Giải thưởng Báo chí quốc gia đã qua 14 mùa giải. Ông có nhận xét gì về sự phát triển của các tác phẩm báo chí Việt Nam hiện nay?
Đương nhiên các tác phẩm báo chí ngày càng đạt được tiêu chí hiện đại và chuyên nghiệp hơn. Điều này thể hiện rất rõ ở kỹ năng, phương thức làm báo và đặc biệt công nghệ làm báo. Các phương thức kỹ thuật số trong làm báo như e-magazine hay megastory, long-form... đang có hiệu quả rất tốt, là bước tiến rất nhanh để hòa nhập vào làng báo thế giới.
Về mặt nội dung, chúng ta đã xuất hiện các tác phẩm dài kỳ, công phu mà trước đây ít có. Điểm mới của ba mùa giải gần đây là 90% tác phẩm đoạt giải là tác phẩm từ 2-5 kỳ. Điều này thể hiện sự đầu tư về mặt công sức của nhà báo với nội dung ngày càng đa dạng phong phú.
Những năm qua, ông thường xuyên giảng dạy nghiệp vụ báo chí cho rất nhiều nhà báo trẻ. Suy nghĩ của ông về họ?
Các bạn làm báo trẻ hiện nay hơn hẳn các thế hệ làm báo chúng tôi, chẳng hạn như nhanh hơn, nhạy hơn và thông minh hơn, phản xạ với đời sống đa dạng hơn. Các bạn có điều kiện đào tạo cơ bản và được trang bị kiến thức rất tốt từ nhà trường đến Internet, các diễn đàn, đời sống, môi trường tòa soạn... Ngoài ra, các bạn có trình độ công nghệ thông tin tốt, ngoại ngữ giỏi, đời sống cũng ổn định hơn...
Vậy còn đâu những mặt hạn chế của nhà báo trẻ, thưa ông?
Bác Hồ từng nói: “Tất cả những người làm báo phải có lập trường chính trị vững chắc. Chính trị phải làm chủ, đường lối chính trị đúng thì những việc khác mới đúng được. Cho nên các báo chí của ta phải có đường lối chính trị đúng”. Đây cũng là điểm hạn chế lớn nhất của nhiều bạn trẻ, tức là làm báo lại không chú ý chính trị dẫn đến làm sai một cách vô tình hoặc cố ý với động cơ không tốt.
Điểm yếu thứ hai là các bạn dựa dẫm vào công nghệ nhiều quá. Sử dụng tài nguyên Internet là cần thiết đối với các nhà báo nhưng nếu không có nhận thức tốt về kiến thúc đúng trên mạng Internet thì hậu quả hết sức nguy hiểm, vì dụ như trích dẫn trên các trang web phản động, sử dụng tin giả...
Điểm yếu thứ ba là các bạn trẻ ít đọc sách quá, chủ yếu dùng smartphone và đọc trên mạng xã hội. Theo tôi, các bạn muốn viết tốt thì phải chiêm nghiệm và hiểu biết nhiều. Nhiều bạn rất giỏi tiếng Anh nhưng viết tiếng Việt vẫn sai cấu trúc và ngữ pháp...
Liệu có phải thông tin trên mạng xã hội đang ảnh hưởng quá nhiều đến cách làm báo hiện nay không?
Thông tin mạng xã hội chính là mảng tài nguyên rất lớn giúp cung cấp kiến thức, mở ra nhiều nguồn kênh để tiếp cận... Nhưng nhược điểm lớn nhất là khiến các nhà báo nhiều khi không biết thông tin đâu là thật hay giả. Nếu không có nhận thức tốt và phương pháp kiểm định thông tin thì chắc chắn sẽ gây hậu quả rất nghiêm trọng cho người làm báo cũng như công chúng. Đặc biệt, sự tham gia mạng xã hội của nhà báo ngày nay càng phải chuẩn mực, đừng để nó trở thành công cụ lôi kéo làm tin giật gân, rẻ tiền, câu khách, hù dọa trục lợi và xảy ra sai sót về nghề nghiệp.
Việc quy hoạch và tổ chức sắp xếp lại các cơ quan báo chí sẽ ảnh hưởng thế nào đời sống báo chí, cũng như mảng bồi dưỡng nghiệp vụ?
Tôi cho rằng chủ trương này rất phù hợp với tình hình báo chí hiện nay. Chúng ta phát triển rất nhanh và mạnh nhưng đồng thời tạo ra sự chồng chéo về chức năng nhiệm vụ, tạo nên sự lãng phí. Việc này sẽ làm báo chí tinh gọn hơn trong hoạt động và hiệu quả hơn. Đương nhiên, bên cạnh tích cực thì có tác động tiêu cực là ảnh hưởng đến tâm lý và đời sống nghề nghiêp của anh em báo chí, có những người sẽ mất việc, phải tìm việc làm khác...
Về mặt chuyên môn, chúng ta phải hướng đến mô hình tòa soạn hội tụ. Các cơ quan báo chí đòi hỏi làm việc theo phương thức đa phương tiện từ báo in, báo nói, báo hình, điện tử và nền tảng công nghệ số. Không chỉ các phóng viên, nhà báo phải đa năng hơn, mà ngay cách quản lý cũng thay đổi theo phương thức đa năng hơn, đầu tư đa năng hơn.
Về công tác bồi dưỡng nghiệp vụ, chúng tôi hướng tới mục tiêu cung cấp kỹ năng, kiến thức phục vụ thời làm báo 4.0 và nâng cao nhận thức về mặt chính trị. Tôi cho rằng, làm báo thời nào cũng là làm chính trị. Hiện nay có những nhà báo viết tốt, sắc nhưng chính trị chưa vững, chưa làm chủ được. Đôi khi viết sai chính trị nhưng lại không nhận ra được lỗi sai của bản thân. Quan trọng nữa là bồi dưỡng vấn đề đạo đức nghề nghiệp trong sự cạnh tranh gay gắt cùng sức ép của loại hình báo chí điện tử hiện nay để câu view và hoàn thành định mức.
Trong một nền báo chí tiên tiến và phát triển không ngừng, ông cho rằng đâu là phẩm chất đặc biệt quan trọng với các nhà báo?
Theo tôi, đạo đức nhà báo là vấn đề quan trọng và không bao giờ cũ. Và phẩm chất đạo đức cao nhất của chúng ta là phục vụ nhân dân và công chúng như Bác Hồ đã nói “viết cho ai, viết để làm gì”, sau đó mới đến “viết thế nào”. Ngoài ra, nhà báo cần có tình yêu nghề nghiệp và gắn với mục đích chính trị, cũng như đừng để mạng xã hội chi phối.
Hiện có nhiều nhà báo suốt ngày chỉ đi săm soi mặt trái để câu view, tống tiền, hù dọa... và không tôn trọng quyền con người bằng cách vi phạm pháp luật, viết khoét sâu nỗi đau của người khác, thậm chí vu khống, xúc phạm nhân cách bằng thông tin sai sự thật... Bởi vậy, bên cạnh tính chuyên nghiệp, chúng ta cần viết nhân văn, nhân đạo hơn, quốc tế hơn và hướng tới chân, thiện, mỹ chứ không chỉ nhìn đâu cũng thấy tiêu cực.
Tác giả bài viết: HG (tổng hợp)
Nguồn tin: baoquocte.vn
Ý kiến bạn đọc
Những tin mới hơn
Những tin cũ hơn
Thông tư 12/2024/TT-BTTTT
Mẫu đơn xin gia nhập Hội Nhà báo Việt Nam
Mẫu danh sách đề nghị cấp thẻ hội viên mới
Nghị quyết ban hành Quy định nội dung, mức chi đối với tập thể, cá nhân đoạt giải trong kỳ thi, cuộc thi Quốc tế, Quốc gia thuộc lĩnh vực giáo dục - đào tạo, thể dục - thể thao, văn học- nghệ thuật, thông tin - truyền thông
Toàn văn kết luận của Thủ tướng tại buổi làm việc với Hội Nhà báo Việt Nam