Tọa đàm đào tạo, bồi dưỡng nghiệp vụ báo chí theo nhu cầu hiện nay

Thứ bảy - 18/03/2023 09:27
Chiều 17/3, Hội Nhà báo Việt Nam đã tổ chức tọa đàm “Đào tạo, bồi dưỡng nghiệp vụ báo chí theo nhu cầu hiện nay nâng” do Trung tâm bồi dưỡng nghiệp vụ báo chí (Hội Nhà báo Việt Nam) tổ chức. Các đồng chí Nguyễn Đức Lợi, Phó Chủ tịch Thường trực Hội Nhà báo Việt Nam; Trần Trọng Dũng, Phó Chủ tịch Hội Nhà báo Việt Nam; Nguyễn Thị Hải Vân, Giám đốc Trung tâm bồi dưỡng nghiệp vụ báo chí chủ trì Tọa đàm. Dự Chương trình có đại diện Hội nhà báo các địa phương trong cả nước, các liên chi hội, chi hội nhà báo trực thuộc Trung ương Hội Nhà báo Việt Nam…
Toàn cảnh Tọa đàm.
 
Đánh giá của Trung tâm bồi dưỡng nghiệp vụ Hội Nhà báo Việt Nam: Từ năm 2020-2022, Trung tâm tổ chức tổng số 333 hoạt động trong đó có: 254 lớp học theo ngân sách nhà nước (chiếm 76%); 54 lớp học theo yêu cầu của các Hội địa phương, các cơ quan, bộ, ban, ngành ở Trung ương (chiếm 16%); và 25 lớp học do tổ chức nước ngoài tài trợ (chiếm 8%). Các khóa học do Trung tâm tổ chức vẫn chủ yếu tập trung vào 3 mảng chính: Kỹ năng cho các loại hình báo chí (228 lớp học); Chuyên đề, chuyên sâu (101 lớp học) và 04 hội thảo, tọa đàm (cả trực tuyến và trực tiếp). Có một số điểm mới về công tác bồi dưỡng của Trung tâm trong các năm vừa qua như sau: Tổ chức các lớp học mới để bắt kịp với sự thay đổi của báo chí thế giới như chuyển đổi số, sản xuất long-form (bài chuyên đề) cho báo mạng, sản xuất Podcast, công cụ trực tuyến để làm báo, làm báo bằng facebook, ngăn chặn tin tức giả. Chú trọng vào việc bồi dưỡng kỹ năng cho các nhà báo về mảng khoa học, truyền thông về giới, xây dựng Đảng, tiếp cận và khai thác thông tin trong thời đại kỹ thuật số... Cùng với các lớp về kỹ năng, nội dung về chính trị, đạo đức người làm báo cũng được lồng ghép trong các bài giảng nhằm giúp cho các nhà báo luôn giữ vững đạo đức nghề nghiệp trong quá trình tác nghiệp. Xây dựng thư viện bài giảng online do chính các giảng viên của Trung tâm thực hiện để chuyển tải lên trang website của Trung tâm. Tập trung thiết kế các chương trình bài giảng ở các loại hình báo chí theo quy chuẩn và chuyên nghiệp. Tổ chức các cuộc tọa đàm, hội thảo về các vấn đề liên quan đến công tác đào tạo bồi dưỡng và tác nghiệp trong báo chí trong bối cảnh hiện nay. 
Ban Tổ chức chương trình cũng nên những vấn đề trao đổi trong tọa đàm: Đánh giá, nhận xét về các khóa bồi dưỡng của Trung tâm trong thời gian qua, những mặt hạn chế, tồn tại cần khắc phục; Đề xuất những kỹ năng cần thiết hiện tại mà các cấp Hội Nhà báo, các cơ quan báo chí mong muốn bồi dưỡng cho phóng viên, biên tập viên trong bối cảnh báo chí hiện nay. Đề xuất các hình thức và phương thức tổ chức các khóa bồi dưỡng như nào cho hợp lý đối với các cấp Hội địa phương, các cơ quan báo chí. Đối với các cấp Hội Nhà báo thì nên tổ chức đào tạo theo nhiều chủ đề theo từng khu vực; đối với các cơ quan báo chí nên đào tạo tập trung hay đào tạo tại chỗ.
Đồng chí Nguyễn Bảo Lâm, Ủy viên BCH Hội Nhà báo Việt Nam, Chủ tịch Hội Nhà báo tỉnh Thái Nguyên tham luận tại Tọa đàm.
 
Phát biểu tại chương trình Tọa đàm, đồng chí Nguyễn Bảo Lâm, Ủy viên BCH Hội Nhà báo Việt Nam, Chủ tịch Hội Nhà báo Thái Nguyên đã khẳng định: Báo chí làm gì để tham gia hoạt động chuyển đổi số, vấn đề đạo đức và thách thức của báo chí trong xu thế chuyển đổi số. Vấn đề kỹ năng sáng tạo, sử dụng công nghệ thông tin, vấn đề bồi dưỡng ngoại ngữ cho các nhà báo; đào tạo chuyên sâu về kỹ năng, kiến thức nghiệp vụ cho các nhà báo; quan tâm nhiều hơn đến các tỉnh phía bắc trong đó có Thái Nguyên. 
Đại diện báo Công luận cũng nên quan điểm: Khi nhận phóng viên đều phải đào tạo lại theo tôn chỉ, mục đích của báo; các cơ quan báo chí, Hội Nhà báo địa phương địa phương cần khảo sát nhu cầu, đánh giá phản hồi lại với Trung tâm, nên thực hiện cơ chế đặt hàng với trung tâm về khóa tập huấn phù hợp, kết quả tốt nhất…
Lãnh đạo Hội nhà báo các địa phương đã nêu những thuận lợi, khó khăn trong công tác đào tạo, bồi dưỡng nghiệp vụ cho nhà báo, hội viên, đồng thời, nêu những đề xuất, kiến nghị với Hội Nhà báo Việt Nam và Trung tâm bồi dưỡng nghiệp vụ báo chí để thực hiện tốt hơn nữa công tác tập huấn nghiệp vụ trong thời gian tới. 
Trung tâm bồi dưỡng nghiệp vụ rất mong lãnh đạo Hội Nhà báo Việt Nam, lãnh đạo Hội Nhà báo các cấp, lãnh đạo các cơ quan báo chí, các giảng viên tiếp tục quan tâm, giúp đỡ và đồng hành cùng Trung tâm để Trung tâm làm tốt hơn nữa công tác tổ chức các khóa bồi dưỡng nhằm đáp ứng nhu cầu nâng cao chất lượng nghiệp vụ cho 23.700 hội viên…


Video: Lê Hưng

Tác giả bài viết: Việt Hoa – Hoàng Giao


 

  Ý kiến bạn đọc

  Ẩn/Hiện ý kiến

Mã bảo mật   

Những tin mới hơn

 

Những tin cũ hơn

Cơ quan chủ quản