BỊ NGỘ ĐỘC LÁ LỘC MẠI, NGƯỜI BỆNH 50 TUỔI ĐƯỢC CỨU SỐNG

Thứ tư - 10/04/2024 09:35   Đã xem: 60   Phản hồi: 0

Nhập viện trong tình trạng suy hô hấp, nước tiểu màu đỏ, tan máu cấp cùng nhiều triệu chứng nguy hiểm, người bệnh D.T.T, 50 tuổi đến từ huyện Ngân Sơn, tỉnh Bắc Kạn đã được các bác sỹ khoa Cấp cứu - Bệnh viện Trung ương Thái Nguyên cấp cứu, điều trị khỏi và xuất viện sau 5 ngày.

 

Bác sỹ Nguyễn Văn Thắng (khoa Cấp cứu), thực hiện thăm khám lại và dặn dò ông T cùng gia đình trước khi xuất viện
 
Qua khai thác thông tin từ gia đình, ông T bị táo bón nên đã chủ động vào rừng tìm hái lá Lộc mại về sắc nước uống. Sau khi uống khoảng 1 cốc, ông thấy người mệt mỏi, đi tiểu ra nước màu đỏ. Đến hôm sau thấy người mệt mỏi nhiều hơn, gia đình đã đưa ông T đến Bệnh viện Đa khoa tỉnh Bắc Kạn cấp cứu và tiếp tục được chuyển Bệnh viện Trung ương Thái Nguyên.
Kết quả xét nghiệm máu của ông T cho thấy: Huyết sắc tố hạ thấp ở mức 48g/l, Bilirubin máu toàn phần tăng cao 64 umol/l, NH3 (chuyển hóa Amoniac) và men gan tăng cao, ông T được chẩn đoán ngộ độc lá Lộc mại gây tan máu cấp và sốc mất máu. Nhận định đây là ca bệnh diễn biến phức tạp, nguy cơ tử vong cao nếu không được cấp cứu kịp thời, đội ngũ bác sỹ khoa Cấp cứu đã nhanh chóng đặt đường truyền tĩnh mạch trung tâm, kết hợp truyền dịch, truyền máu, hồi sức tích cực theo phác đồ và làm các xét nghiệm chuyên sâu để chẩn đoán. Sau 5 ngày được điều trị, chăm sóc và hồi sức tích cực, sức khỏe của ông T đã ổn định, các chỉ số về hô hấp, men gan, tan máu đã cải thiện, đủ điều kiện được xuất viện.



Ông T đã có thể vui vẻ trò chuyện cùng vợ, khuôn mặt của ông đã tươi tắn trở lại, không còn tình trạng vàng da, nhợt nhạt khi cấp cứu nhập viện
 
Cây Lộc mại là một cây thuốc thường được dùng theo kinh nghiệm dân gian nhưng đến nay vẫn chưa có những nghiên cứu cụ thể về tác dụng của cây thuôc này trong hỗ trợ điều trị bệnh. Việc ngộ độc khi sử dụng lá Lộc mại hoặc một số loại lá, cây để chữa bệnh theo kinh nghiệm dân gian đã được cảnh báo nhiều trên các phương tiện thông tin truyền thông nhưng nhiều người dân vẫn chủ quan sử dụng dẫn đến ngộ độc đáng tiếc.
 
c0dc364685b02aee73a1

Cây Lộc mại
 
Qua sự việc của người bệnh T, các bác sĩ khoa Cấp cứu - Bệnh viện Trung ương Thái Nguyên khuyến cáo người dân không nên tự ý sử dụng lá Lộc mại nói riêng, các loại lá cây nói chung để làm thuốc chữa bệnh khi chưa có chỉ định. Khi cơ thể xuất hiện các biểu hiện bất thường, cần đến cơ sở y tế gần nhất trong thời gian sớm nhất để xử trí, tuyệt đối không ở nhà để tự theo dõi hoặc điều trị theo các biện pháp dân gian./.



 

Tác giả bài viết: Minh Tâm (Bệnh viện Trung ương Thái Nguyên)

Click để đánh giá bài viết

  Ý kiến bạn đọc

Mã bảo mật   

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

Thống kê truy cập

  • Đang truy cập148
  • Máy chủ tìm kiếm3
  • Khách viếng thăm145
  • Hôm nay21,645
  • Tháng hiện tại889,248
  • Tổng lượt truy cập20,954,022

Hình ảnh nổi bật

09/2023/NQ-HĐND

Nghị quyết ban hành Quy định nội dung, mức chi đối với tập thể, cá nhân đoạt giải trong kỳ thi, cuộc thi Quốc tế, Quốc gia thuộc lĩnh vực giáo dục - đào tạo, thể dục - thể thao, văn học- nghệ thuật, thông tin - truyền thông

Lượt xem:395 | lượt tải:87

274/TB-VPCP

Toàn văn kết luận của Thủ tướng tại buổi làm việc với Hội Nhà báo Việt Nam

Lượt xem:394 | lượt tải:115

mẫu 1

mẫu đơn đề nghị tặng kỷ niệm chương Vì sự nghiệp báo chí Việt Nam

Lượt xem:509 | lượt tải:135

73/KH-UBND

Kế hoạch Tổ chức Giải thưởng báo chí Huỳnh Thúc Kháng tỉnh Thái Nguyên lần thứ I - năm 2024

Lượt xem:546 | lượt tải:127

375/QĐ-TTg

Quyết định Về việc phê duyệt Điều lệ Hội Nhà báo Việt Nam

Lượt xem:554 | lượt tải:154

Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây