Tại sao chúng ta dễ tin vào tin giả, tin sai lệch?

Thứ tư - 12/07/2023 15:26   Đã xem: 430   Phản hồi: 0

(CLO) Cho dù đó là cuộc chiến ở Ukraine, đại dịch COVID-19 hay vấn đề biến đổi khí hậu, ngày càng có nhiều tin tức giả mạo lan truyền trên internet trong những năm gần đây, đặc biệt là về các chủ đề gây xúc động và gây tranh cãi.

Không phải lúc nào chúng ta cũng có thể phân biệt sự thật với hư cấu. Nghiên cứu cũng cho thấy rằng một số người dùng internet dễ chấp nhận thông tin sai lệch và tin giả hơn những người khác. Tại sao lại như vậy?
 
tai sao chung ta de tin vao tin gia 110956306

Người dùng rất dễ bị các chiêu trò của những kẻ đưa tin giả và chính tính cách của mình lừa gạt khi tiếp cận thông tin trôi nổi trên mạng internet. Ảnh minh họa: Photothek
 

"Sự thiên vị trong nhận thức"

Vấn đề trước tiên có thể nằm ở một thuật ngữ được gọi là "sự thiên vị trong nhận thức". Nó mô tả những khuynh hướng sai lầm trong suy nghĩ mà con người không dễ dàng thoát ra được.

Hay nói cách khác, quan điểm của chúng ta và thế giới quan định sẵn của chúng ta, còn được gọi là "tinh thần đảng phái" hoặc "sự thiên vị xác nhận", đóng một vai trò quan trọng trong việc giải thích tại sao chúng ta dễ tin vào tin giả, tin sai lệch.

Nhà tâm lý học nhận thức Stephan Lewandowsky từ Đại học Bristol giải thích hiện tượng này: "Nếu tôi nghe điều gì đó mà tôi muốn nghe vì nó phù hợp với quan điểm của tôi, vâng, thì tôi sẽ càng tin vào điều đó hơn". Vì vậy, chúng ta thường thiên vị khi đứng trước những dòng tin.

Một "thiên kiến nhận thức" quan trọng khác là chúng ta thường đơn giản tin vào trực giác của mình. Chúng ta dường như thường cảm thấy không cần thiết phải kiểm tra lại những vấn đề gì đó mà chúng ta đã tiếp nhận. Do đó, nhiều người thường chỉ đọc tiêu đề của bài báo chứ không đọc nội dung thực tế.

Ví dụ, tờ Science Post và NPR đã thử nghiệm điều này bằng cách đăng những tiêu đề gây hiểu lầm. Người đọc chỉ biết rằng đây chỉ là một thử nghiệm nếu họ nhấp vào liên kết, song thật bất ngờ rất nhiều người đã không làm.

"Hiệu ứng bày đàn"

"Hiệu ứng đoàn tàu" hay "hiệu ứng bày đàn" cũng khiến chúng ta dễ mắc sai lầm. Theo đó, mọi người có xu hướng làm theo ý kiến hoặc hành vi của người khác hơn là hình thành ý kiến của riêng họ. Liên quan đến tin giả, điều này có nghĩa là chúng ta có nhiều khả năng tin vào thông tin hơn nếu những người khác cũng tin như vậy.

Khi chúng ta thấy một bài đăng trên mạng xã hội có nhiều lượt chia sẻ và thích, chúng ta có xu hướng tin tưởng vào trí thông minh bầy đàn giống như những người khác. Như đã đề cập, thực tế hầu hết họ chia sẻ và thích mà không xem kỹ nội dung, hay thực sự hiểu bản chất của nội dung.

Trí nhớ của chúng ta không hẳn lưu trữ chính xác những gì chúng ta đã thấy hoặc đọc, còn được mô tả là "sự dai dẳng của sự không chính xác". Chúng ta thường không nhớ điều gì đó là đúng hay sai. Không có gì lạ khi mọi người tuyên bố rằng một thông tin sai lệch là đúng, ngay cả khi thông tin đó sau đó đã được cải chính.

Ngoài những thành kiến này, tin giả hoạt động rất hiệu quả vì chúng ta bị cảm xúc dẫn dắt nhiều hơn là chúng ta tưởng. Lewandowsky nói rằng việc tin giả lan truyền nhanh gấp 6 lần so với thông tin thật chính là bởi cảm xúc này.

"Tin tức giả có xu hướng tạo ra sự phẫn nộ ở người nhận, người nhận tin nhắn. Và chúng tôi biết rằng mọi người, dù muốn hay không, đang tham gia vào sự phẫn nộ, kích động thông tin... Điều đó khiến tin giả càng có nhiều khả năng dễ lan truyền hơn", ông phân tích.

"Những nhân tố đen tối"

Một nghiên cứu do Đại học Würzburg thực hiện vào năm ngoái, trong đó 600 người tham gia để xác định tính chính xác của thông tin, đã tiết lộ rằng những tính cách “đen tối” thường có trong con người và cái gọi là niềm tin nhận thức hậu thực tế khiến chúng ta dễ tin vào tin giả hơn.

"Để tìm hiểu về niềm tin về kiến thức và sự kiện, chúng tôi đã hỏi họ: Bạn có tin vào trực giác của mình khi gặp thông tin không? Bạn đánh giá cao bằng chứng như thế nào? Bạn có tin rằng có một thứ gọi là sự thật độc lập không?", tác giả chính của nghiên cứu, nhà tâm lý học Jan Philipp Rudloff, nói.
 

tai sao chung ta de tin vao tin gia 111341167

Lợi ích cá nhân và các yếu tố cảm xúc khiến không ít người thường có xu hướng chia sẻ tin giả. Ảnh minh họa: GI


Đánh giá cho thấy rằng những người khó phân biệt tin thật và tin giả thường rơi vào những người dựa vào cảm giác “ruột thịt” của mình.

"Và sau đó chúng tôi cũng xem xét 'nhân tố đen tối', phần cốt lõi của tất cả các đặc điểm tính cách đen tối, chẳng hạn như lòng tự ái hoặc sự thù hận", Rudloff nói. "Chúng được gọi là đen tối vì chúng liên quan đến những hành vi mà chúng ta không chấp nhận về mặt xã hội".

Ông nói, đối với những người có nhân cách đen tối mạnh mẽ, lợi thế của bản thân họ mới là điều quan trọng nhất. Mọi thứ khác trở nên phụ thuộc vào điều đó. "Vấn đề không phải là liệu một mẩu thông tin có đúng hay không, mà là liệu thông tin đó có mang lại lợi ích cho họ, đóng vai trò như những lá bài của họ hay không", Rudloff lý giải thêm.

Mong muốn được chú ý

Joe Walther, giám đốc Trung tâm Công nghệ Thông tin và Xã hội tại Đại học California, chỉ ra một khía cạnh quan trọng khác thúc đẩy sự lan truyền của tin giả. Ông coi việc thích (like), bình luận và lan truyền thông tin trên internet chủ yếu là một tương tác xã hội: "Tôi nghĩ mọi người thường tham gia trên mạng xã hội để cảm thấy như họ đang tham gia và được công nhận vì điều đó".

Có nghĩa rằng người dùng không nhất thiết chia sẻ tin tức giả mạo vì họ yêu thích chúng. Thay vào đó, họ chỉ muốn giải trí và mua vui cho bản thân và những người khác.
 

tai sao chung ta de tin vao tin gia 111501219

Việc mọi người muốn được tham gia và thừa nhận trên mạng xã hội khiến tin giả cả dễ lan truyền hơn. Ảnh minh họa: DW
 

Lúc này, câu hỏi đặt ra là: Làm thế nào để chúng ta có thể chống lại điều này? Bước đầu tiên là nhận thức được mức độ dễ bị thao túng của chúng ta và nhận thức được rằng chúng ta không bao giờ có thể hoàn toàn khách quan.

Jan Rudloff nói: "Ngay cả trong khoa học, bạn chỉ có thể tìm thấy sự đồng thuận, một loại thỏa thuận giữa càng nhiều chuyên gia càng tốt. Nhưng khi có thông tin mới, những gì trước đây được coi là sự thật hoặc sự đồng thuận có thể thay đổi".

Ông nói, điều này rất phức tạp và nó khiến một số người có ấn tượng rằng các sự kiện được xác định một cách tùy tiện bởi các chính trị gia và nhà khoa học. Một ví dụ về điều đó là một tuyên bố từng được đưa ra trong giai đoạn đầu đại dịch COVID-19 rằng trẻ em sẽ không lây truyền nhiều, và sau đó hóa ra là không phải.

Bởi vậy, theo các chuyên gia, chúng ta không chỉ phải hết sức thận trọng và cần xác minh các nguồn thông tin trôi nổi trên internet, đặc biệt trên các nền tảng mạng xã hội, mà còn phải nhìn nhận lại cả cảm xúc và thái độ của chính mình khi tiếp nhận những thông tin đó.

Nguồn tin: congluan.vn:

Click để đánh giá bài viết

  Ý kiến bạn đọc

Mã bảo mật   

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

Thống kê truy cập

  • Đang truy cập575
  • Hôm nay15,643
  • Tháng hiện tại596,307
  • Tổng lượt truy cập28,246,052

Hình ảnh nổi bật

12/2024/TT-BTTTT

Thông tư 12/2024/TT-BTTTT

Lượt xem:281 | lượt tải:69

Mau ĐXKNHV - HNB

Mẫu đơn xin gia nhập Hội Nhà báo Việt Nam

Lượt xem:516 | lượt tải:159

Mau ĐNCTHV

Mẫu danh sách đề nghị cấp thẻ hội viên mới

Lượt xem:468 | lượt tải:163

144/QĐ-HNB

QĐ công bố công khai quyết toán ngân sách 2023 của Hội Nhà báo Thái Nguyên

Lượt xem:100 | lượt tải:25

136/QĐ-HNB

công khai dự toán ngân sách 2024

Lượt xem:104 | lượt tải:26

Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây