Đại học Thái Nguyên - Trưởng thành trên vùng đất thép

Thứ ba - 02/04/2024 10:15   Đã xem: 81   Phản hồi: 0

Với tầm nhìn chiến lược, Đảng và Nhà nước ta luôn xác định giáo dục và khoa học - công nghệ là quốc sách hàng đầu. Ngày 14/01/1993, Hội nghị lần thứ Tư, Ban chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản Việt Nam (Khóa VII) đã ban hành Nghị quyết số 04-NQ/HNTW về tiếp tục đổi mới sự nghiệp giáo dục và đào tạo, trong đó chỉ rõ nhiệm vụ: “Xây dựng một số trường đại học trọng điểm quốc gia” để làm đầu tầu và nòng cột cho giáo dục đại học nước nhà.

Nhà điều hành đại học Thái Nguyên
Ngày 04/4/2024, Đại học Thái Nguyên sẽ kỷ niệm 30 năm ngày Chính phủ Ban hành Nghị định thành lập Đại học Thái Nguyên (04/4/1994-04/4/2024) và Đón nhận Huân chương Lao động hạng Nhất. Đây là sự kiện vô cùng quan trọng nhằm tổng kết, đánh giá những thành tựu Đại học Thái Nguyên đã đạt được sau 30 năm xây dựng và phát triển, là sự kiện có ý nghĩa vô cùng quan trọng trên phương diện quốc gia và quốc tế.
Đại học Thái Nguyên là đại học vùng, đại học trọng điểm quốc gia, đào tạo nhân lực chất lượng cao đa ngành, đa lĩnh vực; nghiên cứu khoa học và chuyển giao công nghệ tiên tiến; góp phần thực hiện nhiệm vụ chiến lược phát triển bền vững vùng Trung du, miền núi Bắc Bộ và cả nước. Trải qua 30 năm xây dựng và phát triển, Đại học Thái Nguyên đã không ngừng trưởng thành và lớn mạnh về mọi mặt trong hệ thống giáo dục quốc dân, đã đóng góp tích cực vào sự nghiệp phát triển kinh tế, xã hội vùng Trung du, miền núi Bắc Bộ và cả nước. Điều này đã được ghi nhận và khẳng định trong Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Giáo dục đại học năm 2018: “Đại học quốc gia, đại học vùng là đại học thực hiện nhiệm vụ chiến lược quốc gia, nhiệm vụ phát triển vùng của đất nước” (Khoản 4 Điều 1 Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Giáo dục đại học, ngày 19/11/2018).
Hội đồng đại học Thái Nguyên làm việc với Chủ tịch Uỷ ban nhân dân tỉnh Thái Nguyên về công tác phối hợp đào tạo nguồn nhân lực chất lượng cao và chuyển giao khoa học công nghệ.
 
 Kế thừa truyền thống của các trường đại học thành viên trong gần 60 năm xây dựng và phát triển, Trải qua 30 năm kiên trì, nỗ lực phấn đấu theo các mục tiêu định hướng của Chính phủ, phát huy thế mạnh của Đại học vùng trong việc huy động tổng hợp các nguồn lực từ các trường đại học thành viên, đơn vị thuộc và trực thuộc, tận dụng các thuận lợi từ cơ chế, chính sách kết hợp với phát huy mạnh mẽ dân chủ, đoàn kết, năng động, sáng tạo của đội ngũ viên chức, người lao động, giảng viên và người học. Đại học Thái Nguyên đã không ngừng trưởng thành và lớn mạnh về mọi mặt, đáp ứng ngày càng tốt hơn yêu cầu đào tạo nguồn nhân lực, nghiên cứu khoa học và chuyển giao công nghệ; phục vụ đắc lực cho phát triển kinh tế - xã hội của vùng Trung du, miền núi Bắc Bộ và đất nước; từng bước khẳng định vị trí, vai trò của Đại học vùng trong hệ thống giáo dục - đào tạo và trong sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa.
Đến nay, Đại học Thái Nguyên đã có 08 trường đại học; 01 cao đẳng thành viên; 02 trường, khoa trực thuộc; 02 phân hiệu đào tạo tại tỉnh Lào Cai và Hà Giang; Nhà xuất bản và Tạp chí Khoa học và công nghệ; 12 trung tâm phục vụ đào tạo, nghiên cứu khoa học. Các trường đại học thành viên có 06 Viện nghiên cứu, 01 Bệnh viện thực hành và nhiều trung tâm nghiên cứu khoa học, chuyển giao công nghệ. Về đội ngũ, hiện nay, Đại học có 162 Giáo sư, Phó giáo sư, 925 Tiến sĩ; 1.890 Thạc sĩ và tương đương. Đại học có 176 giảng viên cao cấp, 775 giảng viên chính, 15 chuyên viên chính. Các nhà giáo và cán bộ quản lý đã được Đảng và Nhà nước phong tặng danh hiệu cao quý với 02 Anh hùng Lao động, 08 Nhà giáo Nhân dân, 02 Thầy thuốc Nhân dân, 114 Nhà giáo Ưu tú, 25 Thầy thuốc Ưu tú. Đến nay, Đại học đã đào tạo 358 ngành, trong đó có 142 ngành đào tạo sau đại học, gồm: 39 ngành tiến sĩ, 70 ngành thạc sĩ, 33 chuyên ngành bác sĩ chuyên khoa. Các ngành đào tạo của Đại học Thái Nguyên bao trùm hầu hết các lĩnh vực đào tạo. 30 năm xây dựng và phát triển, Đại học Thái Nguyên đã đào tạo cho khu vực và đất nước trên 80 ngàn cử nhân, kỹ sư, bác sĩ, thạc sĩ, tiến sĩ có trình độ cao, đóng góp vào sự nghiệp phát triển kinh tế, chính trị, văn hóa, xã hội của khu vực và đất nước.
Phân hiệu đại học Thái Nguyên tại tỉnh Hà Giang.
 
Về lĩnh vực khoa học công nghệ, chỉ tính riêng trong giai đoạn 10 năm gần đây, toàn Đại học đã triển khai thực hiện 123 đề tài khoa học & công nghệ cấp Nhà nước; 247 đề tài khoa học & công nghệ cấp Bộ, Tỉnh; 442 đề tài khoa học & công nghệ cấp Đại học Thái Nguyên; Nhiều công trình nghiên cứu khoa học của sinh viên và giảng viên Đại học Thái Nguyên đã đạt các giải thưởng cấp Nhà nước, bộ, ngành; Nhiều nhà khoa học được vinh danh tại các giải thưởng dành cho các nhà khoa học xuất sắc… Đến năm 2023, có 07 trường đại học thành viên được cấp Giấy chứng nhận đạt tiêu chuẩn kiểm định chất lượng giáo dục chu kỳ II, 54 chương trình đào tạo được công nhận kiểm định chất lượng, trong đó 31 chương trình đào tạo được công nhận kiểm định chất lượng theo chuẩn chất lượng của Bộ Giáo dục và Đào tạo, 23 chương trình đào tạo được công nhận kiểm định chất lượng theo chuẩn quốc tế. Trong 30 năm qua, công tác hợp tác quốc tế của Đại học Thái Nguyên không ngừng phát triển và đạt được những kết quả vượt trội như: Thiết lập quan hệ hợp tác với các đối tác trên 120 quốc gia, vùng lãnh thổ và tổ chức quốc tế; ký kết 556 thỏa thuận hợp tác; thực hiện 128 chương trình, dự án quốc tế; nhập khẩu 10 chương trình tiên tiến của các nước có nền giáo dục hiện đại trên thế giới; thực hiện 34 chương trình liên kết đào tạo quốc tế; thu hút 51,79 triệu USD đầu tư cho xây dựng cơ sở vật chất, đào tạo đội ngũ cán bộ, thực hiện nghiên cứu khoa học và chuyển giao công nghệ. 
Trên cơ sở đánh giá những kết quả đã đạt được, Đại học Thái Nguyên đề ra định hướng mục tiêu phát triển đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2045: “Tạo bước chuyển biến căn bản về chất lượng đào tạo, nghiên cứu khoa học và chuyển giao công nghệ đáp ứng nhu cầu xã hội và hội nhập quốc tế, hướng tới mô hình đại học xanh; tập trung phát triển một số ngành đào tạo trọng điểm, mũi nhọn đạt chuẩn kiểm định chất lượng khu vực và quốc tế; xây dựng và phát triển tài nguyên giáo dục mở dùng chung trong toàn Đại học Thái Nguyên, gắn với mô hình quản trị đại học tiên tiến để hiện thực hóa tầm nhìn đến năm 2045 - Đại học Thái Nguyên nằm trong nhóm 500 trường đại học hàng đầu châu Á”.
Trải qua 30 năm xây dựng và phát triển, Đại học Thái Nguyên đã có những bước phát triển mạnh mẽ, đóng góp to lớn vào sự nghiệp giáo dục và đào tạo, khẳng định chủ trương đúng đắn của Đảng, Nhà nước trong việc thành lập các đại học vùng, đồng thời khẳng định uy tín, vị thế trong hệ thống giáo dục đại học nước nhà. Phát huy vai trò vị thế như Luật Giáo dục đại học sửa đổi năm 2018 đã nêu: “Đại học quốc gia, đại học vùng là đại học thực hiện nhiệm vụ chiến lược quốc gia, nhiệm vụ phát triển vùng của đất nước”, đồng thời góp phần thực hiện xuất sắc chiến lược phát triển kinh tế xã hội, đảm bảo quốc phòng an ninh vùng trung du miền núi bắc bộ theo nghị quyết nghị quyết 11-NQ/TW của Bộ Chính trị  và phát triển nguồn nhân lực chất lượng cao theo nghị quyết Đại hội 13 của Đảng.
Với những thành tích đã đạt được, Đại học Thái Nguyên  đã được Đảng, Nhà nước và Chính phủ, các Bộ, Ngành, địa phương ghi nhận và trao tặng nhiều huân, huy chương và bằng khen, danh hiệu về các thành tích xuất sắc. Nhân dịp kỷ niệm 30 năm ngày thành lập, Đại học Thái Nguyên  tiếp tục vinh dự đón nhận Huân chương Lao động hạng Nhất;  12 tỉnh trong vùng trung du miền núi Bắc Bộ tặng Bằng khen cho ĐHTN về những đóng góp trong đào tạo, bồi dưỡng, nghiên cứu khoa học và chuyển giao công nghệ.  Đây chính là những động lực to lớn để Đại học Thái Nguyên ngày càng khởi sắc trên chặng đường phát triển sắp tới./.

Tác giả bài viết: Bắc Việt(TH)

Click để đánh giá bài viết

  Ý kiến bạn đọc

Mã bảo mật   

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

Thống kê truy cập

  • Đang truy cập92
  • Máy chủ tìm kiếm3
  • Khách viếng thăm89
  • Hôm nay10,501
  • Tháng hiện tại238,599
  • Tổng lượt truy cập21,200,709

Hình ảnh nổi bật

09/2023/NQ-HĐND

Nghị quyết ban hành Quy định nội dung, mức chi đối với tập thể, cá nhân đoạt giải trong kỳ thi, cuộc thi Quốc tế, Quốc gia thuộc lĩnh vực giáo dục - đào tạo, thể dục - thể thao, văn học- nghệ thuật, thông tin - truyền thông

Lượt xem:422 | lượt tải:93

274/TB-VPCP

Toàn văn kết luận của Thủ tướng tại buổi làm việc với Hội Nhà báo Việt Nam

Lượt xem:417 | lượt tải:122

mẫu 1

mẫu đơn đề nghị tặng kỷ niệm chương Vì sự nghiệp báo chí Việt Nam

Lượt xem:532 | lượt tải:140

73/KH-UBND

Kế hoạch Tổ chức Giải thưởng báo chí Huỳnh Thúc Kháng tỉnh Thái Nguyên lần thứ I - năm 2024

Lượt xem:566 | lượt tải:131

375/QĐ-TTg

Quyết định Về việc phê duyệt Điều lệ Hội Nhà báo Việt Nam

Lượt xem:580 | lượt tải:162

Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây