Phát triển sản phẩm nông nghiệp tiêu biểu

Thứ hai - 25/12/2023 09:10   Đã xem: 261   Phản hồi: 0

Năm 2019, Thái Nguyên có 25 sản phẩm nông nghiệp đầu tiên được cấp chứng nhận sản phẩm OCOP 3 sao và 4 sao. Đến nay, toàn tỉnh có 173 sản phẩm được xếp hạng tiêu chuẩn OCOP từ 3 - 5 sao (có 91 sản phẩm 3 sao, 80 sản phẩm 4 sao, 02 sản phẩm 5 sao cấp Quốc gia). Nhiều sản phẩm thuộc Chương trình mỗi xã một sản phẩm của Thái Nguyên đã trở nên quen thuộc với người tiêu dùng trong khắp cả nước như: Chè Hảo Đạt, miến Việt Cường, gạo Bao Thai Định Hóa, tương nếp Úc Kỳ, gà đồi Phú Bình, na La Hiên, …

IMG 3754
Chế biến chè tôn nõn được xếp hạng OCOP 5 sao cấp Quốc gia tại HTX chè Hảo Đạt

Hai sản phẩm của tỉnh được xếp hạng OCOP 5 sao cấp Quốc gia là miến Việt Cường của HTX miến Việt Cường (xã Hóa Thượng, huyện Đồng Hỷ) và chè tôm nõn của HTX chè Hảo Đạt (xã Tân Cương, TP. Thái Nguyên). OCOP là chứng nhận nói lên chất lượng sản phẩm, tiêu chí cộng đồng, tác động xã hội và cả đặc sắc văn hóa bản địa của sản phẩm trong quá trình phát triển. Các sản phẩm này đã trải qua xét duyệt khắt khe bởi hội đồng các bộ ngành Trung ương. Đây là mức công nhận cao nhất trong đánh giá phân hạng sản phẩm OCOP. Sản phẩm “đẳng cấp” này được Bộ NN&PTNT cấp giấy chứng nhận sản phẩm OCOP 5 sao, được sử dụng biểu trưng và tem OCOP Quốc gia trên bao bì, nhãn mác và các tài liệu giới thiệu, quảng bá về sản phẩm theo quy định. 
Ngoài ra, có 05 sản phẩm khác đã được Hội đồng đánh giá và xếp hạng sản phẩm OCOP tỉnh Thái Nguyên đề nghị cấp Trung ương đánh giá công nhận sản phẩm đạt OCOP 5 sao cấp Quốc gia. Đây đều là những sản phẩm tiêu biểu của Thái Nguyên, có chất lượng cao, hình thức, mẫu mã sản phẩm đẹp, có khả năng và sức cạnh tranh trên thị trường. Các sản phẩm có đầy đủ tem nhãn, tờ rơi giới thiệu sản phẩm, mã vạch truy xuất nguồn gốc sản phẩm. Nhiều sản phẩm đạt các giải quốc tế và tham gia các hoạt động xúc tiến thương mại tại nhiều nước trên thế giới. Đó là: Minh Tâm Trà (HTX Tuyết Hương, xã Hoá Trung, huyện Đồng Hỷ); Hà Thái Tea (Công ty CP chè Hà Thái - Thái Nguyên, xã La Bằng, huyện Đại Từ); nấm hương và nấm linh chi sừng hươu (Công ty TNHH Công nghệ sinh học Phú Gia, thị trấn Hùng Sơn, huyện Đại Từ); lộc trà thượng hạng (Công ty CP Trà Việt Thái, xã Phúc Thuận, TX.Phổ Yên).
Trong số các sản phẩm nông nghiệp tiêu biểu của Thái Nguyên, chè giữ vai trò chủ lực với 121 sản phẩm, chiếm 70%; 30 sản phẩm thực phẩm chế biến như miến, bún, thịt sấy, dầu ép.. ; 21 sản phẩm là gia vị, đồ uống, thủ công mỹ nghệ, may mặc, thực phẩm tươi sống, thô, sơ chế và độc đáo nhất là sản phẩm OCOP dịch vụ du lịch “văn hóa dân tộc Tày bản làng Thái Hải” (Khu bảo tồn Làng nhà sàn dân tộc sinh thái Thái Hải xã Thịnh Đức, TP. Thái Nguyên). Khu bảo tồn được xây dựng từ năm 2003, đi vào hoạt động đón khách du lịch tham quan, nghỉ dưỡng từ năm 2011, được UBND tỉnh công nhận đạt 4 sao OCOP năm 2020. Đây là không gian đậm chất văn hóa dân tộc, lưu giữ nhiều phong tục, tập quán đẹp, nghề truyền thống như: Làm thuốc nam, nấu rượu, chế biến chè, hát Then đàn tính… trong cuộc sống hằng ngày. Từ khi đi vào hoạt động, bản làng Thái Hải đã tiếp đón hàng nghìn lượt khách trong nước và du khách quốc tế, đã hai lần được nhận Giải thưởng ASEAN về du lịch cộng đồng và du lịch bền vững. Khu bảo tồn làng nhà sàn dân tộc sinh thái Thái Hải là đại diện duy nhất Đông Nam Á nhận giải thưởng 'Làng du lịch tốt nhất thế giới năm 2022" do Tổ chức Du lịch thế giới (UNWTO) tổ chức. 
Ngoài mức thưởng cho các sản phẩm đạt chứng nhận OCOP  (20 triệu đồng/sản phẩm cho sản phẩm đạt 3 sao, 30 triệu đồng cho sản phẩm đạt 4 sao, 40 triệu đồng cho sản phẩm 5 sao), tỉnh cũng ưu tiên nguồn vốn sự nghiệp hỗ trợ cho các dự án phát triển theo chuỗi giá trị, các chủ thể là hợp tác xã tham gia phát triển sản phẩm OCOP, hỗ trợ thiết kế logo, đăng ký bảo hộ nhãn hiệu sản phẩm, xây dựng dữ liệu sản phẩm, thực hiện OCOP truy xuất nguồn gốc… xây dựng mẫu cách thức thực hiện một sản phẩm hoàn chỉnh để đánh giá, xếp hạng... Các đơn vị, HTX cho biết sau khi được đánh giá xếp hạng OCOP, giá trị kinh tế của các sản phẩm tăng cao cả về giá bán và sản lượng tiêu thụ. Sản phẩm OCOP đã góp phần thúc đẩy du lịch cộng đồng phát triển, hiện đã hình thành trên 100 khu trưng bày, giới thiệu và bán sản phẩm OCOP trên toàn tỉnh, tại một số địa phương cũng đã có các khu, điểm tham quan du lịch với các dịch vụ trải nghiệm thu hút đông đảo khách du lịch trong và ngoài tỉnh. 
Trong những năm qua, tỉnh đã nỗ lực ứng dụng sàn thương mại điện tử để kết nối sản, tiêu thụ, quảng bá nông sản, đưa lên 2 sàn thương mại điện tử là Postmart.vn và Voso.vn 26 sản phẩm nông nghiệp tiêu biểu của tỉnh, tổ chức các chương trình livestream nông sản. Tại Chương trình livestream phiên chợ na La Hiên và nông sản, sản phẩm OCOP đầu tiên của tỉnh diễn ra và tháng 8/2023, chỉ trong vòng 04 giờ đã có hàng chục nghìn lượt người theo dõi trực tiếp trên các nền tảng mạng xã hội và trên 1.600 đơn đặt hàng trực tuyến các sản phẩm nông sản của tỉnh. Trong đó có trên 1.000 đơn mua sản phẩm na, với tổng khối lượng 6,3 tấn và 500 đơn cho các sản phẩm khác như: trà, miến, bánh chưng, măng, kẹo lạc... Ngoài ra, 3 HTX của huyện Võ Nhai tham gia bán hàng trực tiếp tại Chương trình đã bán được 2,5 tấn na cho du khách. Tiếp theo đó là Chương trình livestream tại huyện Phú Bình và thành phố Phổ Yên vào các tháng cuối năm 2023 cũng được tổ chức thành công. Đến nay, đã có gần 190 nghìn hộ sản xuất nông nghiệp được tạo tài khoản để đưa sản phẩm lên giao dịch trên sàn thương mại điện tử. Toàn tỉnh đã có 2.600 sản phẩm của hơn 240 đơn vị, trong đó có 173 sản phẩm OCOP, 60 sản phẩm công nghiệp nông thôn tiêu biểu được hỗ trợ đưa lên sàn thương mại điện tử trong và ngoài nước như: Postmart.vn, Lazada.vn, Tiki.vn, Alibaba.com...
Hàng năm, UBND tỉnh tổ chức chương trình tôn vinh những sản phẩm nông nghiệp đặc trưng, có thế mạnh của các địa phương. Đặc biệt là những sản phẩm có chất lượng, thương hiệu, truy xuất nguồn gốc và đảm bảo an toàn thực phẩm, qua đó góp phần quảng bá, giới thiệu các mặt hàng nông sản và kết nối cung - cầu giữa người tiêu dùng, các doanh nghiệp tiêu thụ với người sản xuất. 
Để triển khai chương trình OCOP đạt hiệu quả cao, tỉnh đã  bố trí nguồn vốn gần 700 tỷ đồng, phấn đấu đến hết năm 2025 toàn tỉnh sẽ có trên 200 sản phẩm OCOP được xếp hạng từ 3 sao trở lên, có ít nhất 10 sản phẩm OCOP đạt hạng 5 sao cấp Quốc gia. 

Tác giả bài viết: Ngọc Khuê

Click để đánh giá bài viết

  Ý kiến bạn đọc

Mã bảo mật   

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

Thống kê truy cập

  • Đang truy cập146
  • Hôm nay31,917
  • Tháng hiện tại375,247
  • Tổng lượt truy cập26,657,659

Hình ảnh nổi bật

12/2024/TT-BTTTT

Thông tư 12/2024/TT-BTTTT

Lượt xem:125 | lượt tải:52

STT 13

Mẫu đơn xin gia nhập Hội Nhà báo Việt Nam

Lượt xem:352 | lượt tải:129

STT 13

Mẫu danh sách đề nghị cấp thẻ hội viên mới

Lượt xem:363 | lượt tải:139

09/2023/NQ-HĐND

Nghị quyết ban hành Quy định nội dung, mức chi đối với tập thể, cá nhân đoạt giải trong kỳ thi, cuộc thi Quốc tế, Quốc gia thuộc lĩnh vực giáo dục - đào tạo, thể dục - thể thao, văn học- nghệ thuật, thông tin - truyền thông

Lượt xem:829 | lượt tải:190

274/TB-VPCP

Toàn văn kết luận của Thủ tướng tại buổi làm việc với Hội Nhà báo Việt Nam

Lượt xem:858 | lượt tải:261

Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây