Nga đang phải đối mặt với các lệnh trừng phạt quốc tế do các quốc gia phương Tây áp đặt nhằm cô lập nước này khỏi nền kinh tế toàn cầu, bao gồm việc đóng cửa nước này khỏi hệ thống thanh toán ngân hàng toàn cầu SWIFT và hạn chế các giao dịch của ngân hàng trung ương.
"Đã có các cuộc thảo luận về việc liệu Nga có phù hợp để tiếp tục là một phần của G20 hay không", một nguồn tin cấp cao của G7 cho biết. "Nếu Nga vẫn là một thành viên, G20 sẽ trở thành một tổ chức kém hữu ích hơn".
Khi được hỏi liệu Tổng thống Mỹ Joe Biden có quyết định đẩy Nga ra khỏi G20 hay không, cố vấn an ninh quốc gia Jake Sullivan nói với các phóng viên tại Nhà Trắng rằng: "Chúng tôi tin rằng Nga không thể hoạt động như bình thường trong các tổ chức quốc tế và trong cộng đồng quốc tế".
Tuy nhiên, Mỹ có kế hoạch tham khảo ý kiến của các đồng minh trước khi đưa ra bất kỳ tuyên bố nào khác, ông nói. Một nguồn tin của Liên minh châu Âu đã xác nhận các cuộc thảo luận về tình trạng của Nga tại các cuộc họp sắp tới của G20.
Nguồn tin cho biết: “Các nước đã trao đổi với Indonesia rằng sự hiện diện của Nga tại các cuộc họp cấp Bộ trưởng sắp tới sẽ là vấn đề lớn đối với các nước châu Âu”, đồng thời cho biết thêm rằng không có quy trình rõ ràng nào để loại trừ một quốc gia.
G7 đã được mở rộng sang định dạng "G8" mới bao gồm cả Nga trong thời kỳ quan hệ nồng ấm hơn vào đầu những năm 2000. Nhưng Moscow đã bị đình chỉ vô thời hạn sau khi sát nhập Crimea vào năm 2014.
Trước đó, vào hôm thứ Ba, Ba Lan cho biết họ đã đề nghị với các quan chức thương mại Mỹ về việc thay thế Nga trong nhóm G20 và đề xuất đó đã nhận được "phản ứng tích cực".
Người phát ngôn Bộ Thương mại Mỹ nói rằng một "cuộc họp tốt" đã được tổ chức vào tuần trước giữa Bộ trưởng Phát triển Kinh tế và Công nghệ Ba Lan Piotr Nowak và Bộ trưởng Thương mại Mỹ Gina Raimondo.
"Bà Raimondo hoan nghênh quan điểm của Ba Lan về một số chủ đề, bao gồm cả hoạt động của G20, nhưng không thay mặt Chính phủ Mỹ bày tỏ quan điểm đối với đề xuất gia nhập G20 của Ba Lan", ông nói.
Nguồn tin G7 cho biết có khả năng Indonesia, hiện đang giữ chức chủ tịch luân phiên G20, hoặc các thành viên như Ấn Độ, Brazil, Nam Phi và Trung Quốc sẽ đồng ý loại Nga khỏi nhóm này.
Vị thế của Nga tại các cơ quan đa phương khác cũng đang bị nghi ngờ. Tại Geneva, các quan chức của Tổ chức Thương mại Thế giới cho biết nhiều phái đoàn đã từ chối gặp các đối tác Nga dưới nhiều hình thức khác nhau.
Nguồn tin: congluan.vn:
Ý kiến bạn đọc
Những tin mới hơn
Những tin cũ hơn
Thông tư 12/2024/TT-BTTTT
Mẫu đơn xin gia nhập Hội Nhà báo Việt Nam
Mẫu danh sách đề nghị cấp thẻ hội viên mới
Nghị quyết ban hành Quy định nội dung, mức chi đối với tập thể, cá nhân đoạt giải trong kỳ thi, cuộc thi Quốc tế, Quốc gia thuộc lĩnh vực giáo dục - đào tạo, thể dục - thể thao, văn học- nghệ thuật, thông tin - truyền thông
Toàn văn kết luận của Thủ tướng tại buổi làm việc với Hội Nhà báo Việt Nam