Hành trình của“ Cụ Loa” 500W ở Vĩnh Linh - Quảng Trị về Bảo tàng Báo chí Việt Nam.

Thứ ba - 01/06/2021 08:18   Đã xem: 1169   Phản hồi: 0

Năm 2018, hồi mới về nhận công tác tại Bảo tàng Báo chí Việt Nam, trong cuộc họp cơ quan, Nhà báo Trần Kim Hoa, Giám đốc Bảo tàng Báo chí Việt Nam truyền đạt: “Bây giờ cơ quan mình còn một việc rất quan trọng là phải vận chuyển chiếc loa 500 W ở bến Hiền Lương Quảng Trị về Hà Nội để trưng bày tại Bảo tàng Báo chí Việt Nam”. Tôi xác định đây là việc quan trọng nên đã xung phong đi Quảng Trị vận chuyển loa về Hà Nội.

 
Ảnh vận chuyển loa, và chiếc loa được trưng bày tại Bảo tàng Báo chí Việt Nam
Vào đến Quảng Trị, tôi đến ngay Hội Nhà báo tỉnh Quảng Trị nhờ giúp đỡ được anh Trần Đăng Mậu, ( hồi đó là Phó chủ tịch thường trực Hội Nhà báo Quảng Trị), anh Ngọc Sỹ Chánh văn phòng (hiện nay là Phó chủ tịch) Hội Nhà báo tỉnh Quảng Trị đón tiếp. Sau khi nghe tôi trình bày, anh Mậu bảo anh Sỹ: cùng phối hợp với tôi đi nhận Loa, tôi nhờ anh Sỹ gọi cho tôi thuê một chiếc xe tải. Hai anh em đi đến khu di tích lịch sử Đôi bờ Hiền Lương - Bến Hải. Anh Sỹ bảo: đường đi về cũng gần 60 km đấy. Chúng tôi đến khu di tích được Ban quản lý khu di tích đưa ra nơi để chiếc loa, tôi ngỡ ngàng vì sự khủng của nó. Mừng quá! Tôi đứng gần chiếc loa và bảo anh Sỹ chụp cho kiểu ảnh. Tôi cao 1,7 mét nhưng cũng chỉ chớm đến củ loa. Chiếc loa có chiều dài 2, 04 m; đường miệng loa 1,64 m. 
Qua câu chuyện kể của đồng nghiệp về chiếc loa đại, câu xướng: Đây là Đài Truyền Thanh Vĩnh Linh... vang lên trong ký ức, át tiếng đạn bom trong chiến trường cháy bỏng.  Những năm tháng đất nước còn bị chia cắt hai miền, chiếc loa phóng thanh cực đại này trở thành vũ khí hiện đại, được đặt trên chiếc xe kéo lưu động, cùng với hàng chục cột loa, mỗi cột gắn 40 loa (có tổng công suất 1.000W/cột) bố trí dọc sông Bến Hải, ngày đêm tuyên truyền về những chiến công của quân và dân ta; đồng thời kêu gọi, thuyết phục những người lầm lỡ trở về với chính nghĩa. Cũng bởi thế, chiếc loa trở thành vật chứng lịch sử, là "cầu nối" giữa hai bờ Nam-Bắc và là "báu vật" của những người làm phát thanh trong cả nước. Mỗi khi phát, chiếc loa đại được đặt trên xe kéo và cách nơi phát thanh viên đọc vài trăm mét mới an toàn phát sóng vì sự phóng thanh của nó có thể vang xa đến 10km nếu điều kiện khí hậu bình thường.Có rất nhiều câu chuyện liên quan đến chiếc loa này, chị Quản lý di tích cười bảo: Hồi xưa loa phát lên mà gà vịt chạy ngang qua là lăn quay ra đấy, tôi tin câu đùa ấy vì với độ phóng 500W thì sức nén của loa cũng rất khủng. Chiếc loa phát thanh 500W được đặt tuyên truyền ở bờ Bắc giới tuyến thời kỳ chống Mỹ. Chiếc loa được ghép từ 3 đoạn. Hai đoạn đầu tạo thành thân loa, có chiều dài 1,41 m, đoạn cuối là vỏ chứa tổ hợp khuyếch đại âm thanh có chiều dài 0, 72 m, toàn bộ mặt bên trong phẳng, mặt bên ngoài được đúc gờ nổi dọc thân loa. 
Ngài Đại sứ Anh thăm BTBCVN
Lần lại lịch sử, sau Hiệp định Giơ-ne-vơ, sông Bến Hải ở vĩ tuyến 17 trở thành ranh giới tạm thời giữa hai miền Bắc-Nam. Kẻ thù thực hiện âm mưu lập đài phát thanh ở bờ Nam sông Bến Hải, thực hiện chiến tranh tâm lý suốt dọc bờ sông. Bấy giờ, nhận lệnh của Trung ương, lãnh đạo Khu ủy Vĩnh Linh quyết tâm bằng mọi cách phải đưa "Tiếng nói của cách mạng" vào miền Nam để vừa đánh trả, đập tan âm mưu của địch, vừa khích lệ đồng bào bên kia giới tuyến tiếp tục con đường đấu tranh cách mạng, giải phóng dân tộc, thống nhất đất nước.
Tháng 7-1955, Đài Truyền thanh Vĩnh Linh được thành lập, cùng với việc xây dựng trụ sở phát thanh cố định còn xây dựng hàng chục dàn loa truyền thanh sát bờ Bắc sông Bến Hải. Khu ủy Vĩnh Linh chỉ đạo thành lập một tổ phát thanh lưu động tác chiến dọc tuyến sông. Để bảo đảm hệ thống loa truyền thanh hoạt động thường xuyên với công suất lớn, to, rõ, vang xa, một trạm tiếp âm lớn được lắp đặt tại ngã ba Hiền Lương, thuộc thôn Liêm Công Phường, xã Vĩnh Thành, gồm hai máy với công suất 10.000W. Một đường dây điện 6KV được kéo từ thị trấn Hồ Xá chuyên cấp điện thường xuyên cho hệ thống loa. Đây là hệ thống truyền thanh có thiết bị, máy móc hiện đại nhất miền Bắc lúc bấy giờ. Đài Vĩnh Linh trở thành một trong 3 đài ở miền Bắc xây dựng chương trình phát thanh trực tiếp.
Quá trình chiến đấu, kẻ thù đã điên cuồng giội bom đạn nhằm hủy diệt sự sống trên đất Vĩnh Linh. Hệ thống loa dọc sông và cả những đường dây nối cũng nhiều lần bị phá hỏng. Dù đạn bom khốc liệt, nhiều cán bộ, nhân viên của Đài Vĩnh Linh đã hy sinh, nhưng trên dọc hệ thống giao thông, chiến hào, tiếng loa truyền thanh vẫn vang lên báo tin chiến thắng; góp phần quan trọng vào thắng lợi cuối cùng của sự nghiệp đấu tranh đánh đuổi giặc ngoại xâm, thống nhất đất nước.
Chúng tôi huy động 6 người khỏe cả bảo vệ của khu di tích cùng khênh “cụ loa” lên xe, xe để ngoài đường lớn mà loa thì nằm cách hàng trăm mét. Chúng tôi vừa khênh vừa nghỉ. Mất rất lâu mới đưa được chiếc loa lên thùng xe. Cột chặt lại chào Ban quản lý khu di tích chúng tôi về thành phố. Chúng tôi ra Ga tàu, Ban quản lý Ga Quảng Trị bảo loa nặng cồng kềnh thế này, tàu dừng khoảng 3 phút không kịp chuyển lên đâu. Chúng tôi lại chở ra bến xe để thuê xe chở, tìm được chiếc xe tải chở hàng ra Hà Nội.Đặt vấn đề thuê xe chở chiếc loa về Hà Nội, lúc đầu anh tài xế bảo: chở cổ vật là tôi không chở đâu. Tôi thuyết phục mãi, đưa cả giấy tờ liên quan đến hiện vật ra, anh mới chấp nhận chở. Câu chuyện có phần linh thiêng khi chiếc xe chở Cụ Loa còn khá mới nhưng không chịu nổ máy, chúng tôi phải kêu một chiếc xe khác gần đó, anh Sỹ lầm rầm trong miệng: mong hương hồn các liệt sỹ phù hộ, có điều gì không phải mong được lượng thứ, đột nhiên chiếc xe nổ máy được và chúng tôi thở phào nhẹ nhõm.
Đến Hà Nội, chiếc xe tải đậu tại gầm cầu Thanh Trì, tôi lại thuê một chiếc xe cẩu đưa loa về Tòa nhà Hội Nhà báo Việt Nam. Về đến nơi, chiếc loa được chuyển vào phòng bảo quản. Cơ quan ai cũng mừng, mặc dù đây là 1 trong 3 bản phục chế củachiếc loa phát thanh tại bờ Bắc giới tuyến sông Bến Hải, nhưng đó là nhân chứng gắn với một giai đoạn lịch sử hào hùng của dân tộc nơi đất lửa Vĩnh Linh anh hùng. Hiện nay, chiếc loa được trưng bày trang trọng tại Bảo tàng Bảo chí Việt Nam ở Phố Dương Đình Nghệ quận Cầu Giấy, thành phố Hà Nội. Khách đến thăm quan Bảo tàng Báo chí Việt Nam đều người dừng lại cạnh chiếc loa chụp ảnh, chiêm ngưỡng ai cũng trầm trồ rằng chưa bao giờ thấy chiếc loa đại như này. “Thật tự hào khi nhìn thấy chiếc loa, nhân chứng lịch sử của hai bờ giới tuyến, phương tiện tuyên truyền hữu hiệu trong kháng chiến chống Mỹ đang hiện hữu và được trưng bày trang trọng như là “trái tim” của Bảo tàng Báo chí Việt Nam, chúng em càng thấy yêu tổ quốc và tự hào về thế hệ cha ông đi trước để chúng em sống trong hòa bình như hôm nay” Một sinh viên khoa Báo chí của Học Viện Báo chí tuyên truyền Hà Nội tâm sự.
Kỷ niệm ngày tự do Báo chí Quốc tế năm nay, Đại sứ Đặc mệnh toàn quyền Vương quốc Anh và Bắc Ailen tại Việt Nam, Ngài Gareth Ward tới tham quan Bảo tàng Báo chí Việt Nam, ông chia sẻ: Bảo tàng Báo chí Việt Nam có cách trưng bày rất hiện đại, cuốn hút. Tôi đặc biệt ấn tượng với chiếc loa phóng thanh có thể truyền xa trên 10 km trong thời chiến. Bảo tàng Báo chí đã nêu bật được vai trò to lớn của báo chí đối với đất nước…


 

Tác giả bài viết: Mai Chí Vũ

Xếp hạng: 1 - 1 phiếu bầu
Click để đánh giá bài viết

  Ý kiến bạn đọc

Mã bảo mật   

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

Thống kê truy cập

  • Đang truy cập141
  • Máy chủ tìm kiếm1
  • Khách viếng thăm140
  • Hôm nay13,920
  • Tháng hiện tại526,864
  • Tổng lượt truy cập27,386,488

Hình ảnh nổi bật

12/2024/TT-BTTTT

Thông tư 12/2024/TT-BTTTT

Lượt xem:184 | lượt tải:59

Mau ĐXKNHV - HNB

Mẫu đơn xin gia nhập Hội Nhà báo Việt Nam

Lượt xem:407 | lượt tải:141

Mau ĐNCTHV

Mẫu danh sách đề nghị cấp thẻ hội viên mới

Lượt xem:415 | lượt tải:150

144/QĐ-HNB

QĐ công bố công khai quyết toán ngân sách 2023 của Hội Nhà báo Thái Nguyên

Lượt xem:47 | lượt tải:14

136/QĐ-HNB

công khai dự toán ngân sách 2024

Lượt xem:46 | lượt tải:16

Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây