Nguồn nhân lực cho vùng khó - Giải pháp kịp thời và đồng bộ, Bài 1: Đội ngũ công bộc của dân

Thứ năm - 08/02/2024 14:46   Đã xem: 101   Phản hồi: 0

Thái Nguyên là tỉnh có đông đồng bào dân tộc thiểu số chung sống, chủ yếu gắn liền với địa bàn miền núi, vùng khó khăn. Với những chủ trương, chính sách của Đảng, Nhà nước và của tỉnh, Thái Nguyên đã đạt được nhiều thành tựu, bước tiến trong phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào dân tộc thiểu số, miền núi. Tỉnh hiện là một trong những trung tâm kinh tế, văn hóa, giáo dục, y tế và là cửa ngõ giao lưu kinh tế - xã hội của vùng trung du miền núi phía Bắc.

Tuy nhiên, mục tiêu phát triển của vùng, của tỉnh trong giai đoạn mới đang đặt ra những yêu cầu cấp bách về thu hút nguồn nhân lực chất lượng cao, góp phần tạo động lực cho địa bàn khó khăn (vùng khó) của tỉnh phát triển.

Cô và trò Trường Tiểu học Sa Lung (Tân Long, Đồng Hỷ) trong giờ học.
Cô và trò Trường Tiểu học Sa Lung (Tân Long, Đồng Hỷ) trong giờ học.

Hiện nay, Thái Nguyên có 110 xã/177 xã, phường, thị trấn có đông đồng bào dân tộc thiểu số sinh sống, trong đó có 11 xã vùng III (vùng đặc biệt khó khăn), 10 xã vùng II và 99 xã vùng I. Tại các địa bàn vùng khó, nguồn nhân lực chất lượng cao, trước hết là về y tế và giáo dục đang rất thiếu hụt... Trong đó có nguyên nhân chế độ, chính sách dành cho cán bộ, công chức, viên chức, người lao động ở đây vẫn còn nhiều bất cập, hạn chế, sức thu hút kém.

Những cung đường tâm huyết 

Con đường từ Trạm Y tế xã Tân Long (Đồng Hỷ) vào bản Lân Quan - nơi có trên 90% hộ đồng bào dân tộc Mông sinh sống, dài 12km, chủ yếu là đèo, dốc, khúc khuỷu, khó đi. Vậy nhưng với chị Ngô Thị Đạt, cán bộ Trạm Y tế xã, hơn 20 năm nay, việc phải vượt qua những cung đường gian khó như thế vẫn không làm chị nản lòng. Điều khiến chị lo lắng chính là khó "khai thông" nhận thức của bà con trong thực hiện các quy định của pháp luật về dân số, nhất là tình trạng tảo hôn, sinh nhiều con…

Chị Đạt cho hay: Trong quá trình đi cơ sở làm công tác tuyên truyền, trở ngại lớn nhất trong công việc của tôi chính là sự “cố chấp”, những phong tục, tập quán và tư duy lạc hậu “ăn sâu, bám rễ” trong nhận thức của đồng bào dân tộc thiểu số nơi đây. Bởi vậy, tôi luôn nỗ lực bám địa bàn để vận động người dân không sinh con thứ 3 trở lên, không tổ chức cưới tảo hôn cho lũ trẻ đang ở độ tuổi "ăn chưa no, lo chưa tới", quan tâm chăm sóc sức khỏe sinh sản…

Cô giáo Nguyễn Thị Hoan, Phó Hiệu trưởng Trường Tiểu học Sa Lung, Tân Long (Đồng Hỷ): Mặc dù công tác tại các địa bàn vùng khó, giao thông khó khăn, địa hình phức tạp, điều kiện làm việc còn  hạn chế… nhưng thu thập của cán bộ, công chức, viên chức, người lao động vẫn khiêm tốn. Mong sao Đảng, Nhà nước tiếp tục quan tâm hơn đến các chế độ chính sách cho đội ngũ này .

Cô giáo Nguyễn Thị Hoan, Phó Hiệu trưởng Trường Tiểu học Sa Lung, Tân Long (Đồng Hỷ): Mặc dù công tác tại các địa bàn vùng khó, giao thông khó khăn, địa hình phức tạp, điều kiện làm việc còn  hạn chế… nhưng thu thập của cán bộ, công chức, viên chức, người lao động vẫn khiêm tốn. Mong sao Đảng, Nhà nước tiếp tục quan tâm hơn đến các chế độ chính sách cho đội ngũ này .
 

Cũng giống như chị Đạt, 28 thầy, cô giáo ở Trường Tiểu học Sa Lung, xã Tân Long (Đồng Hỷ), cũng đang ngày ngày "bám trường, bám lớp" để “gieo con chữ” cho trẻ em vùng khó. Cô giáo Trịnh Thị Vân, Hiệu trưởng Nhà trường, chia sẻ: Trường có trên 300 học sinh, phần lớn là con em đồng bào dân tộc Mông, Dao, Cao Lan… Do điều kiện kinh tế, đi lại còn nhiều khó khăn, nhiều em có bố mẹ đi làm ăn xa nên thiếu sự quan tâm, chăm sóc. Bởi vậy, các thầy, cô giáo không chỉ dạy các em học chữ, làm các phép Toán mà còn luôn quan tâm chăm sóc các em như con cái trong nhà. 

Suốt thời gian qua, số lượng cán bộ làm việc tại các địa bàn miền núi, vùng cao, vùng dân tộc thiểu số của tỉnh đang phải nỗ lực bám địa bàn để hoàn thành tốt nhiệm vụ được giao như chị Đạt và các giáo viên của Trường Tiểu học Sa Lung không hề nhỏ. Theo con số chúng tôi nắm được, đội ngũ cán bộ, công chức ở các xã miền núi, vùng cao của tỉnh có trên 2.000 người; cán bộ y tế có trên 660 người; giáo viên có trên 6.000 người...

Mang niềm tin yêu đến với đồng bào

Những năm trở lại đây, Đảng, Nhà nước đã có nhiều cơ chế, chính sách nhằm khuyến khích cán bộ, công chức, viên chức, người lao động… yên tâm công tác lâu dài ở các vùng có điều kiện kinh tế khó khăn. Đặc biệt là hai ngành Giáo dục và Y tế, những ưu đãi phụ cấp ngành, phụ cấp khu vực, chính sách thu hút… đã tạo điều kiện cho cán bộ, giáo viên gắn bó với địa bàn, hoàn thành tốt nhiệm vụ được giao.

Tại Thái Nguyên, các chế độ, chính sách cho cán bộ vùng khó được chi trả đảm bảo đúng đối tượng theo quy định; kịp thời điều chỉnh, bổ sung đối tượng được hưởng khi có sự thay đổi, giải quyết những vướng mắc phát sinh. Ông Nguyễn Thành Minh, Giám đốc Sở Nội vụ, cho rằng: Các chế độ, chính sách của Đảng, Nhà nước có ý nghĩa, giá trị nhân văn, thiết thực, hiệu quả, tạo lực hút cho các vùng đặc biệt khó khăn, tạo điều kiện cho địa phương thực hiện luân chuyển, điều chuyển cán bộ. Đồng thời tác động tích cực về tinh thần, thúc đẩy cán bộ, công chức, viên chức, người lao động làm việc và cống hiến, góp phần phát triển kinh tế - xã hội của địa phương.

Song trong điều kiện giá cả thị trường, mức phí sinh hoạt ngày một leo thang như hiện nay, thu nhập của cán bộ, công chức, viên chức, người lao động ở vùng khó của Thái Nguyên được đánh giá là còn thấp. Dẫu vậy, họ vẫn luôn miệt mài với công việc được giao. Đơn cử như trường hợp của y sĩ Nguyễn Đình Hiệu, Phó Trạm trưởng Trạm Y tế Thanh Định (Định Hóa). Sau hơn 11 năm công tác, hệ số lương của anh đang dừng ở con số 2,66. Nếu tính thêm phụ cấp chức vụ và phụ cấp ưu đãi nghề, thu nhập mỗi tháng của anh Hiệu được khoảng 7 triệu đồng. Con số này khá khiếm tốn so với chi phí đi lại công tác, sinh hoạt của gia đình anh.

Bác sĩ Đồng Thị Tiện, Trạm Y tế xã Thanh Định (Định Hóa), khám bệnh cho người dân.

Bác sĩ Đồng Thị Tiện, Trạm Y tế xã Thanh Định (Định Hóa), khám bệnh cho người dân.
 

Đồng nghiệp của anh Hiệu, chị Đồng Thị Tiện hiện đã có mức lương khá hơn sau 6 năm đi học liên thông lên bác sĩ (2016-2023) tại Trường Đại học Y - Dược Thái Nguyên, thu nhập của chị đang ở mức 8 triệu đồng. Dù vậy, nguồn thu nhập này cũng không đáng là bao so với các khoản cần chi tiêu của cả gia đình. Nhất là khi chị vừa tiêu tốn số tiền khá lớn cho “quãng đường” 6 năm học liên thông lên đại học của mình. Bốn cán bộ còn lại của Trạm Y tế Thanh Định cũng có mức lương khá ít ỏi, trên dưới 6 triệu đồng/người/tháng.

Ngoài những cán bộ y tế cơ sở, hàng nghìn giáo viên vùng cao cũng có thu nhập không mấy dư giả. Cô giáo Trịnh Thị Vân, Hiệu trưởng Trường Tiểu học Sa Lung, nói: Nhiều giáo viên của Nhà trường đã tham gia giảng dạy gần chục năm nhưng thu nhập cũng chỉ vài triệu đồng/người/tháng. Thế nhưng, các thầy, cô giáo vẫn quyết bám trường, bám lớp để đồng hành với học sinh trên con đường đi tìm con chữ.

Đáng nói, từ năm 2021 đến nay, một số xã vùng I của tỉnh đã hoàn thành các tiêu chí và về đích nông thôn mới. Từ thời điểm đó, cán bộ, công chức, viên chức, người lao động ở các địa phương này không còn được hưởng phụ cấp khu vực (hệ số tính theo mức lương cơ sở là 0,5-0,7 hoặc 1,0/người/tháng, tùy vào số năm công tác nhiều hay ít).

Bà Thái Thị Thìn, Trưởng Phòng Nội vụ huyện Định Hóa: Những xã vùng đặc biệt khó khăn phấn đấu đạt chuẩn nông thôn mới thể hiện sự quyết tâm của đảng bộ, chính quyền và nhân dân địa phương. Tuy nhiên, chúng tôi mong muốn, đề xuất các xã vùng đặc biệt khó khăn, sau khi đã đạt chuẩn nông thôn mới, Nhà nước vẫn tiếp tục duy trì cơ chế, chính sách hỗ trợ cho cán bộ, công chức, viên chức, người dân từ 3 đến 5 năm để tạo động cho họ cống hiến và người dân có thêm điều kiện phát triển kinh tế, ổn định cuộc sống.
 
Bà Thái Thị Thìn, Trưởng Phòng Nội vụ huyện Định Hóa: Những xã vùng đặc biệt khó khăn phấn đấu đạt chuẩn nông thôn mới thể hiện sự quyết tâm của đảng bộ, chính quyền và nhân dân địa phương. Tuy nhiên, chúng tôi mong muốn, đề xuất các xã vùng đặc biệt khó khăn, sau khi đã đạt chuẩn nông thôn mới, Nhà nước vẫn tiếp tục duy trì cơ chế, chính sách hỗ trợ cho cán bộ, công chức, viên chức, người dân từ 3 đến 5 năm để tạo động cho họ cống hiến và người dân có thêm điều kiện phát triển kinh tế, ổn định cuộc sống.
 

Ông Bàn Sinh Thắng, Phó Chủ tịch UBND xã Hợp Tiến (Đồng Hỷ), nhấn mạnh: Đã là cán bộ, đảng viên thì nhiệm vụ vẫn luôn đặt lên hàng đầu. Bởi lẽ ấy, dù không còn được hưởng phụ cấp khu vực từ 2 năm nay nhưng chúng tôi vẫn luôn cố gắng, nỗ lực để hoàn thành tốt mọi nhiệm vụ được giao.

Có thể thấy, cho dù chế độ, chính sách còn nhiều bất cập, đồng lương "khiêm tốn", đời sống còn khó khăn nhưng những cán bộ, công chức, viên chức, giáo viên ở các địa bàn vùng khó của tỉnh vẫn giàu tâm huyết, nỗ lực làm việc, cống hiến. Tuy nhiên, để bổ sung, thu hút nhân lực cao về địa bàn khó của tỉnh theo yêu cầu cần có sự thay đổi kịp thời, đồng bộ về chính sách, chế độ và điều kiện làm việc.

Nguồn tin: baothainguyen.vn:

Click để đánh giá bài viết

  Ý kiến bạn đọc

Mã bảo mật   

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

Thống kê truy cập

  • Đang truy cập112
  • Hôm nay27,389
  • Tháng hiện tại370,719
  • Tổng lượt truy cập26,653,131

Hình ảnh nổi bật

12/2024/TT-BTTTT

Thông tư 12/2024/TT-BTTTT

Lượt xem:125 | lượt tải:52

STT 13

Mẫu đơn xin gia nhập Hội Nhà báo Việt Nam

Lượt xem:352 | lượt tải:128

STT 13

Mẫu danh sách đề nghị cấp thẻ hội viên mới

Lượt xem:363 | lượt tải:137

09/2023/NQ-HĐND

Nghị quyết ban hành Quy định nội dung, mức chi đối với tập thể, cá nhân đoạt giải trong kỳ thi, cuộc thi Quốc tế, Quốc gia thuộc lĩnh vực giáo dục - đào tạo, thể dục - thể thao, văn học- nghệ thuật, thông tin - truyền thông

Lượt xem:829 | lượt tải:187

274/TB-VPCP

Toàn văn kết luận của Thủ tướng tại buổi làm việc với Hội Nhà báo Việt Nam

Lượt xem:858 | lượt tải:260

Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây