Hướng tới kỷ niệm 100 năm Ngày Báo chí Cách mạng Việt Nam: Tiếp tục đẩy mạnh phong trào thi đua sôi nổi, thiết thực trong đội ngũ người làm báo…

Thứ năm - 18/07/2024 14:46   Đã xem: 209   Phản hồi: 0

(NB&CL) Các phong trào thi đua trong đội ngũ người làm báo các cấp Hội nhà báo luôn diễn ra liên tục, sôi nổi, hướng vào những hoạt động thiết thực. Hướng tới kỷ niệm 100 năm Ngày Báo chí Cách mạng Việt Nam, các cấp Hội Nhà báo tỉnh đã và đang phát động các đợt thi đua đặc biệt mà nội dung trọng tâm đợt thi đua hướng vào việc nâng cao chất lượng hoạt động nghiệp vụ báo chí và công tác Hội Nhà báo, những việc làm xã hội, thiện nguyện…


Khởi động đợt thi đua đặc biệt…

Nhà báo Đỗ Ngọc Hà - Phó Chủ tịch Thường trực Hội Nhà báo tỉnh Quảng Ninh cho biết: Nhận thức rõ tầm quan trọng của công tác thi đua, khen thưởng, những năm qua, Hội Nhà báo tỉnh Quảng Ninh luôn chú trọng việc tổ chức các đợt, phong trào thi đua trong đội ngũ người làm báo trên địa bàn tỉnh. Mới đây, trong dịp kỷ niệm 99 năm Ngày Báo chí Cách mạng Việt Nam, Hội Nhà báo tỉnh Quảng Ninh đã phát động, triển khai đợt thi đua đặc biệt chào mừng kỷ niệm 100 năm Ngày Báo chí Cách mạng Việt Nam (21/6/1925 - 21/6/2025).

Chia sẻ về mục đích của việc phát động đợt thi đua, nhà báo Đỗ Ngọc Hà nhấn mạnh: Hội Nhà báo tỉnh mong muốn qua đây sẽ tạo khí thế thi đua sôi nổi, rộng khắp với nhiều hình thức đa dạng, phong phú, sáng tạo hiệu quả, thu hút, động viên cán bộ, hội viên hưởng ứng, thi đua lập thành tích cao nhất chào mừng kỷ niệm 100 năm Ngày Báo chí Cách mạng Việt Nam. Đợt thi đua cũng hướng tới việc nâng cao nhận thức, tinh thần trách nhiệm của cán bộ, hội viên về vị trí, vai trò, vị thế và đóng góp của tổ chức Hội, hội viên nhà báo vào sự phát triển của quê hương, đất nước và nền Báo chí Cách mạng Việt Nam.

huong toi ky niem 100 nam ngay bao chi cach mang viet nam tiep tuc day manh phong trao thi dua soi noi thiet thuc trong doi ngu nguoi lam bao hinh 1


Phong trào thi đua tạo động lực cho hội viên người làm báo. Trong ảnh là phóng viên Trung tâm truyền thông Quảng Ninh tác nghiệp.

Đợt thi đua đặc biệt này tập trung vào 2 nội dung chính. Thứ nhất là đẩy mạnh thông tin, tuyên truyền về các chủ trương, chính sách của Đảng, Nhà nước, của tỉnh và các hoạt động kỷ niệm 100 năm Ngày Báo chí Cách mạng Việt Nam. Đối với nội dung này, các cấp Hội Nhà báo, cơ quan báo chí sẽ tập trung tuyên truyền và tổ chức các hoạt động kỷ niệm 100 năm Ngày Báo chí Cách mạng Việt Nam theo Kế hoạch của Ban Tuyên giáo Trung ương và của Ban Thường vụ Tỉnh uỷ Quảng Ninh. Thứ hai, là thi đua thực hiện tốt các nhiệm vụ được Ban Thường vụ Tỉnh uỷ và Hội Nhà báo Việt Nam giao.

Trong đó, Hội Nhà báo tỉnh Quảng Ninh được giao chủ trì thực hiện các nội dung, gồm: Tổ chức Triển lãm, trưng bày, giới thiệu thành tựu kỷ niệm 100 năm Ngày Báo chí Cách mạng Việt Nam, 97 năm Báo Than, 62 năm Báo Quảng Ninh ra số đầu tiên, 42 năm phát sóng truyền hình Quảng Ninh và các thành tựu nổi bật của tỉnh; tổ chức cuộc thi sáng tạo các tác phẩm báo chí, chủ đề “Báo chí đồng hành với sự phát triển của tỉnh Quảng Ninh”; tổ chức các hoạt động văn hóa, văn nghệ, thể thao, các hoạt động từ thiện, nhân đạo xã hội, chương trình về nguồn, hoạt động tập huấn nâng cao chất lượng nguồn nhân lực báo chí, truyền thông của tỉnh; tham mưu tổ chức sơ kết, tổng kết việc thực hiện các nghị quyết, chỉ thị của Đảng, chính sách pháp luật của Nhà nước về báo chí; biên soạn, phát hành cuốn “Lịch sử báo chí Quảng Ninh 1928 - 2025”.

Cùng với đó, Hội Nhà báo tỉnh sẽ huy động hội viên nhà báo tham gia để phối hợp tổ chức tốt các hoạt động, gồm: Lễ Kỷ niệm 100 năm Ngày Báo chí Cách mạng Việt Nam; gặp mặt biểu dương người làm báo tiêu biểu của tỉnh; khen thưởng các tác giả, nhóm tác giả đạt Giải Báo chí quốc gia, Giải Búa liềm vàng toàn quốc, Giải Báo chí Diên Hồng và Cuộc thi tác phẩm báo chí với chủ đề “Báo chí đồng hành với sự phát triển của tỉnh Quảng Ninh”; biên soạn và phát hành tuyển tập các tác phẩm báo chí xuất sắc của hội viên, nhà báo Quảng Ninh đạt giải báo chí Trung ương và tỉnh Quảng Ninh; Hội thảo khoa học “Truyền thông báo chí - phát triển”; xây dựng phim tài liệu, các ấn phẩm và xuất bản số báo đặc biệt chào mừng kỷ niệm 100 năm Ngày Báo chí Cách mạng Việt Nam…

Nhà báo Đỗ Ngọc Hà cũng cho biết thêm, để đợt thi đua đặc biệt đạt hiệu quả thiết thực, Hội Nhà báo tỉnh Quảng Ninh giao chỉ tiêu cụ thể cho các tổ chức cơ sở Hội. Trong đó, mỗi chi hội xây dựng ít nhất 2 công trình, phần việc tiêu biểu; mỗi nhà báo – hội viên thực hiện ít nhất 2 tác phẩm báo chí chất lượng cao, đạt giải trong các cuộc thi, giải báo chí; mỗi cán bộ, hội viên nhà báo có ít nhất 1 phần việc thi đua tiêu biểu.

Và đợt thi đua đặc biệt đã được hưởng ứng sôi nổi ngay từ những ngày đầu, tháng đầu. Chi hội Văn phòng Hội Nhà báo tỉnh Quảng Ninh cùng với việc triển khai các công việc kỷ niệm 100 năm Ngày Báo chí Cách mạng Việt Nam, đã nhận đỡ đầu một trẻ em khiếm thị ở đảo Vĩnh Thực (thành phố Móng Cái) với mức kinh phí mỗi tháng 1 triệu đồng. Liên Chi hội nhà báo Trung tâm Truyền thông tỉnh, Chi hội nhà báo VOV Đông Bắc tập trung cao cho các hoạt động nghiệp vụ và giành giải Vàng trong Liên hoan phát thanh toàn quốc lần thứ XVI. Đó chính là những công trình, phần việc thiết thực chào mừng kỷ niệm 100 năm Ngày Báo chí Cách mạng Việt Nam…

Cụm thi đua - một giải pháp thi đua thiết thực, hiệu quả

Đó là nhận định của nhà báo Nguyễn Thị Thương – Phó Chủ tịch Thường trực Hội Nhà báo tỉnh Thanh Hóa. Bà cho rằng, việc Hội Nhà báo Việt Nam tổ chức Cụm thi đua theo khu vực địa lý để tổ chức các hoạt động chung cho phù hợp, tạo sự gần gũi, gắn bó trong hoạt động của Hội Nhà báo là một giải pháp thi đua thiết thực, hiệu quả. Điển hình là Cụm thi đua Hội Nhà báo các tỉnh Bắc miền Trung đã phát động nhiều phong trào thi đua trong tổ chức Hội, góp phần tạo nên phong trào thi đua yêu nước sôi nổi, toàn diện, rộng khắp, thực sự đi vào nề nếp, không hình thức.

Trên thực tế, các Hội trong Cụm chủ động đã triển khai nhiều hoạt động tại địa phương như: Hội thảo, tập huấn, bồi dưỡng chuyên môn nghiệp vụ, tổ chức các chương trình thể thao, giao lưu văn nghệ các Nhà báo, thực hiện các hoạt động xã hội, nhân đạo, từ thiện thăm hỏi, tặng quà các gia đình chính sách người có công với đất nước, hộ nghèo, học sinh nghèo vùng cao, biên giới, bộ đội Hải quân, Biên phòng, các gia đình nhà báo hội viên gặp khó khăn… Đây là hoạt động nhằm nâng cao vai trò, vị thế của Hội, làm cho các hội viên, nhà báo gần gũi với công chúng, góp phần tạo môi trường thuận lợi cho Hội và các cơ quan báo chí hoạt động.

Từ các phong trào thi đua do Hội Nhà báo Việt Nam phát động trong những năm qua và một số thành công của công tác thi đua trong Cụm, nhà báo Nguyễn Thị Thương cũng cho rằng, điều quan trọng để làm tốt công tác thi đua trong cụm là tính chủ động trong công tác triển khai thực hiện. Trong quá trình triển khai tổ chức phong trào thi đua ở các Hội Nhà báo địa phương trong Cụm cần chủ động trong công tác triển khai thực hiện, có sự phối hợp chặt chẽ, thường xuyên nhằm phát huy thế mạnh của mỗi đơn vị thành viên trong việc thực hiện các mục tiêu thi đua chung của cụm; đồng thời có trao đổi thường xuyên về nghiệp vụ, kinh nghiệm, bàn giải pháp tháo gỡ khó khăn, vướng mắc trong quá trình tổ chức triển khai phong trào thi đua, nâng cao chất lượng, hiệu quả phong trào thi đua tại mỗi đơn vị thành viên và của cụm thi đua. 

Thêm nữa, việc đổi mới hoạt động của Cụm thi đua trong đó thể hiện tinh thần phối hợp với các Hội trong Cụm tổ chức các hoạt động nghiệp vụ như: Giải báo chí, chủ đề về Du lịch, góp phần tuyên truyền, quảng bá Du lịch của địa phương; tập huấn chuyên môn nghiệp vụ; tổ chức giao lưu văn hóa, văn nghệ, Thể dục Thể thao, như: Giải bóng đá; bóng bàn; cầu lông…, tham gia các hoạt động xã hội, nhân đạo, từ thiện, nhằm gắn kết, chia sẻ với các thành viên trong Cụm, góp phần tạo nên phong trào thi đua sôi nổi, toàn diện, rộng khắp trong các cấp Hội Nhà báo và hội viên, hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ.

Ngoài ra, cần tăng cường công tác kiểm tra, đôn đốc, hướng dẫn thực hiện phong trào thi đua. Công tác đôn đốc, kiểm tra, giám sát, sơ kết, tổng kết trong tổ chức phong trào thi đua cần được thực hiện thường xuyên, có hiệu quả. Các đơn vị thành viên khi tổ chức phong trào thi đua cần chủ động đôn đốc, kiểm tra để các phong trào thi đua triển khai thực hiện liên tục, có hiệu quả. Các cụm thi đua có thể thống nhất trong việc xây dựng kế hoạch và tổ chức kiểm tra chéo giữa các đơn vị trong quá trình tổ chức phong trào thi đua, nhằm tìm ra các giải pháp chung trong quá trình triển khai phong trào thi đua ở Cụm thi đua.

Nguồn tin: congluan.vn:

Xếp hạng: 1 - 3 phiếu bầu
Click để đánh giá bài viết

  Ý kiến bạn đọc

Mã bảo mật   

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

Thống kê truy cập

  • Đang truy cập186
  • Hôm nay25,332
  • Tháng hiện tại368,662
  • Tổng lượt truy cập26,651,074

Hình ảnh nổi bật

12/2024/TT-BTTTT

Thông tư 12/2024/TT-BTTTT

Lượt xem:125 | lượt tải:50

STT 13

Mẫu đơn xin gia nhập Hội Nhà báo Việt Nam

Lượt xem:352 | lượt tải:127

STT 13

Mẫu danh sách đề nghị cấp thẻ hội viên mới

Lượt xem:363 | lượt tải:137

09/2023/NQ-HĐND

Nghị quyết ban hành Quy định nội dung, mức chi đối với tập thể, cá nhân đoạt giải trong kỳ thi, cuộc thi Quốc tế, Quốc gia thuộc lĩnh vực giáo dục - đào tạo, thể dục - thể thao, văn học- nghệ thuật, thông tin - truyền thông

Lượt xem:829 | lượt tải:187

274/TB-VPCP

Toàn văn kết luận của Thủ tướng tại buổi làm việc với Hội Nhà báo Việt Nam

Lượt xem:858 | lượt tải:258

Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây