Giải báo chí Quốc gia lần thứ XVIII- Những câu chuyện nghề xông pha và xúc động… Cho đi là còn mãi...

Thứ hai - 24/06/2024 15:07   Đã xem: 190   Phản hồi: 0

(NB&CL) Khi được giám khảo Nghệ sĩ Nhiếp ảnh Vũ Huyến nhận xét rằng: “Năm nay có bộ ảnh “Cho đi là còn mãi” chụp về người hiến thận rất đẹp và truyền cảm hứng mạnh mẽ về tình người, về sự tử tế và nhân văn”, chúng tôi đã tìm đến tác giả bức ảnh - nhà báo Từ Thành - Phụ trách Văn phòng đại diện Báo Sức khỏe & Đời sống tại Bắc Trung Bộ để tìm hiểu thêm về bộ ảnh này. Tác phẩm được trao giải B Giải báo chí Quốc gia lần thứ XVIII.


Nghĩa cử cao đẹp, giàu tính nhân văn trong cuộc sống

Nhà báo Từ Thành - Phụ trách Văn phòng đại diện Báo Sức khỏe & Đời sống tại Bắc Trung Bộ, được coi là nhà báo của ngành y. Từ năm 2010 anh đã gắn bó với hoạt động truyền thông y tế, nhờ đó anh có nhiều tác phẩm ghi lại những khoảnh khắc đẹp trong ngành y. Đó có thể là những ca mổ công nghệ cao, những khoảnh khắc nhân văn, những khó khăn gian khổ của các y, bác sĩ trong chống dịch; đặc biệt là những năm chống dịch COVID-19. Tuyên truyền cho ngành y tế, thấy dịch bệnh đều dấn thân, xông pha trên tuyến đầu thông tin, truyền thông giúp nâng cao nhận thức của cộng đồng.

Nhờ tinh thần đó, anh liên tiếp có những tác phẩm báo chí, phóng sự ảnh làm lay động lòng người và được công chúng và đồng nghiệp đánh giá cao. “Cho đi là còn mãi” của nhà báo Từ Thành được lựa chọn là một trong những tác phẩm xuất sắc, nhận được đánh giá cao từ Hội đồng Ban Giám khảo Giải Báo chí quốc gia 2023… cũng là một dấu ấn đẹp trong hành trình nghề nghiệp của anh.

cho di la con mai hinh 1

Nhà báo Từ Thành chia sẻ: Câu chuyện bắt đầu từ tháng 9 năm 2023, khi Bệnh viện Hữu nghị Đa khoa Nghệ An lần đầu tiên thực hiện lấy và ghép tạng từ người cho chết não. Vào lúc 15 giờ 30 phút ngày 7/9/2023, dưới sự hỗ trợ của Bệnh viện Trung ương Huế, Bệnh viện Việt Đức Hà Nội, Trung tâm Điều phối Ghép tạng quốc gia, Bệnh viện Hữu nghị Đa khoa Nghệ An đã huy động 6 kíp bác sĩ tham gia, với tổng nhân lực gần 200 người. Bệnh nhân chết não là một thanh niên 18 tuổi ở thị xã Hoàng Mai (Nghệ An). Khi em “mất”, gia đình đã đề nghị được tình nguyện hiến tạng.

“Nhận được thông tin này, tôi đã tìm tới bệnh viện từ sớm để liên hệ vào tác nghiệp, ghi lại quá trình chuẩn bị ca mổ quan trọng của bệnh viện. Tuy nhiên, để tác nghiệp trong phòng mổ, phóng viên cũng phải thực hiện đúng theo các quy định của bệnh viện: Khử khuẩn, mặc đồ bảo hộ, cố gắng không làm ảnh hưởng tới việc phẫu thuật của các y bác sĩ” - Nhà báo Từ Thành kể lại.

Đã từng là phóng viên theo dõi mảng y tế lâu năm, đối với anh việc tác nghiệp trong các phòng mổ không có gì lạ lẫm, nhưng lần này với một ca mổ đặc biệt thì khác. Trong phòng mổ, anh cũng cuốn theo tinh thần làm việc khẩn trương, hăng say của các y bác sĩ. Nhìn các bác sĩ mổ nhiều tiếng đồng hồ, anh cảm thấy đồng cảm, thấu hiểu và chia sẻ với những khó khăn, vất vả của họ.

Từ Thành tâm sự về khoảnh khắc đắt giá lúc đó: “Tôi luôn dõi theo những thao tác của bác sĩ, nhưng khi nội tạng của bệnh nhân được đưa ra khỏi cơ thể, chỉ trong một, hai giây để đưa vào túi bảo quản, nếu phóng viên không nhanh nhạy và chuẩn bị máy kỹ, sẽ rất khó chụp được khoảnh khắc đó. Đặc biệt trong điều kiện mặc đồ kín mít, vô trùng, người đông, tiếng thiết bị y tế kêu… nếu phóng viên không quen sẽ khó tập trung và xử lý kịp thời”.

cho di la con mai hinh 2

Nhà báo Từ Thành - Phụ trách Văn phòng đại diện Báo Sức khỏe & Đời sống tại Bắc Trung Bộ trong một chuyến tác nghiệp. Ảnh: NVCC

Có thể nói, không giống với thể loại báo chí khác, để có những bức ảnh đẹp, mang lại dấu ấn cho người xem, mỗi phóng viên, nhà báo phải thực sự nhập tâm, quan sát, lựa chọn góc máy và thời điểm để có những bức hình đẹp nhất. Đối với một sự kiện về y học, để thực hiện bộ ảnh chất lượng, người chụp phải theo suốt cả quá trình từ khi phỏng vấn bệnh nhân lúc chưa ghép tạng, đến lúc ghép rồi, chuyển về phòng điều trị đặc biệt, ra viện. Đó là cả một quá trình công phu. Chủ đề hiến tạng được nhà báo Từ Thành xây dựng và khai thác một cách nhẹ nhàng và mang yếu tố nhân văn sâu sắc.

Qua tác phẩm của mình, nhà báo Từ Thành mong muốn lan tỏa để nhiều người biết hơn về việc hiến tạng, từ đó nhân lên những nghĩa cử cao đẹp, giàu tính nhân văn trong cuộc sống. Nhà báo Từ Thành tâm sự: “Hiến tặng mô tạng để cứu giúp người bệnh là một việc làm mang ý nghĩa nhân văn cao đẹp. Thực tế, trong thời gian qua, việc đăng ký hiến mô, tạng ở nhiều tỉnh, thành đã và đang lan tỏa, thu hút nhiều người tham gia. Qua đó, giúp hồi sinh nhiều cuộc đời, mang lại niềm hạnh phúc cho những số phận kém may mắn. Hoạt động tác nghiệp của chúng tôi mong muốn góp tiếng nói nhằm thay đổi nhận thức của người dân, để thông điệp “Cho đi là còn mãi” sẽ tiếp tục được lan tỏa sâu rộng trong cuộc sống”.

cho di la con mai hinh 3

Một số bức ảnh trong phóng sự ảnh.



Nối tiếp những thành công từ cha

Nhà báo Từ Thành là con trai nhà báo chiến trường Từ Tiện. Đi qua những năm tháng chiến tranh ông đã để lại nhiều tác phẩm vô giá, đầy tình người, thể hiện tấm lòng cao cả của người Việt Nam.

Với tinh thần xung kích, nhà báo Từ Tiện tham gia chiến đấu trên chiến trường với vũ khí là chiếc máy ảnh, xông pha trên mọi mặt trận, từ Truông Bồn huyền thoại, Bến Thủy (Nghệ An) đến ngã ba Đồng Lộc (Hà Tĩnh), Quảng Trị… để ghi lại những khoảnh khắc ác liệt của cuộc chiến tranh chống Mỹ cứu nước. Nhiều tác phẩm của ông đã khắc họa sâu sắc chủ nghĩa anh hùng cách mạng, nêu cao ý chí và quyết tâm của quân dân Nghệ An, Hà Tĩnh nói riêng và quân dân cả nước nói chung. Nhiều khoảnh khắc mà nhà báo Từ Tiện ghi lại đã đi vào lịch sử.

Tiếp bước truyền thống ấy, từ năm 10 tuổi, nhà báo Từ Thành đã theo ba đi chụp ảnh. Hai ba con với chiếc ba lô, túi xách, lỉnh kỉnh đồ nghề trên chiếc xe máy Simson rong ruổi khắp các nẻo đường, ghi lại cuộc sống lao động, chiến đấu, bảo vệ và xây dựng quê hương. Nhà báo Từ Thành chia sẻ: “Hầu như suốt cuộc đời, ba tôi chụp ảnh phim. Ba phải tiết kiệm từng kiểu ảnh. Luôn chắt chiu từng lần bấm máy, phải căn chỉnh tốc độ, ánh sáng, chọn bố cục cẩn thận rồi mới bấm. Bởi vậy, gần như kiểu ảnh nào ông chụp cũng sử dụng được”.

Có thể nói, đối với mỗi phóng viên ảnh dù đi từ trong ác liệt của bom đạn chiến tranh hay trong gian khó của thời bình, tất cả sẽ tôi luyện nên tinh thần, kỹ năng và ý chí của người cầm máy. Thừa hưởng những kinh nghiệm quý giá từ ba, nhà báo Từ Thành đã và đang viết tiếp những câu chuyện của ngày hôm nay. Bằng tinh thần cống hiến của tuổi trẻ, anh đã, đang nỗ lực để ghi lại được những khoảnh khắc báo chí giá trị nhất.

Nguồn tin: congluan.vn:

Click để đánh giá bài viết

  Ý kiến bạn đọc

Mã bảo mật   

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

Thống kê truy cập

  • Đang truy cập46
  • Hôm nay8,942
  • Tháng hiện tại89,292
  • Tổng lượt truy cập26,371,704

Hình ảnh nổi bật

12/2024/TT-BTTTT

Thông tư 12/2024/TT-BTTTT

Lượt xem:95 | lượt tải:43

STT 13

Mẫu đơn xin gia nhập Hội Nhà báo Việt Nam

Lượt xem:321 | lượt tải:123

STT 13

Mẫu danh sách đề nghị cấp thẻ hội viên mới

Lượt xem:326 | lượt tải:133

09/2023/NQ-HĐND

Nghị quyết ban hành Quy định nội dung, mức chi đối với tập thể, cá nhân đoạt giải trong kỳ thi, cuộc thi Quốc tế, Quốc gia thuộc lĩnh vực giáo dục - đào tạo, thể dục - thể thao, văn học- nghệ thuật, thông tin - truyền thông

Lượt xem:798 | lượt tải:185

274/TB-VPCP

Toàn văn kết luận của Thủ tướng tại buổi làm việc với Hội Nhà báo Việt Nam

Lượt xem:821 | lượt tải:256

Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây