Nâng cao chất lượng công tác biên tập viên xuất bản

Thứ bảy - 31/12/2016 19:57   Đã xem: 879   Phản hồi: 0

Ngày 18/11, tại Hà Nội, Cục Xuất bản, In và Phát hành (Bộ Thông tin và Truyền thông) tổ chức Hội thảo “Công tác biên tập xuất bản trong tình hình mới” để đưa ra những giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả hoạt động biên tập xuất bản trong tình hình mới.

Toàn cảnh hội thảo. Ảnh: Vietnam+

Hiện nay, công tác đào tạo biên tập viên xuất bản ngày càng được chú trọng, chất lượng biên tập viên xuất bản có nhiều cải thiện đáng kể, nhất là về trình độ chuyên môn, tính chuyên nghiệp và tạo nên bước chuyển biến mới để thích ứng với các đòi hỏi của kinh tế thị trường.

Tuy nhiên, thực tế cho thấy đội ngũ biên tập vẫn còn hạn chế về nghiệp vụ chuyên môn, trình độ lý luận, bản lĩnh chính trị; hiện còn thiếu đội ngũ biên tập chuyên sâu, lành nghề...

Hơn nữa, tiêu chuẩn chức danh biên tập còn chưa được chuẩn hoá, trình độ của đội ngũ biên tập của các nhà xuất bản tổng hợp còn có sự chênh lệch, không đồng đều; vấn đề tăng cường giao lưu hợp tác, trao đổi kinh nghiệm biên tập viên với các nước trong khu vực và các nước phát triển chưa được đánh giá cao...

Hội thảo được tổ chức để tập trung đưa ra các giải pháp nhằm nâng cao chất lượng công tác biên tập, trình độ cho đội ngũ biên tập viên; xác định rõ trách nhiệm của các nhà xuất bản; kiến nghị, đề xuất chương trình đào tạo mới phù hợp với tình hình thực tiễn, hướng dẫn những quy định mới của pháp luật, phổ biến những điều cần lưu ý trong công tác biên tập gắn với sự phát triển của đất nước. 

PGS, TS Nguyễn An Tiêm, Phó Vụ trưởng Vụ Báo chí - Xuất bản, Ban Tuyên giáo Trung ương cho biết, việc nâng cao nhận thức về vai trò, vị trí của công tác xuất bản, về trách nhiệm của người làm công tác xuất bản có ý nghĩa rất quan trọng. 

Trong thời gian tới, cần quan tâm hơn nữa tới việc tăng cường sự lãnh đạo của Đảng đối với công tác cán bộ nhà xuất bản; coi trọng xây dựng, phát triển đội ngũ cán bộ lãnh đạo, quản lý, biên tập viên của các nhà xuất bản; rà soát, kiến nghị sửa đổi, bổ sung, xây dựng các quy định của Đảng, pháp luật của Nhà nước đối với xuất bản trước yêu cầu mới.

Cần coi trọng định hướng phát triển, định hướng thông tin, đổi mới chính sách tài chính đối với hoạt động xuất bản; hoàn thiện, thực hiện nghiêm Luật Xuất bản và các quy định khác của Đảng trong việc chỉ đạo, quản lý hoạt động xuất bản. 

Hơn nữa, ngành chức năng cũng cần bổ sung chế tài đủ mạnh để vừa tạo điều kiện cho xuất bản phát triển, vừa xử lý kịp thời, dứt điểm các sai phạm trong hoạt động xuất bản; tiến hành nghiên cứu, triển khai các đề án nhằm nâng cao chất lượng công tác cán bộ xuất bản và chất lượng công tác đào tạo, bồi dưỡng cán bộ xuất bản; khắc phục những yếu kém trong chỉ đạo, lãnh đạo và quản lý của các cơ quan chủ quản đối với các đơn vị xuất bản thuộc quyền; xây dựng quy hoạch tổng thể các cơ sở đào tạo, bồi dưỡng cán bộ xuất bản; sắp xếp lại các cơ sở hiện có theo hướng chính qui, hiện đại, chuyên sâu, tập trung...
 

Nguồn tin: nguoilambao.vn

Click để đánh giá bài viết

  Ý kiến bạn đọc

Mã bảo mật   

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

Thống kê truy cập

  • Đang truy cập200
  • Hôm nay13,124
  • Tháng hiện tại526,068
  • Tổng lượt truy cập27,385,692

Hình ảnh nổi bật

12/2024/TT-BTTTT

Thông tư 12/2024/TT-BTTTT

Lượt xem:184 | lượt tải:59

Mau ĐXKNHV - HNB

Mẫu đơn xin gia nhập Hội Nhà báo Việt Nam

Lượt xem:407 | lượt tải:141

Mau ĐNCTHV

Mẫu danh sách đề nghị cấp thẻ hội viên mới

Lượt xem:415 | lượt tải:150

144/QĐ-HNB

QĐ công bố công khai quyết toán ngân sách 2023 của Hội Nhà báo Thái Nguyên

Lượt xem:47 | lượt tải:14

136/QĐ-HNB

công khai dự toán ngân sách 2024

Lượt xem:46 | lượt tải:16

Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây