Triển vọng nghề nuôi chuột tre

Thứ tư - 03/04/2024 11:05   Đã xem: 299   Phản hồi: 0

Quen với tên gọi chuột tre, hiện nay tại Thái Nguyên có 4 loại dúi khác nhau được người dân chăn nuôi, gồm: dúi nâu, dúi mốc nhỏ, dúi mốc lớn, dúi má vàng. Ít bệnh tật, dễ nuôi, giá trị kinh tế cao, nghề nuôi dúi đang được nhân rộng tại nhiều địa phương trong toàn tỉnh.

nuôi dúi
Anh Nguyễn Văn Trường (bên trái), xóm Tân Ấp 1, xã Phúc Thuận, huyện Phổ Yên cho biết dúi nuôi 3 tháng tuổi đã đạt trọng lượng gần 3kg.

Nhóm facebook “Hội nuôi dúi Thái Nguyên” hiện có hơn 3,3 nghìn thành viên, hoạt động khá nhộn nhịp. Nhóm để chế độ công khai, nhằm giúp đỡ, chia sẻ kinh nghiệm chăn nuôi, bán dúi giống và bao tiêu đầu ra cho người nuôi dúi.
Qua những thông tin trên nhóm, giá dúi tuỳ giống hiện khoảng 2 triệu đồng/đôi (khoảng 1 tháng tuổi); 4 triệu đồng/đôi (xấp xỉ 3 tháng tuổi); thậm chí gần 20 triệu đồng/đôi với dúi bố mẹ sắp sinh sản.
Cơ sở nuôi nhiều dúi nhất và uy tín được biết đến là HTX Chăn nuôi và Nhân giống Bảo tồn Động Vật (xóm Bình Long, xã Vô Tranh, Phú Lương) với hàng trăm dúi mẹ sinh sản. HTX cam kết bảo hành dúi giống cho người mua với chính sách sau 2 năm mà dúi mẹ không sinh sản hoặc sinh sản kém sẽ được đổi 1-1, trọng lượng tương đương. Người chăn nuôi cũng được ký hợp đồng bao tiêu toàn bộ sản phẩm dúi giống, dúi thịt trong chu kỳ 10 năm. 
Anh Lê Văn Lâm (sinh năm 1991), sau khi tốt nghiệp ĐH Giao thông vận tải đã khởi nghiệp rất thành công nhờ mô hình nuôi dúi tại quê nhà xã Vân Sơn, huyện Triệu Sơn, tỉnh Thanh Hoá. Từ năm 2018, trung bình mỗi năm, trang trại nuôi dúi cho gia đình anh thu nhập 500 triệu đồng và được xem là mô hình kinh tế điểm của địa phương. Thấy thị trường đầu ra ổn định lại cho lợi nhuận cao, anh Lâm đã đầu tư thêm các trang trại nuôi dúi ở nhiều tỉnh, trong đó có Thái Nguyên với tên gọi ban đầu là “Trại Dúi Xuyên Việt 360”, năm 2021 HTX thành lập để làm đơn vị pháp lý ký kết hợp đồng với người chăn nuôi từ cung cấp con giống đến bao tiêu đầu ra.
Theo anh Lâm, hiệu quả nhất hiện nay là giống dúi Má Đào có nguồn gốc từ Thái Lan, mới phổ biến ở nước ta khoảng 4-5 năm nay. Giống này đạt trọng lượng tới 5kg khi trưởng thành. Giá bán thấp nhất 800 nghìn đồng/kg, lúc cao nhất lên tới 1,2 triệu đồng/kg. Với 1 dúi mẹ sinh sản, mỗi năm thu lãi tối thiểu 20 triệu đồng.
Tại xóm Cây Thị, xã La Hiên, huyện Võ Nhai, anh Ma Văn Khoa đầu tư  diện tích 100m2 chuồng trại, nuôi 100 đôi dúi nuôi sinh sản, mỗi năm thu lãi hơn 150 triệu đồng.
Theo anh Khoa, thức ăn tốt nhất cho dúi là tre dạng bánh tẻ, nếu bổ sung mía thì mỗi con khoảng 5cm/ngày để tránh bị mắc phải bệnh đường ruột. Thức ăn chỉ chiếm 10-15% chi phí chăn nuôi, đầu tư chuồng trại cũng rất đơn giản, chỉ cần lưu ý giữ chuồng trại ấm về mùa Đông, thoáng mát vào mùa Hè. Hiện nay với anh xuất bán con giống dúi mốc 2-3 tháng tuổi, trọng lượng đạt 0,3-0,5kg với giá 800 nghìn đồng/đôi, dúi má đào trọng lượng 0,6-0,8kg giá 4 triệu đồng. Trung bình mỗi năm, anh Khoa xuất bán 150kg dúi thịt với giá trung bình 500-550 nghìn đồng/kg.
Cũng tại huyện Võ Nhai, anh Trần Gia Báo (xóm Trung Sơn, xã Thần Sa) đầu tư 25 triệu đồng để mua 3 đôi dúi giống và làm chuồng trại. Sau 1 năm vợ chồng anh Báo đã phát triển được 30 đôi dúi bố mẹ và hàng chục dúi thịt, đồng thời thu hồi được số tiền đầu tư ban đầu.
Gia đình anh Nguyễn Văn Trường, xóm Tân Ấp 1, xã Phúc Thuận, huyện Phổ Yên cũng đầu tư 19 triệu đồng mua cặp dúi bố mẹ giống dúi Má Đào. Nhận thấy dúi rất hiền lành, sạch sẽ, dễ nuôi và phát triển tốt, anh tiếp tục mua thêm 3 cặp nữa. Sau hơn 1 năm, anh đã có hàng chục dúi mẹ và nhiều dúi thịt, nhiều người tìm đến mua con giống. 
Chia sẻ kinh nghiệm chăn nuôi, anh Trường cho biết khâu nhân giống là quan trọng nhất, con mẹ không được béo quá vì những con béo đẻ lứa đầu thường “rất ngu” không biết chăm con, tốt nhất là cân nặng vừa phải và tinh nhanh, răng không bị gãy, vẹo. Từ khi phối giống đến 60 ngày sau thì dúi mẹ sinh con. Dúi con được nuôi bằng sữa mẹ đến khoảng 20 ngày tuổi là có thể biết ăn, khoảng 30 ngày tuổi thì có thể tách đàn, 10 ngày sau tách đàn là dúi mẹ có thể phối giống trở lại. Dúi mẹ sinh sản mỗi năm 3-4 lứa, mỗi lứa từ 3-5 con, thậm chí có đàn đến 7 con. Được chăm sóc tốt bởi hệ thống chuồng thoáng mát, hạn chế ánh sáng, nhiệt độ trung bình 28-30 độ, cung cấp đầy đủ thức ăn từ thân cây tre và bắp ngô, dúi đạt trọng lượng 5-6kg sau 8 tháng. Nguồn gốc là động vật hoang dã, sức đề kháng cao nên dúi rất ít khi bị bệnh. 
Thực tế tại các mô hình nuôi dúi trên địa bàn, các hộ chăn nuôi đều cho rằng hiện tại đầu ra của dúi giống và dúi thịt khá tốt, hầu như không có để bán. Từ xưa đến nay, dúi vốn là loại đặc sản quý hiếm của miền núi, thịt rất thơm ngon, bổ dưỡng nên được nhiều nhà hàng tiêu thụ.
Trừ chi phí vốn con giống và chuồng trại lúc ban đầu thì loài vật này dễ nuôi, không mất nhiều công chăm sóc và ít rủi ro. Đặc biệt, nguồn thức ăn chăn nuôi rất phong phú, dễ kiếm và rẻ tiền như: tre, mía, bắp, cỏ voi, rau củ quả… 
Ngoài hình thức đẹp, dúi còn rất sạch sẽ, hiền lành, được các em nhỏ vô cùng yêu thích, cùng với nuôi lấy thịt, dúi cũng có nhiều triển vọng trở thành vật nuôi thân thiện, cung cấp cho thị thường thú cưng. 

Tác giả bài viết: Ngọc Khuê

Click để đánh giá bài viết

  Ý kiến bạn đọc

Mã bảo mật   

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

Thống kê truy cập

  • Đang truy cập185
  • Hôm nay6,869
  • Tháng hiện tại574,973
  • Tổng lượt truy cập27,434,597

Hình ảnh nổi bật

12/2024/TT-BTTTT

Thông tư 12/2024/TT-BTTTT

Lượt xem:191 | lượt tải:59

Mau ĐXKNHV - HNB

Mẫu đơn xin gia nhập Hội Nhà báo Việt Nam

Lượt xem:414 | lượt tải:141

Mau ĐNCTHV

Mẫu danh sách đề nghị cấp thẻ hội viên mới

Lượt xem:417 | lượt tải:150

144/QĐ-HNB

QĐ công bố công khai quyết toán ngân sách 2023 của Hội Nhà báo Thái Nguyên

Lượt xem:50 | lượt tải:14

136/QĐ-HNB

công khai dự toán ngân sách 2024

Lượt xem:49 | lượt tải:16

Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây