộc thi Quốc tế, Quốc gia thuộc lĩnh vực giáo dục - đào tạo, thể dục - thể thao, văn học- nghệ thuật, thông tin - truyền thông
Toàn văn kết luận của Thủ tướng tại buổi làm việc với Hội Nhà báo Việt Nam