Thái Nguyên và sứ mệnh dẫn dắt kinh tế vùng, Bài 4: Nguồn sinh lực mới

Thứ năm - 28/12/2023 14:22   Đã xem: 264   Phản hồi: 0

Trên cơ sở các nghị quyết vùng, Quy hoạch tổng thể Quốc gia thời kỳ 2021-2030, tầm nhìn đến năm 2050, tỉnh Thái Nguyên đã cụ thể hóa bằng các kế hoạch, chương trình hành động trên từng lĩnh vực. Nhờ sự quyết tâm của cả hệ thống chính trị, tinh thần chủ động, sáng tạo, dám nghĩ, dám làm, Thái Nguyên đã đạt được những kết quả đột phá, tạo động lực mới trong phát triển kinh tế - xã hội (KT-XH) của cả vùng trung du và miền núi Bắc Bộ.

Là tỉnh có trữ lượng khoáng sản lớn trong Vùng, Thái Nguyên đã thu hút nhà đầu tư khai thác, chế biến sâu, tiết kiệm tài nguyên và mang lại nguồn thu lớn cho đất nước. Trong ảnh: Hệ thống điều khiển chế biến khoáng sản hiện đại tại Mỏ Núi Pháo.
 
Là tỉnh có trữ lượng khoáng sản lớn trong vùng, Thái Nguyên đã thu hút nhà đầu tư khai thác, chế biến sâu, tiết kiệm tài nguyên khoáng sản và mang lại nguồn thu lớn cho đất nước. Trong ảnh: Hệ thống điều khiển chế biến khoáng sản hiện đại tại Mỏ Núi Pháo.


Bước tiến dài sau nửa nhiệm kỳ

Tại buổi làm việc với tập thể lãnh đạo tỉnh Thái Nguyên (tháng 1-2023), Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng đã nhấn mạnh: Trong điều kiện đất nước phải đối mặt với nhiều khó khăn, thách thức, Đảng bộ, chính quyền và Nhân dân các dân tộc tỉnh Thái Nguyên đã phát huy cao độ tinh thần đoàn kết, đổi mới, sáng tạo, triển khai nhiều giải pháp quyết liệt, đồng bộ, hiệu quả. Tỉnh đã xác định 5 định hướng lớn để triển khai thực hiện đồng bộ, toàn diện, có hiệu quả nghị quyết đại hội Đảng các cấp. Đây thực sự là những chủ trương và hướng đi rất đúng, rất trúng.

 

Sau hơn nửa nhiệm kỳ thực hiện nghị quyết đại hội Đảng các cấp, Thái Nguyên đã có bước tiến dài, tạo nguồn sinh lực phát triển mới cho thời gian tiếp theo. So với các tỉnh trong vùng, Thái Nguyên luôn đứng ở thứ hạng cao về kết quả thực hiện các chỉ tiêu phát triển KT-XH. 

Trong số 14 nhóm chỉ tiêu chủ yếu, năm 2023, tỉnh Thái Nguyên xếp thứ nhất về 7 nhóm chỉ tiêu: GRDP bình quân đầu người (113 triệu đồng); tỷ lệ xã đạt chuẩn nông thôn mới (93,7%); tổng mức bán lẻ hàng hóa và doanh thu dịch vụ tiêu dùng xã hội (trên 67.400 tỷ đồng); giá trị xuất khẩu trên địa bàn (trên 27,1 tỷ USD); tổng thu ngân sách Nhà nước (20.000 tỷ đồng); tỷ lệ lao động có bằng cấp, chứng chỉ, chứng nhận (36%); số bác sĩ/vạn dân (17 bác sĩ). 

Các nhóm chỉ tiêu còn lại, như: Tổng quy mô GRDP (152,6 nghìn tỷ đồng), tổng vốn đầu tư phát triển (61,3 nghìn tỷ đồng)… cũng thuộc nhóm đứng đầu trong vùng. Với những kết quả tích cực như vậy, Thái Nguyên đang phát huy tốt vai trò là cực tăng trưởng của vùng trung du, miền núi Bắc Bộ theo đúng tinh thần Nghị quyết số 11-NQ/TW ngày 10/2/2022 của Bộ Chính trị.

 

Công nghiệp giữ vai trò trụ cột

Trong bức tranh với những gam màu sáng về tình hình phát triển KT-XH của tỉnh Thái Nguyên, ngành Công nghiệp tiếp tục giữ vai trò đầu tàu. Đồng chí Trịnh Việt Hùng, Ủy viên dự khuyết Trung ương Đảng, Phó Bí thư Tỉnh ủy, Chủ tịch UBND tỉnh khẳng định, Thái Nguyên luôn xác định ngành Công nghiệp đóng vai trò “trụ cột”, là động lực dẫn dắt tăng trưởng kinh tế của tỉnh. 

Với định hướng trở thành một trong những trung tâm kinh tế công nghiệp hiện đại của vùng trung du, miền núi phía Bắc và vùng Thủ đô Hà Nội vào năm 2030, cấp ủy, chính quyền các cấp của tỉnh Thái Nguyên đã ban hành nhiều chương trình, nghị quyết về phát triển công nghiệp theo hướng hiện đại, toàn diện, bền vững, phù hợp với chủ trương, chiến lược phát triển công nghiệp của cả nước. Năm 2023, ngành Công nghiệp của tỉnh đạt giá trị 972,7 nghìn tỷ đồng, tăng 5,13% (cao hơn tăng trưởng chung cả nước); khu vực công nghiệp - xây dựng chiếm 58,3% trong tổng cơ cấu ngành kinh tế.

Lũy kế đến nay, trên địa bàn tỉnh Thái Nguyên có 5/11 khu công nghiệp (KCN) đã đi vào hoạt động, thu hút 291 dự án được cấp giấy chứng nhận đăng ký đầu tư còn hiệu lực. Trong đó có 204 dự án FDI (với tổng số vốn đăng ký đầu tư đạt hơn 10,6 tỷ USD) và 130 dự án DDI (với tổng số vốn đăng ký đầu tư đạt 16,5 nghìn tỷ đồng). 

Đầu năm 2023, Dự án Nhà máy BIGL Việt Nam được chấp thuận chủ trương đầu tư với tổng số vốn đăng ký 37 tỷ đồng tại Khu công nghiệp Sông Công II. Doanh nghiệp đang hướng tới mục tiêu cung cấp ra thị trường 3,7 triệu sản phẩm (linh kiện điện tử, ô tô, cơ khí...) mỗi năm.

Đầu năm 2023, Dự án Nhà máy BIGL Việt Nam được chấp thuận chủ trương đầu tư với tổng số vốn đăng ký 37 tỷ đồng tại Khu công nghiệp Sông Công II. Doanh nghiệp đang hướng tới mục tiêu cung cấp ra thị trường 3,7 triệu sản phẩm (linh kiện điện tử, ô tô, cơ khí...) mỗi năm.
 

Thời kỳ 2021-2030, tỉnh Thái Nguyên được quy hoạch 41 cụm công nghiệp (CCN) với tổng diện tích 2.067ha. Đến nay, trên địa bàn tỉnh có 11 CCN đã đi vào hoạt động, thu hút 60 dự án đầu tư; có 21/41 CCN đã có chủ đầu tư hạ tầng, đang triển khai xây dựng với tổng vốn đăng ký đầu tư hạ tầng là 5.701 tỷ đồng.

Để phát triển công nghiệp hiện đại, bền vững, tỉnh Thái Nguyên chủ trương cải thiện môi trường đầu tư, phát triển các khu, CCN tập trung; xây dựng cơ chế, chính sách đặc thù để thu hút các nguồn lực, nhà đầu tư. Đáng chú ý là việc ưu tiên các nhóm ngành, sản phẩm công nghiệp ứng dụng công nghệ cao, có giá trị gia tăng lớn; sản xuất hàng xuất khẩu; tập trung phát triển các ngành công nghiệp có lợi thế so sánh và đóng góp lớn vào phát triển KT-XH của tỉnh. 

Bên cạnh đó, tỉnh khôi phục và phát triển các lĩnh vực có thế mạnh, như cơ khí, chế tạo, thu hút đầu tư chế biến sâu trong khai thác khoáng sản để tạo đầu vào cho các ngành cơ khí, chế tạo, điện tử; phát triển các ngành công nghiệp chế biến sản phẩm nông, lâm nghiệp gắn với vùng nguyên liệu; hình thành các CCN tại khu vực nông thôn, miền núi, thu hút các dự án sử dụng nhiều lao động để giải quyết việc làm cho người dân.

Trong bối cảnh kinh tế trong nước và khu vực gặp nhiều khó khăn, sản xuất công nghiệp trên địa bàn tỉnh Thái Nguyên đón nhận nhiều tín hiệu vui, hứa hẹn sẽ tạo nguồn sinh lực mới thúc đẩy sự phát triển chung của tỉnh cũng như cả vùng. 

Hiện nay, trên địa bàn tỉnh có hơn 200 dự án FDI còn hiệu lực, với tổng mức vốn đầu tư đăng ký đạt 10,58 tỷ USD. Trong ảnh: Công ty TNHH Daesin chuyên sản xuất linh phụ kiện điện thoại cho Tập đoàn Samsung.

Hiện nay, trên địa bàn tỉnh có hơn 200 dự án FDI còn hiệu lực, với tổng mức vốn đầu tư đăng ký đạt 10,58 tỷ USD. Trong ảnh: Công ty TNHH Daesin chuyên sản xuất linh phụ kiện điện thoại cho Tập đoàn Samsung.
 

Làm việc với Phó Thủ tướng Chính phủ Lê Minh Khái đầu năm 2023, Tổng Giám đốc phụ trách tài chính của Tập đoàn Samsung Electronics Park Hark Kyu đã khẳng định: Bây giờ đã qua hơn 10 năm, mỗi khi nhìn lại, tôi cho rằng đầu tư xây dựng nhà máy tại Thái Nguyên là lựa chọn sáng suốt. 

Trên cơ sở kết quả sản xuất - kinh doanh đạt nhiều kết quả tích cực, đại diện Tập đoàn Samsung Electronics khẳng định cam kết duy trì hoạt động ổn định và tiếp tục đầu tư tại tỉnh. Đơn vị đã nghiên cứu đầu tư sản xuất sản phẩm lưới bóng chip bán dẫn thử nghiệm vào tháng 5-2023 và chính thức đi vào sản xuất từ tháng 11-2023. 

Cũng trong năm 2023, Trina Solar - tập đoàn hàng đầu thế giới trong lĩnh vực pin năng lượng mặt trời của Trung Quốc đã làm việc với Chính phủ để đề xuất kế hoạch đầu tư thêm 420 triệu USD vào tỉnh Thái Nguyên để phát triển nhà máy năng lượng. Mới đây, HĐND tỉnh đã thông qua Nghị quyết về Đồ án quy hoạch khu công nghệ thông tin tập trung Yên Bình… 

Chủ động tháo gỡ những “điểm nghẽn”

Đánh giá về sự phát triển của vùng trung du, miền núi phía Bắc, đại diện Viện Nghiên cứu quản lý kinh tế Trung ương (Bộ Kế hoạch và Đầu tư) cho rằng, các chỉ tiêu chung của cả vùng vẫn đang là sự cộng gộp đơn thuần của các tỉnh. Điều đó cho thấy, “điểm nghẽn” chủ yếu trong quá trình thúc đẩy phát triển vùng chính là tính liên kết, hợp tác giữa các địa phương còn lỏng lẻo. 

Theo Bộ trưởng Bộ Kế hoạch và Đầu tư Nguyễn Chí Dũng: Việc đầu tư xây dựng các tuyến cao tốc kết nối nội vùng, kết nối cửa khẩu, kết nối hàng không và hàng hải, kết nối với các trung tâm kinh tế sẽ giúp “mở đường” thúc đẩy tăng trưởng của vùng trung du, miền núi phía Bắc…

Thái Nguyên là một trong những tỉnh đi đầu các tỉnh trung du và miền núi Bắc Bộ trong ứng dụng công nghệ cao vào sản xuất nông nghiệp. Trong ảnh: Mô hình trồng hoa lan trong nhà kính tại Tổ hợp tác Kim Tiền Thảo, ở phường Lương Sơn (TP. Sông Công).

Thái Nguyên là một trong những tỉnh đi đầu của vùng trung du, miền núi Bắc Bộ trong ứng dụng công nghệ cao vào sản xuất nông nghiệp. Trong ảnh: Mô hình trồng hoa lan trong nhà kính tại Tổ hợp tác Kim Tiền Thảo, ở phường Lương Sơn (TP. Sông Công).
 

Để tăng cường sự liên kết, hợp tác, Thái Nguyên là một trong những địa phương chủ động, tích cực kết nối, làm sâu sắc thêm quan hệ hợp tác với các tỉnh trong khu vực. Năm 2023, Ban Thường vụ Tỉnh ủy Thái Nguyên đã ký kết biên bản ghi nhớ hợp tác với 2 tỉnh Bắc Giang và Hải Dương, trong đó chú trọng phát triển 10 nhóm nhiệm vụ ưu tiên và phân công cụ thể, xác định rõ tiến độ hoàn thành từng nhóm nhiệm vụ. 

Ban Tuyên giáo Tỉnh ủy, Sở Giao thông - Vận tải tỉnh Thái Nguyên cũng đã ký kết chương trình phối hợp công tác với các đơn vị của tỉnh Bắc Giang trong giai đoạn 2023-2025.

Từ thực tế có thể thấy, việc triển khai Dự án tuyến đường liên kết, kết nối các tỉnh Thái Nguyên - Bắc Giang - Vĩnh Phúc; định hướng hình thành các cụm liên kết sản xuất trong ngành công nghiệp điện, điện tử, cơ khí chế tạo với tỉnh Bắc Giang; tham gia các chương trình liên kết, hợp tác phát triển du lịch, xây dựng sản phẩm du lịch chung của 3 tỉnh Thái Nguyên - Bắc Giang - Quảng Ninh… là những giải pháp được tỉnh Thái Nguyên chủ động triển khai thực hiện, góp phần tháo gỡ những “điểm nghẽn” trong liên kết vùng, đồng thời khẳng định vai trò hạt nhân của tỉnh trong phát triển vùng theo đúng tinh thần Nghị quyết số 11-NQ/TW của Bộ Chính trị. 

(Còn nữa)

Nguồn tin: baothainguyen.vn:

Click để đánh giá bài viết

  Ý kiến bạn đọc

Mã bảo mật   

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

Thống kê truy cập

  • Đang truy cập233
  • Hôm nay35,531
  • Tháng hiện tại301,358
  • Tổng lượt truy cập24,848,301

Hình ảnh nổi bật

STT 13

Mẫu đơn xin gia nhập Hội Nhà báo Việt Nam

Lượt xem:220 | lượt tải:81

STT 13

Mẫu danh sách đề nghị cấp thẻ hội viên mới

Lượt xem:227 | lượt tải:81

09/2023/NQ-HĐND

Nghị quyết ban hành Quy định nội dung, mức chi đối với tập thể, cá nhân đoạt giải trong kỳ thi, cuộc thi Quốc tế, Quốc gia thuộc lĩnh vực giáo dục - đào tạo, thể dục - thể thao, văn học- nghệ thuật, thông tin - truyền thông

Lượt xem:703 | lượt tải:160

274/TB-VPCP

Toàn văn kết luận của Thủ tướng tại buổi làm việc với Hội Nhà báo Việt Nam

Lượt xem:709 | lượt tải:219

mẫu 1

mẫu đơn đề nghị tặng kỷ niệm chương Vì sự nghiệp báo chí Việt Nam

Lượt xem:909 | lượt tải:222

Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây