Hơn 100 bài thuốc quý từ cây dược liệu

Thứ tư - 09/08/2023 19:47   Đã xem: 356   Phản hồi: 0

Kế thừa, phát huy những bài thuốc, cây thuốc dân gian hay, Hội Đông y tỉnh đã tập hợp hàng trăm bài thuốc hay, cây thuốc quý của hội viên, các ông lang, bà mế có giá trị chữa bệnh, trong đó trên 110 bài đã được Sở Y tế cấp giấy chứng nhận bài thuốc gia truyền. Hàng năm, trên 360 nghìn tấn dược liệu được khai thác, chế biến thành các bài thuốc quý để chăm sóc sức khỏe nhân dân.

thuốc dân tộc
Sản phẩm trà cà gai leo của Công ty TNHH Thương mại và Sản xuất dược thảo Hoà Bình (TT Đình Cả, Võ Nhai)

Ông Thái Văn Vinh, Chủ tịch Hội Đông y tỉnh thông tin: Hội hiện có gần 2.600 hội viên đông y tham gia sinh hoạt tại 161 cơ sở hội. Hàng năm Hội phát động phong trào thi đua tìm cây thuốc, sưu tầm các bài thuốc hay, cây thuốc quý của các cán bộ, hội viên trong tỉnh nhằm đẩy mạnh phát triển và tăng cường sử dụng thuốc nam trong khám chữa bệnh và tổ chức các hội nghị, hội thảo kế thừa bài thuốc, cây thuốc trong dân gian. Theo thống kê, tỉnh Thái Nguyên hiện có trên 1.000 loại cây thuốc. 
Các hội viên Đông y đã xây dựng được các vườn thuốc mẫu tại xã La Hiên và trồng các vườn cây thuốc tại nhà. Một số huyện làm tốt công tác nuôi trồng, bảo tồn dược liệu như: Cây khôi nhung tại Đồng Hỷ, cây nhân trần tại Phú Bình, cây kim tiền thảo, trà hoa vàng tại Phổ Yên…  Toàn tỉnh có 161/177 xã có vườn cây thuốc nam tại Trạm y tế. Thực tế sử dụng thuốc y học cổ truyền của các đơn vị y tế tổng hợp, có trên 360 tấn dược liệu được sử dụng hàng năm.
vườn dược liệu 1

Vườn dược liệu tại xã La Hiên, huyện Võ Nhai

Thời gian qua, trên địa bàn tỉnh còn có nhiều mô hình trồng các loại dược liệu: Cát sâm, đinh lăng, ba kích, khôi nhung, sạ đen, nghệ, giảo cổ lam, sa nhân, sâm bố chính…  Một số mô hình sản xuất kinh doanh hiệu quả nổi bật gồm: Liên kết trồng, chế biến các sản phẩm từ cây đinh lăng của HTX dịch vụ Hoa Trung (phường Bắc Sơn - TP Phổ Yên) với sản phẩm trà đinh lăng Hoa Bàng và cao đinh lăng Hoa Bàng (cả 2 sản phẩm của HTX đều được cấp chứng nhận sở hữu trí tuệ, là sản phẩm nông nghiệp tiêu biểu tỉnh Thái Nguyên năm 2020), ngoài ra còn có cao xạ đen, cao xương khớp, cao chữa bệnh mỡ máu, men gan cao và trà xạ đen.  Công ty TNHH cây thuốc và vị thuốc Việt Nam (xã La Hiên - Võ Nhai) đã liên kết với các hộ dân trong và ngoài huyện trồng, khai thác 200 loại cây trong đó có nhiều loại cây quý như: Bạch cập, Khôi nhung, Hà thủ ô, Cát sâm, vảy rồng;  nhân giống được 77 cây thuốc quý và có 50 loại thuốc cung cấp ra thị trường; Công ty TNHH Thương mại và Sản xuất dược thảo Hoà Bình trồng, chế biến trà giảo cổ lam 5 lá (thị trấn Đình Cả -Võ Nhai); Công ty CP Sản phẩm thiên nhiên DK, ở xã Yên Ninh (Phú Lương) chuyên sản xuất, chế biến các sản phẩm từ dây thìa canh; HTX nông nghiệp và dược liệu Tiền Nguyên (xã Tân Linh - Đại Từ) trồng, chế biến tinh bột nghệ… 
Bình quân hằng năm, các phòng chẩn trị và nhà thuốc gia truyền đã  khám chữa bệnh cho hơn 181.000 lượt bệnh nhân; điều trị bệnh bằng các phương pháp không dùng thuốc cho 49.000 lượt bệnh nhân; số lượt người được khám chữa bệnh từ thiện trung bình 44.000 lượt trong đó có các đối tượng chính sách, thương binh, bệnh binh, gia đình có công với cách mạng. 
Phương châm của các thầy thuốc trong Hội Đông y là “thầy tại chỗ, thuốc tại vườn, chữa bệnh tại gia”- sử dụng các bài thuốc gia truyền với cây thuốc có sẵn tại địa phương. Phần lớn số lương y, thầy thuốc Y học cổ truyền, Y học dân gian trên địa bàn sử dụng các phương pháp chữa bệnh theo kinh nghiệm gia truyền và sử dụng các phương pháp khám chữa bệnh phong phú, như : Bắt mạch kê đơn; Bốc thuốc nam chữa bệnh theo gia truyền hoặc theo kinh nghiệm dân gian; Châm cứu, điện châm, thuỷ châm, giác hơi, day bấm huyệt, dùng máy xoa bóp chữa bệnh; Các phương pháp dân gian đặc biệt khác như đốt bấc, trích lể. Nhiều bài thuốc nam rất có hiệu quả đối với các loại bệnh: Viêm gan B, xơ gan cổ trướng, viêm khớp, xương khớp, phong thấp, viêm họng, viêm phế quản, viêm phổi, hen suyễn, sỏi thân, zola thần kinh, tai biến, tiền đình, đau thần kinh tọa, bệnh vàng da sơ sinh … Đặc biệt, các ông lang, bà mế đều sẵn sàng chia sẻ, truyền lại cho các hội viên của Hội Đông y bài thuốc gia truyền để nhiều người biết đến và sử dụng. 
Việc gìn giữ, kế thừa tinh hoa, kinh nghiệm chữa bệnh bằng y dược cổ truyền không chỉ đòi hỏi sự kiên trì, tâm huyết mà còn cần một quá trình lâu dài. Bởi vậy, việc chia sẻ các bài thuốc hay, cây thuốc quý của các hội viện đông y đã kết hợp với Tây y, để nâng cao chất lượng khám, chữa bệnh, góp phần cùng ngành Y tế Thái Nguyên thực hiện tốt nhiệm vụ bảo vệ, chăm sóc sức khỏe cho nhân dân tỉnh.

 

Tác giả bài viết: Ngọc Khuê

Xếp hạng: 1 - 1 phiếu bầu
Click để đánh giá bài viết

  Ý kiến bạn đọc

Mã bảo mật   

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

Thống kê truy cập

  • Đang truy cập32
  • Hôm nay8,829
  • Tháng hiện tại744,962
  • Tổng lượt truy cập26,261,785

Hình ảnh nổi bật

12/2024/TT-BTTTT

Thông tư 12/2024/TT-BTTTT

Lượt xem:86 | lượt tải:36

STT 13

Mẫu đơn xin gia nhập Hội Nhà báo Việt Nam

Lượt xem:312 | lượt tải:120

STT 13

Mẫu danh sách đề nghị cấp thẻ hội viên mới

Lượt xem:318 | lượt tải:127

09/2023/NQ-HĐND

Nghị quyết ban hành Quy định nội dung, mức chi đối với tập thể, cá nhân đoạt giải trong kỳ thi, cuộc thi Quốc tế, Quốc gia thuộc lĩnh vực giáo dục - đào tạo, thể dục - thể thao, văn học- nghệ thuật, thông tin - truyền thông

Lượt xem:785 | lượt tải:181

274/TB-VPCP

Toàn văn kết luận của Thủ tướng tại buổi làm việc với Hội Nhà báo Việt Nam

Lượt xem:810 | lượt tải:252

Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây