Kỳ họp thứ mười, HĐND tỉnh khóa XIV: Phiên thảo luận có gần 40 lượt ý kiến đóng góp vào các báo cáo, tờ trình

Thứ năm - 08/12/2022 10:53
Chiều 7/12, Kỳ họp thứ mười, HĐND tỉnh khóa XIV họp phiên thảo luận tại 4 tổ, đã có 39 lượt ý kiến thảo luận. Theo đó, các đại biểu nhất trí với các chỉ tiêu kinh tế - xã hội năm 2023, đồng thời đánh giá cao vai trò của HĐND, sự lãnh đạo điều hành của UBND tỉnh trong việc thực hiện nhiệm vụ phát triển kinh tế - xã hội năm 2022, thẳng thắn chỉ ra những hạn chế, bất cập và đề xuất giải pháp để hoàn thành các chỉ tiêu phát triển KT-XH năm 2023 ở mức cao nhất, giải quyết dứt điểm các vấn đề cử tri quan tâm.
HĐND kỳ họp 10
Kỳ họp thứ 10, HĐND tỉnh khóa XIV diễn ra từ ngày 7-9/12

Một số nội dung thu hút nhiều ý kiến thảo luận gồm: Giải pháp để đến năm 2025, GRDP đạt 150 triệu đồng/người/năm như mục tiêu mà Nghị quyết Đại hội Đảng bộ tỉnh lần thứ XX đã đề ra; Nâng tỷ lệ người tham gia bảo hiểm y tế (hiện tỷ lệ này đạt 92/95%, đang thấp hơn so với kế hoạch 3%,  do nhiều xã, xóm sau khi sáp  nhập không nằm trong danh sách đặc biệt khó khăn nên người dân không còn nhận được sự hỗ trợ từ ngân sách nhà nước). Có giải pháp hạn chế tối đa tình trạng doanh nghiệp nợ đóng BHXH, làm ảnh hưởng đến quyền lợi người lao động (tính đến tháng 11/2022, tổng số nợ BHXH tại các đơn vị sử dụng lao động là gần 124 tỷ đồng); Cần có giải pháp để hỗ trợ doanh nghiệp gặp khó khăn khi tiếp cận các nguồn vốn vay của ngân hàng; Làm tốt công tác chuẩn bị đầu tư để hạn chế tình trạng điều chỉnh các dự án nhiều lần để phát huy nguồn lực, tránh lãng phí; Trong triển khai các chương trình, dự án, cần quyết liệt hơn nữa trong việc kiểm tra, rà soát, lãnh đạo, chỉ đạo, đôn đốc thực hiện đảm bảo tiến độ, cân đối nguồn lực để thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội địa phương; Tăng cường chỉ đạo, khẩn trương chỉ đạo việc giao đất sau khi các lâm trường trả lại. UBND tỉnh kiểm tra chặt chẽ đối với công tác chi trả bồi thường tuyến đường liên kết vùng; chỉ đạo Ban Quản lý các công trình giao thông tăng cường kiểm tra, quản lý nhà thầu thi công đối với việc sử dụng đất. Ngành Điện lực rà soát, kiểm tra kỹ, phối hợp với chính quyền địa phương trước khi cấp điện cho các trang trại, các hộ sản xuất kinh doanh không đủ thủ tục và điều kiện.
Các đại biểu cũng đề nghị tỉnh sớm ban hành quy chế quản lý chất lượng các dự án đầu tư ngoài ngân sách trên địa bàn tỉnh; chỉ đạo các ngành, địa phương tăng cường việc quản lý chất lượng các công trình xây dựng hạ tầng điện, nước, việc quản lý quy hoạch đô thị. Quan tâm phát triển du lịch nông nghiệp nông thôn một cách bền vững, góp phần nâng cao giá trị sản phẩm chè bằng cách quy hoạch, khoanh vùng, hỗ trợ diện tích sản xuất chè hữu cơ. Hội Nông dân, Liên minh HTX tỉnh giúp người nông dân tìm được nhà cung cấp thuốc trừ sâu, phân bón đảm bảo chất lượng, có uy tín. Tăng cường quản lý chất lượng, tiêu chí của các sản phẩm OCOP….
Về cơ chế chính sách ở cấp xã, các đại biểu quan tâm đến: Công tác chi khoán, chấm công ở cơ sở gây khó khăn cho cấp xóm, vì vậy cần có chính sách trả phụ cấp theo tháng. Hiện nay, chế độ trợ cấp hàng tháng cho đối tượng bảo trợ xã hội (người già cô đơn) bị cắt, đề nghị UBND tỉnh quan tâm tiếp tục chi trả trợ cấp cho đối tượng này; tăng phụ cấp cho người hoạt động không chuyên trách cấp xã, có phụ cấp cho một số chức danh ở cấp xã. Một số xóm, tổ dân phố không có nhà văn hóa trong khi kinh phí đóng góp để xây dựng còn lớn, kinh phí hỗ trợ còn thấp, đề nghị tỉnh có cơ chế quan tâm nâng mức hỗ trợ cho các tổ, xóm.
Về Tờ trình, dự thảo Nghị quyết về giao biên chế công chức hành chính, quyết định biên chế sự nghiệp năm 2023 tỉnh Thái Nguyên: Đề nghị báo cáo cụ thể việc tăng, giảm biến chế sự nghiệp của từng cơ quan, đơn vị trong năm 2022; nguyên nhân, lý do tăng, giảm; tình hình cán bộ, công chức, viên chức của tỉnh xin nghỉ việc trong năm 2022 chuyển sang làm việc ở khu vực ngoài nhà nước; nguyên nhân và giải pháp của UBND tỉnh về vấn đề này để cán bộ, công chức, viên chức có trình độ, năng lực chuyên môn giỏi yên tâm công tác lâu dài trong khu vực nhà nước. Biên chế giao vẫn thiếu rất nhiều, đặc biệt là biên chế của ngành Giáo dục. Ngoài ra, về hợp đồng sự nghiệp giáo dục, hợp đồng định mức theo nghị quyết của HĐND tỉnh đã ban hành nhưng một số trường không đảm bảo hỗ trợ giáo viên hợp đồng, đề nghị HĐND tỉnh có cơ chế hỗ trợ phù hợp hơn...
Về Tờ trình, dự thảo Nghị quyết quy định nội dung, mức chi thực hiện Đề án “Xây dựng xã hội học tập giai đoạn 2021-2030” và hỗ trợ người dân tham gia học xóa mù chữ trên địa bàn tỉnh Thái Nguyên: Đề nghị bổ sung nội dung “Công tác xóa mù chữ và phổ cập giáo dục” vào tên của Phụ lục kèm theo dự thảo Nghị quyết để đảm bảo tính thống nhất của phụ lục và khoản 5 Điều 2 của dự thảo Nghị quyết...
Bên cạnh đó, các đại biểu HĐND tỉnh đã nêu một số ý kiến, kiến nghị của cử tri cần sớm được giải quyết, như: Việc giao diện tích đất kho gạo cũ (thuộc tổ dân phố số 6)  thuộc phường Tân Thành, thành phố Thái Nguyên  để thực hiện việc xây dựng nhà văn hóa, đây là vấn đề đã kéo dài qua rất nhiều năm nhưng không được quan tâm giải quyết dứt điểm; Quan tâm, rà soát, chỉ đạo đẩy nhanh tiến độ cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất cho nhân dân xã Đồng Liên và một số xã, phường sau khi thực hiện điều chỉnh địa giới hành chính, sáp nhập về TP. Thái Nguyên; Đẩy nhanh tiến độ nâng cấp, mở rộng tuyến đường từ Km31 (Quốc lộ 3) đến Di tích lịch sử quốc gia đặc biệt ATK Định Hóa; Xử  lý các trang trại chăn nuôi không phù hợp quy hoạch, không bảo đảm khoảng cách với khu dân cư, gây ô nhiễm môi trường…

Video: Lê Hưng

Tác giả bài viết: Ngọc Khuê


 

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá bài viết

  Ý kiến bạn đọc

  Ẩn/Hiện ý kiến

Mã bảo mật   

Những tin mới hơn

 

Những tin cũ hơn

Cơ quan chủ quản